Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch – lấy ví dụ tại trung tâm du lịch thành phố Hạ Long”

    MỞ ĐẦU

    1. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài

    2. Giới hạn nghiên cứu

    3. Các phương pháp nghiên cứu

     

    Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    1. Một số khái niệm cơ bản

    2. Vài nét về tình hình phát triển du lịch Việt Nam và ảnh hưởng của kinh tế  xã hội đối với du lịch

    3.  Đánh giá một số tác động xã hội của hoạt động du lịch

     

    Chương II: HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG

    1. Khái quát về thành phố Hạ Long

    2. Hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long

    3. Đánh giá chung

     

    Chương III: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HẠ LONG

    1. Giải pháp về tổ chức quản lý

    2. Giải pháp về cơ chế chính sách

    3. Giải pháp về đào tạo và nâng cao nhận thức

     

    KẾT LUẬN

    Một số kiến nghị

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    PHỤ LỤC

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 đã xác định mục tiêu chiến lược cho quy hoạch phát triển du lịch là: phát triển du lịch gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc… khai thác các di sản văn hoá, nghệ thuật có giá trị, giàu bản sắc… Việc nghiên cứu đánh giá tác động xã hội của hoạt động du lịch là rất cần thiết nhằm xác định được những lợi ích cũng như­ những tác động không mong muốn mà hoạt động du lịch đem lại cho xã hội. Từ đó làm cơ sở để đề xuất những giải pháp điều chỉnh nhằm phát triển du lịch trong mối quan hệ bền vững với kinh tế – xã hội và cộng đồng.

    Đề tài lấy trường hợp nghiên cứu điển hình là thành phố Hạ Long, một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, nơi có nhiều tiềm năng hấp dẫn du khách, đặc biệt từ sau khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của du lịch đối với đời sống xã hội, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng.

     

    Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

    Thông qua việc nghiên cứu cụ thể tại trung tâm du lịch thành phố Hạ Long Đề tài nhằm đánh giá được những hiệu quả xã hội chủ yếu của hoạt động du lịch theo một số tiêu chí sau:

        – Tỷ trọng cơ cấu GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

        – Doanh thu du lịch và doanh thu xã hội từ du lịch.

        – Tạo công ăn việc làm

        – Cải thiện mức thu nhập của người lao động

        – Nâng cao nhận thức xã hội

        – Tạo môi trường cải thiện cơ sở hạ tầng cho xã hội.

     

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch tại Hạ Long trong khoảng thời gian từ 1994 – 1999.

     

    Nội dung nghiên cứu chính:

        – Phân tích, đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đối với xã hội.

        – Phân tích thực tế những hiệu quả xã hội chủ yếu của hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long.

     

        – Xác định hệ số chuyển đổi giữa doanh thu du lịch và doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch.

        – Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với xã hội ở khu vực Hạ Long.

     

    Kết quả đạt được của đề tài:

    Qua phân tích đánh giá, đề tài đã khẳng định: trong thực tiễn của Việt Nam phát triển Du lịch đã đem lại những tác động tích cực cho xã hội như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, hiểu biết xã hội, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ địa phương nơi có điểm du lịch, giữ gìn phục hồi sức khoẻ… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực cần được hạn chế nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch như các tác động làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, sự suy giảm của các nguồn tài nguyên du lịch, sự thay đổi trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư, sự quá tải sức chứa, khả năng cung ứng dịch vụ cũng như phát sinh những tệ nạn mại dâm, ma tuý…

    Đề tài đã chứng minh những điều khẳng định trên bằng việc phân tích đánh giá hiệu quả tích cực của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hạ Long: Doanh thu du lịch tăng làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương; Phát triển du lịch đã thu hút một lượng lớn lao động xã hội, tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu ngành nghề ở thành phố Hạ Long, đặc biệt ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động của thành phố nói chung và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch nói riêng; Sự phát triển du lịch ở Hạ Long đã tạo môi trường thuận lợi trong giao tiếp giữa cộng đồng địa phương với khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế, thu hút lượng đáng kể các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp (FDI) vào lĩnh vực du lịch.

    Đề tài cũng đã cho thấy bên cạnh những hiệu quả xã hội thể hiện rất rõ nét, hoạt động du lịch Hạ Long cũng có những biểu hiện tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của thành phố như vấn đề hình thành đội ngũ “cò mồi” tranh giành, níu kéo khách, gây sự khó chịu đối với khách, vấn đề tệ nạn, giá cả sinh hoạt cao ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt trong mùa vụ du lịch… Tuy nhiên điều cần khẳng định là hiệu quả xã hội từ hoạt động du lịch của Hạ Long là rất rõ.

    Qua kết quả điều tra và nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng khách và doanh thu du lịch Đề tài đã nêu lên kết luận quan trọng là: Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch khi đến Hạ Long đặc biệt là khách có lưu trú là khá ổn định, vì vậy hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch phụ thuộc chặt vào số lượng khách đến. Như vậy để nâng cao hiệu quả này điều quan trọng là cần có những giải pháp hữu hiệu để thu hút ngày một nhiều hơn khách du lịch, đặc biệt là khách có nhu cầu lưu trú.

    Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm những đánh giá, kết luận, đề xuất, kiến nghị là tài liệu tham khảo có giá trị tốt đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương cũng như các cơ quan hữu quan có liên quan trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch.

    Bài cùng chuyên mục