Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Báo cáo kết quả nhiệm vụ: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

      DH-NTB-2018 Ngày 01/3/2018, tại Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã báo cáo kết quả nhiệm vụ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đây là một hoạt động sinh hoạt khoa học thường xuyên của TCDL. Tới dự có Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch và toàn thể cán bộ, nghiên cứu viên. Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn phát biểu định hướng thảo luận và các đại biểu tham dự đã có ý kiến nhận xét, góp ý hoàn thiện báo cáo. Viện trưởng Viện NCPT Du lịch Nguyễn Anh Tuấn đã giới thiệu Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế – đơn vị chủ trì nhiệm vụ trình bày báo cáo.

    DH-NTB-2018-2

    Đại diện Phòng QLKH&HTQT báo cáo kết quả Nhiệm vụ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng DH NTB

       Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ quan điểm phát triển dựa trên thế mạnh của từng vùng, theo từng khu vực, từng địa bàn trong vùng để tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo để góp phần thu hút phát triển du lịch của vùng. Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã xác định rõ sản phẩm đặc thù không vùng nào có được, đó là: 

       1. Nghỉ dưỡng biển, đảo cao cấp với những bãi biển dài nhất, nước trong xanh nhất, rạn san hô và cồn cát lớn nhất để khai thác du lịch. Đáng kể nhất là các bãi biển như Lăng Cô, Nha Trang, Bình Thuận được coi là thủ đô resort.

       2. Tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa độc đáo của Vùng (văn hóa Chăm, văn hóa Tây Sơn, Sa Huỳnh, Đông Trường Sơn, các di sản gắn với chứng tích chiến tranh).

       3. Du lịch sinh thái đặc sắc gắn với tài nguyên và sản phẩm nông nghiệp như các làng rau Trà Quế ở Hội An, trang trại trồng nho, nuôi cừu ở Ninh Thuận, bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm

       4. Du lịch MICE với những đô thị biểu biểu của Việt Nam như thành phố Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An, thành phố biển Nha Trang.

       5. Du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

    DH-NTB-2018-1

    Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn phát biểu kết luận tại buổi sinh hoạt khoa học

       Phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn đã nhấn mạnh kết quả nghiên cứu về các sản phẩm du lịch đặc thù chủ đạo và bổ trợ của Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần được hoàn thiện để công bố cho các địa phương, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Cần xây dựng kế hoạch hành động phát triển sản phẩm đặc thù của Vùng có lộ trình, hướng ưu tiên phát triển và cần khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

    DH-NTB-2018-3

    Các đại biểu tham dự buổi sinh hoạt khoa học

       Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, dự kiến Vùng sẽ đón khoảng 15 triệu lượt khách, với 4,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020; phấn đấu đến 2030 thu hút khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó khoảng 7,5 triệu lượt khách quốc tế./.

    Chiến Thắng

    10. Israel

    Ngành công nghiệp du lịch tại Israel cũng đang bùng nổ. Theo UNWTO, lượng khách du lịch tới nước này đang tăng 25.1% trong năm nay. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì lâu dài, sẽ đưa tổng số khách du lịch đến thăm Israel ước tính vào khoảng 3.7 triệu vào cuối năm nay. Israel và Palestine có thể là các điểm đến phát triển nhanh nhất ở Trung Đông

    Bài cùng chuyên mục