Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới

      UNWTO Du lịch bền vững là phương thức du lịch cân nhắc đầy đủ những tác động hiện tại và tương lai về kinh tế, xã hội và môi trường, trong khi đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, ngành công nghiệp du lịch, môi trường và cộng đồng địa phương. (UNWTO, 2005)

       Du lịch bền vững có thể được hiểu là “Du lịch quan tâm đầy đủ tới tác động hiện tại và tương lai đối với kinh tế, xã hội và môi trường, lưu ý tới nhu cầu của khách du lịch, ngành Du lịch, môi trường và các cộng đồng địa phương”.
      Thực hiện phát triển du lịch bền vững có nghĩa là đạt được cân bằng trong số 4 trụ cột dưới đây.
       – Trụ cột Kinh tế được xác định là tạo ra phồn vinh ở các cấp độ khác nhau của xã hội và lưu ý đến hiệu quả chi phí cho tất cả các hoạt động kinh tế.
       – Trụ cột Văn hóa – Xã hội dựa trên sự tôn trọng nhân quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội cần được phân chia bình đẳng về lợi ích.
       – Trụ cột Môi trường liên quan tới bảo tồn và quản lý tài nguyên, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, quản lý đa dạng sinh học và rác thải.
       – Trụ cột Bao trùm hỗ trợ các trụ cột Kinh tế, Văn hóa – Xã hội và Môi trường thông qua chính phủ, cơ sở hạ tầng…
       Dưới đây phân tích một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại một số quốc gia trên thế giới để có thể thấy cách thức phát triển là khác nhau trong từng trường hợp nhưng đều tuân thủ những nguyên tắc phát triển chung.

       1. Phát triển du lịch bền vững tại Đài Loan
       Tại Đài Loan, từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều sản phẩm bị cạnh tranh bởi thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật. Nông dân bắt đầu việc mở rộng sang một lĩnh vực tạo thu nhập mới bằng việc chuyển đất sản xuất của họ sang du lịch và nông trại giải trí. Du lịch giải trí tại nông thôn đã trở thành một hình thức quản lý nông nghiệp mới ở Đài Loan đã giúp nông dân bức phá qua những khó khăn trước mắt do quy mô sản xuất nhỏ. Hai mục tiêu chính cho loại hình này là phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho cộng đồng và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

    kinh nghiem-hoangmai-2017-1

       Nhằm đảm bảo cho người dân và người kinh doanh thu được lợi nhuận từ chính mô hình này, Hội phát triển nông trại nghĩ dưỡng Đài loan được thành lập vào năm 1998 với mục tiêu là duy trì văn hóa nông thôn, kết hợp giữa nguồn tài nguyên nông nghiệp và du lịch nghĩ dưỡng, giáo dục, hiệp hội này đã trở thành cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh, chính phủ, giáo dục và du lịch. Qua nhiều năm phối hợp hoạt động, có thể nói rằng ngành công nghiệp này đã có sự kết hợp thành công. Nó đã không chỉ cung cấp một môi trường lý tưởng cho du lịch sinh thái, thúc đẩy ngành thực phẩm cho sức khỏe và thực phẩm hữu cơ mà còn tạo nên nét văn hóa đặc thù cho việc phát triển các làng nghề nông thôn và tiếp tục phát triển các thế hệ sau. Trong nỗ lực đó, du lịch nghĩ dưỡng đã tiếp nhận hơn 10 triệu du khách. Hơn 100 tỷ Đài tệ (gần 600 ngàn tỷ VN Đồng) và 20,000 công việc mới được tạo ra hàng năm.
       Theo như Cơ quan quản lý nông nghiệp Đài Loan (Council of Agriculture of Taiwan- COA) khoảng 2.000 ha đất đã chính thức chuyển qua nông trại và hơn 180 nông trại phục vụ cho giải trí đã được thành lập. Ngành này đã góp phần thu hút con số tăng trưởng của ngành du lịch, đặc biệt tạo sản phẩm nông nghiệp để làm quà cho du khách giúp gia tăng lợi nhuận ngành công nghiệp. Sự phát triển của những “cửa hàng sản phẩm” với mục tiêu trưng bày những công nghệ, thiết kế và đặc điểm của sản phẩm đặc trưng của địa phương. Hàng năm cơ quan nông nghiệp Đài loan đã tổ chức những hội chợ hàng hóa nông nghiệp, để giới thiệu những sản phẩm cải tiến chất lượng và bao bì. Theo COA, giá trị sản phẩm đầu ra của các cửa hàng này gồm có rựu, gạo chất lượng cao, sản phẩm từ tre, và những sản phẩm giá trị cao từ vật nuôi và thủy sản sẽ đạt khoảng 12,3 tỷ Đài tệ (khoảng 7.195,5 tỷ VNĐ) vào năm 2012. Hơn nữa, 4.500 cơ hội việc làm sẽ được tạo bởi ngành công nghiệp trong 4 năm.
    Những loại hình du lịch giải trí nông thôn của Đài loan gồm các loại hình chủ yếu như trãi nghiệm nghĩ dưỡng, trãi nghiệm giải trí, trãi nghiệm hương vị, khám phá những hiểu biết mới.
       2. Phát triển du lịch bền vững tại Hàn Quốc
       Nhận thấy vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững, Chính phủ Hàn Quốc đã sớm ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy du lịch bền vững tại nước này. Tháng 8 năm 2008, chiến lước “các-bon thấp, tăng trưởng xanh” đã được tung ra như một tầm nhìn mới cho sự phát triển dài hạn của Hàn Quốc. Năm 2009, “Luật cơ bản về tăng trưởng xanh” có hiệu lực, cũng trong năm “Kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh” được công bố để hướng tới một con đường cho tương lai của Hàn Quốc là “tăng trưởng xanh”. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến rất nhiều chính sách phát triển bền vững khác như: Chiến lược Phát triển Công nghiệp năng lượng xanh (09/11/2008), Quy hoạch Tổng thể ứng phó với biến đổi khí hậu (ngày 19 tháng 9 năm 2008), Dự án Tăng trưởng Xanh Mới (ngày 16 tháng 1 năm 2009), Chiến lược Xúc tiến Tăng trưởng mới (13 tháng Một năm 2009), Các biện pháp toàn diện về Công nghệ xanh R & D (13 tháng 1 năm 2009).

    kinh nghiem-hoangmai-2017-2

       Về kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh đã vạch ra tầm nhìn, 3 chiến lược và 10 chính sách trực tiếp với tầm nhìn: Mô hình một quốc gia xanh – thông qua việc tạo ra sự hài hòa đạo đức giữa môi trường và kinh tế. Trong đó, 3 chiến lược là: Các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu và độc lập về năng lượng; Tạo ra các động lực tăng trưởng mới; Cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng đất nước. Và 10 chính sách trực tiếp:
       – Chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới một xã hội với lượng phát thải nhà kính thấp
       Tối đa hóa hiệu quả sinh thái trong việc sử dụng nguồn lực, giảm thiểu tác động môi trường. Áp dụng các biện pháp và chính sách các-bon thấp và thân thiện sinh thái để tránh tình trạng suy thoái môi trường từ các hoạt động tăng trưởng kinh tế.
       – Công nghệ xanh là động cơ tăng trưởng tương lai
       Công nghệ xanh sẽ được khuyến khích và áp dụng tối đa để giảm phát thải khí nhà kính và để tạo ra động lực tăng trưởng mới. Hội tụ giữa các nền công nghệ tiên tiến nhất để phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng hóa thạch sạch (IGCC, CGS), bao gồm các thành phần của năng lượng mặt trời và mặt trời nhân tạo. Áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu về công nghệ xanh và tăng tính cạnh tranh quốc tế.
       – Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hướng tới là một nước xuất khẩu mới về ngành công nghiệp xanh
       Các ngành công nghiệp dựa trên tri thức sẽ thay thế các ngành công nghiệp nhà máy chuyên sâu và là động cơ tăng trưởng mới trong thế giới công nghiệp. Ngành công nghiệp thân thiện với môi trường sẽ được chăm chút cho ngành công nghiệp trong tương lai. Nâng cao hiệu quả năng lượng và ngành công nghiệp thân thiện môi trường. Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm sinh thái như xe hơi sinh thái, chất bán dẫn sinh thái và các loại vải sinh thái để đem thu nhập quốc gia khoảng 30000 USD một năm trong lĩnh vực này.
       – Tạo việc làm xanh (công ăn việc làm từ công nghiệp xanh)
       Việc làm mới sẽ được tạo ra bởi năng lượng tái tạo và các chương trình cải thiện môi trường. Chỉ riêng ngành công nghiệp tái tạo dự kiến sẽ tạo ra 950000 việc làm mới trong năm 2030. Xây dựng nền giáo dục đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp “xanh” thông qua chuyển đổi ngành công nghiệp hiện có vào ngành công nghiệp và giáo dục xanh.
       – Chuyển đổi sang mô hình vận tải xanh, xây dựng và kiến trúc xanh, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị sinh thái
       Cải thiện toàn bộ hệ thống trên sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống và môi trường cao hơn hiện tại. Khả năng cạnh tranh của các thành phố sẽ được tăng cường bằng cách thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị sinh thái, kết hợp với công nghệ năng lượng, môi trường, giao thông vận tải cải thiện chất lượng không khí và mở rộng các vùng sinh thái. Thiết kế và xây dựng thành phố không có khí thải cacbon, thúc đẩy các tòa nhà văn phòng xanh, các doanh nghiệp xanh. Nâng cao hiệu quả của vận tải đường bộ. Mở rộng đầu tư và phát triển công nghệ về giao thông công cộng và hệ thống đường sắt. Mở rộng làn đường xe đạp.
       – Cuộc cách mạng sống xanh ở Hàn Quốc
       Từ mô hình tiêu thụ đến phong cách sống nói chung sẽ được thiết lập trên toàn quốc. Mỗi ngày đều áp dụng thực hành carbon thấp như chiến dịch công cộng để nâng cao giá trị sinh thái trong xã hội (phong trào sống và tiêu thụ sinh thái). Chính sách áp dụng trên toàn quốc bằng các biện pháp như một quy định chặt chẽ về lượng khí thải CO2 của xe và hệ thống nhãn hiệu sinh thái, quản lý cả hai phía từ cung và cầu.
       – Giáo dục và chính sách văn hóa xanh
       Các chiến dịch văn hóa xanh sẽ được phát huy rộng rãi, sử dụng phương tiện truyền thông và giáo dục như các kênh chính thức. Ý tưởng xanh sẽ là trung tâm của nền văn hóa và du lịch.
       – Mô hình thuế xanh và hỗ trợ tài chính chủ động
       Hệ thống thuế hiện hành sẽ được sửa đổi và kết hợp với các yếu tố thân thiện hơn, bên cạnh đó chính phủ cũng hỗ trợ tài chính để thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh. Khuyến khích chuyển đổi sang tiêu thụ các-bon thấp và các mô hình sản xuất xanh theo nguyên tắc nếu gây ô nhiễm phải trả tiền theo nguyên tắc nghiêm ngặt, chuyển dịch cơ cấu giá bao gồm chi phí môi trường và xúc tiến các sản phẩm xanh.
       – Hàn Quốc là một quốc gia tiên phong trên toàn cầu về tăng trưởng kinh tế xanh
    Hình ảnh quốc gia và sức mạnh thương hiệu của Hàn Quốc sẽ được tăng cường thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng xanh. Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu ý tưởng xanh, công nghệ xanh, tri thức xanh cho nhiều nước trên thế giới trong tương lai gần. Thương hiệu Hàn quốc là mục tiêu quốc gia.
       – Đóng góp cho cộng đồng quốc tế
       Hàn Quốc sẽ tích cực tham gia các cuộc đàm phán sau năm 2012 và thực hiện vai trò lãnh đạo xanh. Hàn Quốc sẽ theo đuổi những nỗ lực ngoại giao tích cực trong lĩnh vực môi trường bao gồm cả những nỗ lực để chủ tọa các tổ chức hội nghị quốc tế về môi trường tại Hàn Quốc. Đồng thời thực hiện hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở các nước đang phát triển.
       Như vậy, vấn đề môi trường sinh thái được chính phủ Hàn quốc coi là trọng tâm hướng tới ngành công nghiệp tăng trưởng xanh và đối phó với biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc là tầm nhìn quốc gia toàn diện, bao gồm cải cách năng lượng và cũng như tạo công ăn việc làm, hồi sinh môi trường, tăng cường năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và thay đổi trong phong cách sống của mỗi công dân. Tăng trưởng xanh là tăng trưởng bền vững làm giảm khí nhà kính và ô nhiễm không khí, là động cơ thúc đẩy kinh tế mới. Chiến lược tăng trưởng xanh là một lựa chọn khôn ngoan cho tương lai toàn cầu của Hàn Quốc và các quốc gia khác

     

     Hoàng Mai

    Bài cùng chuyên mục