Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên

       Ban do tay nguyenChiều ngày 25/11/2016, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức hội thảo “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên”. Hội thảo trong khuôn khổ nhiệm vụ thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch năm 2016. Hội thảo do lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch làm chủ trì, tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo một số Vụ của Tổng cục Du lịch, sở VHTTDL tỉnh Gia Lai, một số cơ sở đào tạo du lịch và đại diện một số doanh nghiệp lữ hành.

       Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng, đây là nơi sinh sống lâu đời của 47 dân tộc anh em. Tây Nguyên có giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng, cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và khí hậu ôn đới trong lành, nơi đây được xác định là vùng có tiềm năng du lịch rất độc đáo và hấp dẫn. Để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc biệt, có tính cạnh tranh cao, báo cáo dự thảo đã đề xuất các giải pháp như: cần có cơ chế và chính sách khuyến khích doanh nghiệp địa phương cũng như người dân tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên tại các thị trường du lịch trọng điểm ở cả trong nước và quốc tế; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, giữa các doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng…
     

    tn 25 11 20161
    TS. Đỗ Thị Thanh Hoa – Phó Viện trưởng Viện NCPT Du lịch, phát biểu tại hội thảo

       Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Báo cáo dự thảo xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch biên soạn. Các ý kiến tại hội thảo đánh giá cao các kết quả của nhóm nghiên cứu; tuy nhiên cần quan tâm thêm đến yếu tố văn hóa Chăm, du lịch biên giới, sản phẩm cà phê Tây Nguyên, các đặc trưng văn hóa bản địa. GS.TS Nguyễn Văn Thanh (nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở) cho rằng, xây dựng sản phẩm đặc thù phải gắn với núi rừng Tây Nguyên, phải có sự tham gia của đồng bào các dân tộc và phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa. Nhiều ý kiến khác cho rằng nên tập trung hướng đến ưu tiên khai thác thị trường Đông Nam Á; phải có sự lên kết nội vùng để xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh e-marketing; khai thác thế mạnh hoa dã quỳ đặc trưng; liên kết thu hút khách từ Phú Yên, Khánh Hòa. Cơ quan quản lý cũng cần quan tâm định hướng vấn đề đào tạo nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ; điều phối trong các hoạt động sự kiện để đảm bảo hiệu quả; có chính sách hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm và khai thác khách quốc tế….

      Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp với những kết quả có ý nghĩa, các ý kiến đóng góp quan trọng sẽ giúp nhóm chuyên gia của Viện NCPTDL hoàn thiện báo cáo nhiệm vụ, sớm trình Tổng cục Du lịch phê duyệt.

    tn 25 11 2016

    Tin: Thái Hà ảnh: Văn Tấn

    Bài cùng chuyên mục