Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Nghiên cứu hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch khu vực Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)

    1. Mở đầu

     

    2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    2.1. Phương pháp luận

    2.2. Phương pháp nghiên cứu

     

    3. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội khu vực Hoa Lư

    3.1. Điều kiện tự nhiên

    3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

     

    4. Hiện trạng môi trường liên quan đến hoạt động phát triển du lịch ở khu vực Hoa Lư

    4.1. Môi trường địa chất – địa mạo

    4.2. Môi trường nước

    4.2.1. Nước bề mặt

    4.2.2. Nước ngầm

    4.3. Môi trường sinh vật

    4.3.1. Động vật

    4.3.2. Thực vật

    4.4. Môi trường không khí

    4.4.1. Đặc điểm khí hậu ở Hoa Lư

    4.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí

    4.5. Hiện trạng môi trường cảnh quan

    4.6. Hiện trạng môi trường nhân văn

    4.6.1. Môi trường kinh tế – xã hội

    4.6.2. Môi trường văn hoá – giao lưu

     

    5. Khả năng biến động một số yếu tố môi trường du lịch ở Hoa Lư

    5.1. Môi trường địa chất – địa mạo

    5.2. Môi trường sinh vật

    5.3. Môi trường nước

    5.4. Môi trường không khí

     

    6. Kết luận

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    PHỤ LỤC

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1996 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5 năm 1995 đã xác định: Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động (Hoa Lư – Ninh Bình) là điểm du lịch có vị trí quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nói riêng, của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước nói chung.

    Mặc dù có sự tăng trưởng khách cao, sự phát triển của du lịch Hoa Lư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của nó. Một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển du lịch Hoa Lư là cho đến nay du lịch Hoa Lư chưa có một chiến lược phát triển cụ thể.

    Để có được cơ sở khoa học, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Hoa Lư, một trong những vấn đề cần được tiến hành điều tra nghiên cứu là đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực. Từ những đánh giá hiện trạng làm cơ sở để phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự biến đổi môi trường khu vực ảnh hưởng đến phát triển du lịch cũng như đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch. Môi trường du lịch ở đây bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn, do đó trong đánh giá hiện trạng đã có những nghiên cứu tổng hợp được xem xét từ mọi khía cạnh dưới góc độ du lịch.

    Trong bối cảnh trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Hoa Lư phục vụ phát triển du lịch” là một công trình nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn hết sức to lớn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch ở khu vực này.

    Mục tiêu nghiên cứu:

    + Mục tiêu chung:

    Xác lập căn cứ về môi trường góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động nói riêng, khu vực Hà Nội và phụ cận nói chung.

    + Mục tiêu cụ thể:

                – Xác định và đánh giá được hiện trạng môi trường khu vực Hoa Lư trên quan điểm phát triển du lịch.

                – Xác định khả năng biến động một số yếu tố môi trường du lịch ở Hoa Lư.

                – Đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi đối với sự phát triển du lịch ở khu vực Hoa Lư.

     

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Phương pháp khảo sát địa chất – địa mạo

    – Phương pháp địa lý khí hậu – thủy văn

    – Phương pháp địa lý thực vật

    – Phương pháp phiếu thăm dò điều tra

    – Phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính

    – Phương pháp phân tích tổng hợp

     

    Nội dung nghiên cứu chính:

    – Hệ thống hoá những vấn đề về môi trường có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

    – Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực huyện Hoa Lư và những tác động của tình trạng này đến hoạt động phát triển du lịch khu du lịch Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động.

    – Nghiên cứu đề xuất những giải pháp để nâng cấp môi trường khu vực huyện Hoa Lư cũng như hạn chế tác động của môi trường đến hoạt động du lịch ở khu du lịch Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động.

     

    Kết quả đã đạt được của đề tài:

    – Đã hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về tác động của môi trường đến hoạt động du lịch đứng từ góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

    – Đã đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở 2 khu du lịch Hoa Lư và Tam Cốc Bích Động bao gồm: môi trường địa chất, môi trường không khí, môi trường nước, đa dạng sinh học và môi trường văn hoá – xã hội.

    – Lần đầu tiên đã xác lập được mô hình lan truyền khí thải của nhà máy điện Ninh Bình có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của 2 khu du lịch nói trên.

    – Đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình trạng môi trường ở khu vực huyện Hoa Lư và hạn chế những tác động tiêu cực của những vấn đề môi trường đến hoạt động phát triển du lịch ở 2 khu du lịch Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động.

     

    Khả năng ứng dụng thực tế:

    Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, đặc biệt là những vấn đề về hiện trạng môi trường ở khu vực huyện Hoa Lư và những đề xuất về giải pháp của đề tài, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược; các nhà quản lý, điều hành du lịch có thể xem xét để đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm:

    – Cải thiện được tình trạng môi trường khu vực huyện Hoa Lư nói chung, ở 2 khu du lịch Hoa Lư và Tam Cốc Bích Động nói riêng.

    – Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của 2 khu du lịch quan trọng này, góp phần làm tăng khả năng thu hút khách và đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

    – Bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam trong nghiên cứu môi trường phục vụ phát triển du lịch.

     

    Địa chỉ ứng dụng:

    – Các cơ quan hoạch địch chính sách chiến lược, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và du lịch ở  trung ương và tỉnh Ninh Bình.

    – Các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình

    – Các cơ sở nghiên cứu.

    Bài cùng chuyên mục