Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch chi tiết cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né

       Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi và tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, giữ vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Với tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên lẫn nhân văn mà tiêu biểu là bãi biển Phan Thiết, bãi biển Đồi Dương (Hàm Tân), cồn cát di động Mũi Né, Lầu Ông Hoàng với tháp chàm Pô Xa Nư (Phan Thiết), hồ Biển Lạc (Tánh Linh), Cổ Thạch Tự (Tuy Phong), chùa núi Tà Ku (Hàm Thuận Nam)… Bình Thuận nói chung và Phan Thiết – Mũi Né nói riêng thực sự là một điểm du lịch hấp dẫn ở vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

    Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/1995 đã xác định Bình Thuận nằm ở vị trí giao thoa gắn liền với hoạt động du lịch của 3 trong 7 trung tâm du lịch quan trọng của cả nước ở vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: Trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận, Trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt và Trung tâm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu và phụ cận.

    Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Bình Thuận trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.

    Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né giữ vị trí là cụm du lịch trung tâm. Sự phát triển của cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch chung của vùng, và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

    Thời gian qua, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đây, nhịp độ tăng trưởng khách du lịch đến cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né đạt bình quân 39,9%/năm đối với khách quốc tế và 6,5%/năm đối với khách du lịch nội địa. Tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng khách đối với nhiều địa phương và với cả nước thì tốc độ trên còn thấp. (Cả nước con số tương ứng là 50,3%/năm đối với khách quốc tế và 35,1%/năm đối với khách nội địa). Năm 1996 tổng số khách du lịch đến cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né ước tính đạt 50.850 khách, trong đó khách du lịch quốc tế là trên 7.000 khách. Các nguồn thu từ du lịch đã góp phần nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng của khối du lịch và dịch vụ. Điều đó đã thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế dựa vào các lợi thế so sánh trong đó phải kể đến những lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng các nguồn tài nguyên du lịch của khu vực Phan Thiết – Mũi Né nói riêng và Bình Thuận nói chung.

    Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Phan Thiết – Mũi Né phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế – xã hội còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của khu vực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của du lịch Phan Thiết – Mũi Né thời kỳ 1991 – 1996 đạt 69,1%/năm song tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu tổng GDP chung còn thấp, chỉ chiếm khoảng 1,5%. Đây là một thực tế, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có việc cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né chưa có quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả vị trí và tiềm năng du lịch của khu vực.

    Trước yêu cầu và nhiệm vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận nói chung và cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né nói riêng, ngày 3/7/1995 Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định số 07NQ/TV về đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới. Tiếp theo đó ngày 22/1/1996 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có chỉ thị số 05CT/UBBT về đổi mới quản lý và phát triển du lịch trong tình hình mới theo Nghị quyết số 07NQ/TV của Thường vụ Tỉnh uỷ và có Thông báo số 08/TB/UBBT về kết luận của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ về phát triển du lịch tại địa phương, quy hoạch chi tiết vùng du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né.

    Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch Bình Thuận và các ban ngành hữu quan của Tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch thực hiện dự án "Quy hoạch chi tiết cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né" làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thị xã nói chung và ngành du lịch nói riêng ở khu vực này.

    "Quy hoạch chi tiết cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né" nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:

    – Đánh giá hiện trạng và tiềm năng (thế mạnh và những mặt hạn chế) của khu vực trong phát triển du lịch.

    – Xây dựng tổ chức quy hoạch không gian du lịch trên phạm vi khu vực Phan Thiết – Mũi Né, tập trung vào khu trung tâm đồi Lầu Ông Hoàng.

    – Định hướng phát triển ngành đến năm 2010 nhằm khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái cũng như đưa ra những giai đoạn phát triển phù hợp.

    – Giúp các cơ quan hữu quan của địa phương tỉnh Bình Thuận có cơ sở quản lý các hoạt động du lịch ở khu vực Phan Thiết – Mũi Né theo quy hoạch.

    Trong quá trình thực hiện, Ban chủ nhiệm dự án luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, của Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, sự giúp đỡ nhiệt tình và cộng tác có hiệu quả của các Ban ngành chức năng ở Trung ương và địa phương.

    Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ quý báu đó và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để dự án được hoàn thiện hơn.

    BAN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

     

     

      

     Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi và tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, giữ vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Với tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên lẫn nhân văn mà tiêu biểu là bãi biển Phan Thiết, bãi biển Đồi Dương (Hàm Tân), cồn cát di động Mũi Né, Lầu Ông Hoàng với tháp chàm Pô Xa Nư (Phan Thiết), hồ Biển Lạc (Tánh Linh), Cổ Thạch Tự (Tuy Phong), chùa núi Tà Ku (Hàm Thuận Nam)… Bình Thuận nói chung và Phan Thiết – Mũi Né nói riêng thực sự là một điểm du lịch hấp dẫn ở vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

    Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/1995 đã xác định Bình Thuận nằm ở vị trí giao thoa gắn liền với hoạt động du lịch của 3 trong 7 trung tâm du lịch quan trọng của cả nước ở vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: Trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận, Trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt và Trung tâm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu và phụ cận.

    Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Bình Thuận trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.

    Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né giữ vị trí là cụm du lịch trung tâm. Sự phát triển của cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch chung của vùng, và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

    Thời gian qua, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đây, nhịp độ tăng trưởng khách du lịch đến cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né đạt bình quân 39,9%/năm đối với khách quốc tế và 6,5%/năm đối với khách du lịch nội địa. Tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng khách đối với nhiều địa phương và với cả nước thì tốc độ trên còn thấp. (Cả nước con số tương ứng là 50,3%/năm đối với khách quốc tế và 35,1%/năm đối với khách nội địa). Năm 1996 tổng số khách du lịch đến cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né ước tính đạt 50.850 khách, trong đó khách du lịch quốc tế là trên 7.000 khách. Các nguồn thu từ du lịch đã góp phần nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng của khối du lịch và dịch vụ. Điều đó đã thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế dựa vào các lợi thế so sánh trong đó phải kể đến những lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng các nguồn tài nguyên du lịch của khu vực Phan Thiết – Mũi Né nói riêng và Bình Thuận nói chung.

    Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Phan Thiết – Mũi Né phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế – xã hội còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của khu vực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của du lịch Phan Thiết – Mũi Né thời kỳ 1991 – 1996 đạt 69,1%/năm song tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu tổng GDP chung còn thấp, chỉ chiếm khoảng 1,5%. Đây là một thực tế, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có việc cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né chưa có quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả vị trí và tiềm năng du lịch của khu vực.

    Trước yêu cầu và nhiệm vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận nói chung và cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né nói riêng, ngày 3/7/1995 Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định số 07NQ/TV về đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới. Tiếp theo đó ngày 22/1/1996 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có chỉ thị số 05CT/UBBT về đổi mới quản lý và phát triển du lịch trong tình hình mới theo Nghị quyết số 07NQ/TV của Thường vụ Tỉnh uỷ và có Thông báo số 08/TB/UBBT về kết luận của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ về phát triển du lịch tại địa phương, quy hoạch chi tiết vùng du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né.

    Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch Bình Thuận và các ban ngành hữu quan của Tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch thực hiện dự án "Quy hoạch chi tiết cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né" làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thị xã nói chung và ngành du lịch nói riêng ở khu vực này.

    "Quy hoạch chi tiết cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né" nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:

    – Đánh giá hiện trạng và tiềm năng (thế mạnh và những mặt hạn chế) của khu vực trong phát triển du lịch.

    – Xây dựng tổ chức quy hoạch không gian du lịch trên phạm vi khu vực Phan Thiết – Mũi Né, tập trung vào khu trung tâm đồi Lầu Ông Hoàng.

    – Định hướng phát triển ngành đến năm 2010 nhằm khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái cũng như đưa ra những giai đoạn phát triển phù hợp.

    – Giúp các cơ quan hữu quan của địa phương tỉnh Bình Thuận có cơ sở quản lý các hoạt động du lịch ở khu vực Phan Thiết – Mũi Né theo quy hoạch.

    Trong quá trình thực hiện, Ban chủ nhiệm dự án luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, của Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, sự giúp đỡ nhiệt tình và cộng tác có hiệu quả của các Ban ngành chức năng ở Trung ương và địa phương.

    Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ quý báu đó và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để dự án được hoàn thiện hơn.

    BAN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

    Bài cùng chuyên mục