Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Khảo sát thực địa và điều tra xã hội học phục vụ Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”

    dbscl2017 1   Triển khai Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề Vùng Đồng bằng sông Cửu Long” năm 2017-2018 do Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch giao, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát thực địa và điều tra xã hội học tại một số làng nghề thuộc vùng ĐBSCL. Đoàn công tác do TS.Trương Sỹ Vinh – Phó viện trưởng – Viện NCPT Du lịch, Chủ nhiệm đề tài làm trưởng đoàn, tham gia đoàn còn có nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện và một số cán bộ các Sở Du lịch/ Sở VHTTDL, Trung tâm xúc tiến du lịch, hướng dẫn viên du lịch tại địa phương trong vùng nghiên cứu.

       Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 210 làng nghề truyền thống, trong đó nhiều làng nghề trở thành nét đặc trưng của mỗi địa phương. Các làng nghề không chỉ giữ gìn nét đẹp truyền thống nông thôn Nam bộ, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, mà còn góp phần làm phong phú bức tranh du lịch miệt vườn ĐBSCL. Mỗi làng nghề đều mang đậm dấu ấn văn hóa của mỗi địa phương, được gìn giữ lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có những làng nghề chỉ nhắc đến các địa phương người ta liên tưởng ngay tới những sản phẩm đặc trưng như: An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt, mắm cá; Vĩnh Long có làng nghề làm gốm, nghề đan lát; Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng; Tiền Giang có làng tủ thờ, làng nón bàng buông, mắm tôm chà; Bến Tre có kẹo dừa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm ra từ cây dừa; Kiên Giang có nước mắm, khô mực; Đồng Tháp có làng hoa kiểng, bonsai, cổ thụ… Các làng nghề đã giải quyết một lượng rất lớn lao động nông nhàn, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập của người lao động tham gia vào các làng nghề tăng gấp 3 – 4 lần so với khoản thu nhập chỉ duy nhất là làm nông nghiệp.
       Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long” xác định những tiềm năng phát triển loại hình du lịch làng nghề trong vùng, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn, khôi phục và gìn giữ những nghề truyền thống mà cha ông ta đã để lại.  Phát triển du lịch làng nghề sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống; xây dựng khối liên minh chiến lược giữa cộng đồng người dân tham gia sản xuất trong làng nghề – cơ quan quản lý – các công ty du lịch; góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống; tạo ra những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường. 
       Trong chuyến đi lần này, đoàn công tác đã tới khảo sát những làng nghề tiêu biểu của các tỉnh đã lựa chọn trong vùng, như: Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang… để nắm bắt tình hình công việc sản xuất làng nghề, cũng như những giá trị có thể phục vụ phát triển du lịch. Đoàn đã có buổi làm việc với các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Hợp tác xã phụ trách làng nghề, gặp gỡ các nghệ nhân tiêu biểu, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan tại địa phương để trao đổi, nắm bắt tình hình sản xuất các mặt hàng từ làng nghề, các sản phẩm của làng nghề phục vụ cho việc phát triển sản phẩm du lịch từ làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Kèm theo đó, Đoàn đã thực hiện điều tra xã hội học với các đối tượng là khách du lịch, cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch (tại các tỉnh đi khảo sát và một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn nghiên cứu).
       Ngoài ra, đoàn cũng khảo sát một số điểm đến nổi bật trong vùng để xem xét khả năng kết nối, liên kết, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong vùng trên cùng một tour, tuyến du lịch như: Nhà nổi Cái Răng, khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc, Khu bảo tồn Trà Sư,… 
        Đoàn công tác đã kết thúc chuyến khảo sát tốt đẹp với những kết quả làm việc đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Du lịch phát triển tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề, tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề; tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ; kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề.


       Một số hình ảnh của đoàn công tác và điểm du lịch tại các địa phương:

    2017 dbscl-01

    Làng đon nón lá ở Tiền Giang

    2017 dbscl-02

     

    Làng làm bánh kẹo từ dứa

    2017 dbscl-03

    Làng nghề làm chiếu ở Bến Tre

    2017 dbscl-04

    Làng nghề làm bánh tránh Hủ tiếu

    2017 dbscl-05 2017 dbscl-07

    Phỏng vấn nghệ nhân trong làng nghề

    2017 dbscl-10

    Làng trồng khóm Hậu Giang

     

    2017 dbscl-11    2017 dbscl-12

    Làng sản xuất sản phẩm từ lục bình

    Tin và ảnh: Trần Lan

     

    Bài cùng chuyên mục