Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Khảo sát thực hiện nhiệm vụ xây dựng sản phẩm đặc thù Khu du lịch Thác Bản Giốc, Cao Bằng

    Thực hiện nhiệm vụ xây dựng sản phẩm đặc thù Khu du lịch Thác Bản Giốc theo chỉ đạo của Tổng cục Du lịch, từ ngày 24-27/8, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát tại tỉnh Cao Bằng.

    Đoàn khảo sát do TS. Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện NCPT Du lịch làm trưởng đoàn cùng các cán bộ nghiên cứu của Viện. Đoàn đã đi khảo sát khu du lịch Thác Bản Giốc để có căn cứ thực tế đồng thời thu thập tài liệu có liên quan xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu du lịch Thác Bản Giốc theo Kế hoạch thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
    Trong chương trình khảo sát, đoàn đã có 02 buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng và UBND huyện Trung Khánh cùng Đồn biên phòng xã Đàm Thủy.

    Làm việc với Sở VHTTDL Cao Bằng

    Tại buổi làm việc với Sở VHTTDL Cao Bằng, sau khi trình bày tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực thác Bản Giốc, ông Trương Thế Vinh – Phó Giám đốc Sở đã đề xuất Viện NCPT Du lịch cân nhắc về giải pháp đối với khách Trung Quốc khi sang thăm quan địa danh này có thể thăm quan cả khu vực động Ngườm Ngao. Bên cạnh đó, đại diện phòng Quản lý Du lịch thuộc Sở VHTTDL tỉnh Cao Bằng cũng bày tỏ mong muốn Viện NCPT Du lịch có thể cùng đồng hành, hỗ trợ xã Đàm Thủy nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung trong công tác phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của huyện và của toàn tỉnh.

    Tiếp đó, tại buổi làm việc UBND huyện Trùng Khánh và đồn biên phòng xã Đàm Thủy, đoàn khảo sát đã được nghe Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2012-2020 và báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ Chương trình phát triển du lịch năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của UBND huyện Trùng Khánh. Bên cạnh đó, đoàn được nghe Đồn trưởng, Đồn biên phòng xã Đàm Thủy cho biết về tình hình thực tế những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động du lịch tại khu vực thác Bản Giốc.

    Làm việc tại huyện Trùng Khánh

    Cũng trong khuôn khổ chuyến khảo sát, đoàn đã đi thực tế tuyến đường biên giới giáp ranh huyện Hạ Lang, khảo sát khu vực thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, dọc tuyến sông Quây Sơn, làng rèn Pác Rằng, làng Hương Phja Thắp, làng đá Khuổi Ky, bản Lũng Niếc, bản Gun, bản Trang…

    Kết quả của chuyến khảo sát là những tài liệu, thông tin thực tiễn quan trọng để nhóm nghiên cứu của Viện NCPT Du lịch thực hiện những đánh giá, đề xuất về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu du lịch thác Bản Giốc, Cao Bằng./.

    Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội và chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký ngày 05 tháng 11 năm 2015, theo đó hai bên nhất trí thành lập khu cảnh quan thác Bản Giốc (Đức Thiên) và hợp tác khai thác, bảo vệ có hiệu quả và hợp lý tài nguyên du lịch trong khu vực này. Diện tích khu cảnh quan thác Bản Giốc (Đức Thiên) phía Việt Nam khoảng 200 ha, phạm vi từ gần mốc giới số 831 cắt qua sông Quây Sơn, đến chân núi bản Mom, đoạn này dài khoảng 0,5 km; tiếp theo dọc sông Quây Sơn đến bản Cổ Mông đoạn này dài khoảng 1,1km; sau đó chạy dọc theo đường lên gần đỉnh núi 654 đoạn này dai khoảng 0,7 km; rồi theo sườn núi về gần cột mộc giới 837 đoạn này dài khoảng 3,5 km.

    Một số hình ảnh của đoàn khảo sát:

    Sông Quây Sơn
    Núi Mắt thần
    Cột mốc biên giới Việt – Trung
    Làng rèn Pác Rằng, xã Phúc Sen, huyện Quảng Yên

    Lan Hương – Trung tâm Tư vấn và Đào tạo du lịch

    Bài cùng chuyên mục