Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch khảo sát thực địa du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 3 tỉnh vùng Tây Nguyên

       Triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ: “Phát triển du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao – Nghiên cứu trường hợp khu vực Tây Nguyên” do Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch giao, từ ngày 20/9- 27/9/2018 Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát thực địa tại 3 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Kom Tum). Đoàn công tác do ThS. Trần Thị Lan- Phó GĐ Trung tâm TVĐTDL- Viện NCPT Du lịch, Chủ nhiệm đề tài làm trưởng đoàn cùng các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ.
       Tây Nguyên được biết đến là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có khả năng khai thác để trở thành sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó Tây Nguyên còn có lợi thế về du lịch nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm mang tính đặc thù của vùng núi mà hiếm vùng nào tương đồng. Sản phẩm du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những sản phẩm du lịch mới, đóng góp một cách tích cực trong các hoạt động du lịch trải nghiệm của du khách.
       Với mục tiêu thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng về việc phát triển du lịch nông nghiệp cũng như tình hình ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp trong vùng đoàn khảo sát đã tiến hành khảo sát các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng); huyện Cư M’gar, KDL Ko Tam, thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk); huyện Kon Plong, thành phố Kom Tum (Kom Tum). Bên cạnh đó, đoàn cũng đã gặp gỡ và làm việc với các cơ quan quản lý du lịch địa phương (Sở VHTTDL Lâm Đồng, Phòng VHTT và Phòng Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng VHTT huyện Kon Plong,…); cộng đồng, doanh nghiệp làm những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phục vụ khách du lịch như: Tập đoàn Lộc trời, Cầu Đất Farm, Trang trại Phong Thủy, Đà Lạt Milk, Vườn phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân…(Lâm Đồng); Đặng Farm, KDL Ko Tam, Công ty TNHH MTV Kiên Cường,…(Đăk Lăk); Viện NC Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sài Gòn phân viện Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Happy Vegi,…(Kom Tum). Qua đó, đoàn đã có những thông tin cơ bản về tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hoạt động du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.
       Chuyến khảo sát của đoàn công tác đã kết thúc tốt đẹp. Những thông tin và kết quả thu được trong chuyến khảo sát sẽ là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu vực Tây Nguyên.
       Một số hình ảnh của đoàn công tác:

    ksvungTN-t.Lan 1

    Khảo sát mô hình của trang trạn Phong Thúy- Đơn Dương, Lâm Đồng

    ksvungTN-t.Lan 2

    Khảo sát mô hình KDL trang trại rau và hoa tại Làng hoa Vạn Thành- Lâm Đồng

    ksvungTN-t.Lan 3

    Khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của KDL Ko Tam (Đăk Lăk)

    ksvungTN-t.Lan 4

    Khảo sát mô hình trồng cafe tại huyện Cư M’gar, Đăk Lăk

    ksvungTN-t.Lan 5

    Làm việc với Sở VHTTDL Lâm Đồng

    ksvungTN-t.Lan 6

    Tham quan mô hình trồng cà chua ứng dụng CNC của Tập đoàn Lộc Trời

    ksvungTN-t.Lan 7

    Tìm hiểu về mô hình trồng đông trùng hạ thảo tại Viện NC Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sài Gòn phân viện Tây Nguyên (Kom Tum)

    Diệu Linh

    Bài cùng chuyên mục