Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Nghiệm thu cấp Bộ đề tài Quản lý nhà nước đối với dịch chuyển lao động trong quá trình hội nhập ASEAN

      asean-2017 2 Sáng ngày 28/12/2017, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng thẩm định của Bộ VHTTDL đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quản lý nhà nước đối với dịch chuyển lao động trong quá trình hội nhập ASEAN” do TS. Đỗ Thị Thanh Hoa – Phó Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch làm chủ nhiệm. Thứ trưởng Bộ VHTTDL, TS. Đặng Thị Bích Liên là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu. 

       Hội đồng đã nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài như: năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và thị trường lao động một số nước ASEAN, thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực du lịch (MRA-TP), khả năng dịch chuyển lao động du lịch Việt Nam và các nước ASEAN, những rào cản và thuận lợi cho lao động du lịch dịch chuyển theo MRA- TP, tác động của dịch chuyển lao động du lịch giữa Việt Nam và các nước ASEAN, những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về dịch chuyển lao động du lịch… Đề tài có kết cấu nội dung chính theo 3 chương:

       Chương I: Một số vấn đề lý luận về lao động du lịch, quản lý nhà nước về lao động du lịch và dịch chuyển lao động du lịch

       Chương II: Dịch chuyển lao động du lịch trong hội nhập ASEAN – Thực trạng, xu hướng và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về dịch chuyển lao động du lịch Việt Nam

       Chương III: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước đối với dịch chuyển lao động du lịch trong hội nhập cộng đồng ASEAN.

       Vấn đề dịch chuyển lao động du lịch trong quá trình hội nhập ASEAN thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Đây là vấn đề phát sinh khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), trong đó các nước đã ký kết thỏa thuận Công nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP) để tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết cho việc chuyển dịch lao động du lịch trong khu vực, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động du lịch, sự phát triển nhân lực của ngành, cũng như có liên hệ chặt chẽ đến sự thành công hay thất bại trong hội nhập khu vực và quốc tế của ngành du lịch. Ngoài các vấn đề nghiên cứu chính, đề tài cũng “xem xét, mổ xẻ” nhiều vấn đề quan trọng khác như: chất lượng nguồn lao động, chất lượng đào tạo du lịch, xuất khẩu lao động, lao động nước ngoài ở Việt Nam, MRA-TP, AQRF, Hội đồng nghề du lịch quốc gia, tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, hoàn thiện hành lang pháp lý; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về dịch chuyển lao động,..

    asean-2017 1

       Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo, Hội đồng nghiệm thu đã có những nhận xét, trao đổi, góp ý cho đề tài. Hội đồng đánh giá cao sự nghiêm túc, công phu của nhóm tác giả thể hiện trong quá trình làm việc. Theo Hội đồng, đây là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, chứa đựng một khối lượng tri thức lớn về lĩnh vực nghiên cứu, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về dịch chuyển lao động du lịch, đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị thiết thực đối với công tác quản lý nhà nước. Tất cả thành viên Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu đề tài nhưng cần chỉnh sửa một số nội dung theo ý kiến của Hội đồng.

    Văn Dương

    Thống kê mới công bố của của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thuộc Liên Hợp Quốc cho thấy Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất thế giới.

    Danh sách đưa ra dựa trên đánh giá về sự gia tăng lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, trong đó Việt Nam tăng 31,2% lượng du khách so với năm 2016.

    Việt Nam từng nhiều lần vào top quốc gia có điều kiện lý tưởng để du lịch, như top 10 quốc gia du lịch giá rẻ năm 2016 do tạp chí The Richest (Mỹ) đánh giá, top quốc gia lý tưởng để du lịch bụi do trang Rough Guides (Anh) bình chọn năm 2016, top những điểm du lịch sinh thái thân thiện do chuyên gia du lịch của Boundless Journeys và Adventure Life đánh giá. Vừa qua, Việt Nam cũng tăng 8 bậc về năng lực cạnh tranh Lữ hành và Du lịch, do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố (vị trí 67/136).

    Theo tờ Telegraph, Dưới đây là 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất năm 2017:

    1. Palestine

    Đầu năm may, Banksy – một nghệ sĩ đường phố đã mở một khách sạn nhỏ tại bờ tây Palestine – để đáp ứng tình hình mới: Du lịch ở Palestine đang bùng nổ. Theo UNWTO, trong năm nay, khu vực này đã chứng kiến sự gia tăng 57,8% số du khách quốc tế đến thăm.

    Palestine tính tới cuối năm nay ước tính đón chào hơn 630.000 du khách.

    2. Ai Cập

    Ngành công nghiệp du lịch của Ai Cập đã có thời điểm rơi vào trì trệ. Tình trạng bất ổn chính trị và vụ tai nạn của một chiếc máy bay chở khách Nga vào năm 2015 – điều mà các nhà điều tra cho là do khủng bố – đã khiến nhiều du khách e ngại không đến thăm quốc gia Bắc Phi này.

    Tuy nhiên, trong năm nay, Ai Cập đã đón số lượng du khách quốc tế tăng 51% và dự kiến sẽ có gần 8 triệu du khách tới đây trong cả năm 2017.

    Bài cùng chuyên mục