Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Hội thảo Kỹ thuật “Dự thảo Kế hoạch Phát triển Du lịch Sinh thái vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2023”

       Trong khuôn khổ hoạt động “Xây dựng kế hoạch phát triển Du lịch sinh thái vùng và các mô hình thí điểm du lịch sinh thái cho tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, sáng ngày 17/10/2018 tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, viện Quản lý và Phát triển châu Á – AMDI phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, Sở Du lịch tỉnh TT Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các các cơ quan liên quan của cả hai tỉnh tổ chức Hội thảo Kỹ thuật “Dự thảo Kế hoạch Phát triển Du lịch Sinh thái vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2023” để lấy ý kiến đóng góp của các đối tác liên quan cho bản Dự thảo “Kế hoạch Phát triển du lịch sinh thái vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, 2019 – 2023”.

    dlsinhthai-1-2018 2   Tham gia và chủ trì Hội thảo có ông Lê Minh Hưng – Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiêm Trưởng Ban Quản lý Dự án Trường Sơn Xanh tỉnh Quảng Nam; ông Lê Ngọc Tường – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam; đại diện Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Viện Quản lý và Phát triển châu Á – AMDI.
       Ông Vũ Thế Bình đại diện đoàn Chủ tọa đã nhấn mạnh tới nội dung thảo luận cần phải hướng tới phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, du lịch xanh dựa vào bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, đoàn Chủ tọa đã đề nghị các đại biểu tập trung các ý kiến phát biểu, thảo luận nhằm đảm bảo tính bền vững của dự án.

    dlsinhthai-1-2018 3

    Đại biểu Nguyễn Hữu Lễ phát biểu tại Hội thảo

       Theo đó, nhiều ý kiến quý báu đã được các đại biểu chia sẻ. Đáng chú ý có nhóm nội dung về quản lý và thể chế, cho rằng, để quản lý dự án một cách bền vững cần phải xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) phát triển du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ), trong đó có sự tham gia và thể hiện trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp. Vai trò của HTX hoặc liên minh HTX được chú trọng trong việc hỗ trợ quản lý, chia sẻ lợi ích, thay mặt doanh nghiệp xử lý, giải quyết các vướng mắc về hành chính, đáp ứng yêu cầu của các đoàn kiểm tra. Bên cạnh HTX, có Ban quản lý được thành lập theo cơ chế luân phiên, nhiệm vụ chính là xây dựng quỹ phát triển DLSTCĐ. HTX cần phải lựa chọn doanh nghiệp có chuyên môn sâu về loại hình DLSTCĐ, và tâm huyết phát triển điểm đến. Khi doanh nghiệp đã ký cam kết hợp tác với HTX thì HTX phải tôn trọng doanh nghiệp đầu tư, đảm bảo thực hiện thỏa thuận ghi nhớ đã ký. Các doanh nghiệp khác muốn tham gia gửi khách cần phải thỏa thuận với doanh nghiệp đầu tư.
       Một nhóm ý kiến khác được các đại biểu chia sẻ rất sôi nổi và bổ ích, đó là giải pháp tăng cường hoạt động cho sản phẩm DLSTCĐ để khách ở lại lâu hơn, trải nghiệm nhiều hơn như mạo hiểm vượt thác, khám phá, các điểm quan sát các loài chim… Song song với đó là yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực về kỹ năng phục vụ và ứng xử; nâng cao nhận thức cho cả người bản địa và khách du lịch về ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn trong thuyết minh điểm đến, cần phải thuê người viết lại câu chuyện trở thành một sản phẩm hấp dẫn khách du lịch.
       Hội thảo kỹ thuật “Dự thảo Kế hoạch Phát triển du lịch sinh thái vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, 2019 – 2023” được tổ chức trong khuôn khổ dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch là cơ quan tư vấn thực hiện Chiến lược và Kế hoạch Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, viện Quản lý và Phát triển châu Á – AMDI và ECODIT là 2 cơ quan nhà thầu thực hiện dự án do USAID tài trợ./.

    dlsinhthai-1-2018 1

    Các đại biểu Hội thảo tham gia chụp ảnh lưu niệm

    Chiến Thắng

    Bài cùng chuyên mục