Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc không phải là sự ‘tiến triển’ mà là “một cuộc cách mạng”

       logo unwtoTin từ MADRID – Theo một quan chức cấp cao của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO), sự phát triển của Trung Quốc trên góc độ là một thị trường nguồn cho du lịch quốc tế trong những năm gần đây không hoàn toàn là một “tiến triển” mà là một “cuộc cách mạng”.

    Theo ông Hứa Tỉnh, Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNWTO, mức tăng trưởng số lượng khách Trung Quốc đi du lịch các quốc gia khác là một “cuộc cách mạng thực sự”, với kết quả điều tra về chi tiêu năm 2016 cho thấy khách du lịch Trung Quốc chi tiêu cho việc đi du lịch nước ngoài cao hơn 12% so với năm ngoái.
       Số liệu của UNWTO cho thấy khách du lịch Trung Quốc chi tiêu 216 tỷ Đô la tại các quốc gia khác, và số lượng khách du lịch đi ra nước ngoài (outbound) tăng 6% đạt mức 135 triệu lượt người trong năm 2016.

    dlcuaTQ

    Một khách du lịch Trung Quốc đang chụp ảnh selfie trước Nhà thờ Đức Bà tại Pa-ri, Pháp, 5/5/2016 [Ảnh trên Internet]

       Ông Hứa Tỉnh cho rằng, yếu tố quan trọng là “ở giai đoạn đầu du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc mới phát triển, số lượng khách du lịch rất thấp, hầu như thế giới chưa biết tới thị trường này,” nhưng kể từ năm 2004 trở đi, “thị trường du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc đã liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số.”
       Ông cũng giải thích rằng một yếu tố ẩn đằng sau hiện tượng này là các quốc gia thế giới ghi nhận sự phát triển chậm chạp đối với du lịch ra nước ngoài của quốc gia họ theo mốc thời gian vì thị hiếu du lịch quốc tế phát triển mạnh vào thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ 20; còn khách du lịch Trung Quốc “hoàn toàn mới trong thị trường này, nên họ có mô hình hành vi và tiêu dùng hoàn toàn khác biệt.”
       “Số lượng khách du lịch lớn, nhưng họ là khách hàng của thị trường ngách cao cấp (niche) – thị trường truyền thống không khai thác được; họ thâm nhập vào thị trường mua sắm và các thị trường ngách cao cấp khác như du lịch thôn quê và nghệ thuật chế biến món ăn.”
       “Những đặc điểm này tạo nên nét tiêu biểu của thị trường đang phát triển của khách du lịch Trung Quốc,” ông Hứa Tỉnh nói.
    Rõ ràng là mức tăng trưởng du lịch ra nước ngoài (outbound) thể hiện đúng với sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc và sự gia tăng tầng lớp trung lưu với mức thu nhập sau thuế đáng kể, đặc biệt trong năm Quốc tế vì sự Phát triển Du lịch Bền vững, UNWTO ghi nhận sự đóng góp này có ý nghĩa đối với các quốc gia khác.
       Nói về ảnh hưởng sâu sắc của thị trường khách du lịch Trung Quốc không chỉ là việc tạo ra thêm việc làm, ông Hứa Tỉnh cho biết thêm: “Tỷ lệ cao khách du lịch Trung Quốc đi du lịch các quốc gia châu Á khác như Thái Lan, Cam-pu-chia và Lào đã đóng góp về mặt xã hội cho sự phồn thịnh của các quốc gia này”.
       “Chúng tôi không chỉ nhấn mạnh tới mức tăng trưởng kinh tế mà còn đề cập tới các mục tiêu xã hội, như giảm nghèo và trao quyền cho phụ nữ”
       Ông nói: “Thị trường khách Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phồn vinh xã hội trên bình diện tổng thể của thế giới;” rằng việc người dân Trung Quốc sử dụng internet để đặt chỗ có nghĩa rằng họ “đi tới những vùng đất ít được biết tới hơn của thế giới.”
       Ông nói với Tân Hoa Xã: “Một mặt, khách du lịch Trung Quốc góp phần phát triển du lịch mua sắm và nghệ thuật ẩm thực, nhưng mặt khác quan trọng hơn, họ cũng là lực lượng mạnh mẽ đóng góp cho những khu vực kém phát triển hơn về khía cạnh phát triển cộng đồng”.
       Cuối cùng ông Hứa Tỉnh ghi nhận lợi ích gián tiếp của sự gia tăng của du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc còn là sự giảm tải cho thị trường du lịch trong nước của Trung Quốc khi số lượng khách du lịch quốc tế người Trung Quốc tăng lên, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ chính như dịp Tết Nguyên đán” chắc chắn đóng góp vào nền hòa bình và quan trọng hơn là đóng góp cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân Trung Quốc và người dân trên thế giới.”
       “Đó là sự giao lưu văn hóa và là quá trình hiểu biết lẫn nhau và đối với người Trung Quốc, đó là vấn đề về quốc tế hóa với ý nghĩa cả về kinh tế lẫn xã hội,” ông nói.
       Và với chỉ 4% dân số Trung Quốc so với con số 37% người Mỹ – những người sở hữu hộ chiếu – thì “cuộc cách mạng” có vẻ như sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn ngay trong tương lai phía trước.

    .Tin:  Chiến Thắng

    Bài cùng chuyên mục