Quy hoạch chung khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
I. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Dự báo khách du lịch:
Dự báo khách du lịch đến hồ Ba Bể thời kỳ 2000 – 2020
Đơn vị: Lượt khách
Khách du lịch |
1998 (1) |
2000 (1) |
2005 |
2010 |
2020 |
Khách quốc tế |
1.800 |
2.260 |
6.400 |
9.100 |
15.000 |
Khách nội địa |
10.200 |
13.300 |
74.600 |
200.000 |
425.000 |
Tổng số |
12.000 |
15.560 |
81.000 |
209.100 |
440.000 |
Nguồn:- Số liệu dự báo của Viện NCPT Du lịch (ITDR).
– (1): Số liệu hiện trạng.
Dự báo số lượt khách lưu trú ở khu du lịch hồ Ba Bể thời kỳ 2000 – 2020
Loại khách du lịch |
Hạng mục |
2005 |
2010 |
2020 |
Khách quốc tế |
Số lượt khách |
3.800 |
6.800 |
11.200 |
Ngày lưu trú (ngày) |
1,7 |
2,0 |
2,5 |
|
Tổng số ngày khách |
6.460 |
13.600 |
28.000 |
|
Khách nội địa |
Số lượt khách |
22.400 |
90.000 |
190.000 |
Ngày lưu trú (ngày) |
1,7 |
2,0 |
2,5 |
|
Tổng số ngày khách |
38.080 |
180.000 |
475.000 |
Nguồn: ITDR.
2. Dự báo doanh thu và giá trị GDP du lịch:
Dự báo doanh thu khu du lịch hồ Ba Bể thời kỳ 2000 – 2020
Đơn vị tính: USD.
Doanh thu |
Nguồn thu |
2005 |
2010 |
2020 |
Doanh thu từ |
Từ khách du lịch quốc tế |
258.400 |
816.000 |
2.800.000 |
khách nghỉ |
Từ khách du lịch nội địa |
456.960 |
2.700.000 |
9.500.000 |
qua đêm |
Cộng |
715.360 |
3.516.000 |
12.300.000 |
Doanh thu từ |
Từ khách du lịch quốc tế |
65.000 |
92.000 |
285.000 |
khách nghỉ |
Từ khách du lịch nội địa |
417.600 |
1.100.000 |
3.290.000 |
trong ngày |
Cộng |
482.600 |
1.192.000 |
3.575.000 |
Tổng cộng |
1.197.960 |
4.708.000 |
15.875.000 |
Nguồn: ITDR.
Dự báo chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho khu du lịch hồ Ba Bể thời kỳ 2000 – 2020
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
2005 |
2010 |
2020 |
1. Tổng doanh thu khu du lịch hồ Ba Bể. |
Ngàn USD |
1.197,96 |
4.708,0 |
15.875,0 |
2. Tổng GDP DL khu du lịch hồ Ba Bể. |
Ngàn USD |
838,67 |
3.200,0 |
10.318,7 |
3. Hệ số ICOR du lịch. |
– |
3,5 |
3,2 |
3,0 |
4. Nhu cầu vốn đầu tư cho khu du lịch hồ Ba Bể. |
Ngàn USD |
2.935,35 |
7.556,25 |
21.356,1 |
Nguồn: Dự báo của ITDR.
3. Dự báo nhu cầu khách sạn:
Dự báo nhu cầu khách sạn ở khu du hồ Ba Bể thời kỳ 2000 – 2020
Đơn vị: Phòng
Nhu cầu khách sạn |
2005 |
2010 |
2020 |
– Nhu cầu cho khách quốc tế. |
25 |
45 |
85 |
– Nhu cầu cho khách nội địa. |
105 |
445 |
1.085 |
Tổng cộng |
130 |
490 |
1.170 |
Nguồn: ITDR.
4. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch:
Dự báo nhu cầu lao động ở khu du hồ Ba Bể thời kỳ 2000 – 2020
Đơn vị: Người
Loại lao động |
2005 |
2010 |
2020 |
Lao động trực tiếp trong du lịch |
195 |
830 |
1.990 |
Lao động gián tiếp ngoài xã hội |
430 |
1.820 |
4.380 |
Tổng cộng |
625 |
2.650 |
6.370 |
Nguồn: ITDR.
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU DU LỊCH
1. Phân khu chức năng:
– Khu trung tâm đón tiếp
– Khu bảo tồn sinh thái vườn Quốc gia
– Khu tham quan vui chơi giải trí Thác Đầu Đẳng
– Khu tham quan thắng cảnh và cắm trại động Puông
– Khu tham quan vãn cảnh chùa đảo An Mã
– Khu nhà nghỉ dưỡng
– Khu lễ hội văn hoá
– Khu câu cá
– Khu tham quan thắng cảnh Ao Tiên
– Khu làng văn hoá dân tộc Pác Ngòi
– Khu nhà nghỉ mát Đồn Đèn
– Khu nuôi thú
– Các điểm tham quan, quan sát thú
– Khu cây xanh
– Các bến thuyền
Quy hoạch sử dụng đất đến 2010
TT |
Thành phần đất |
Diện tích (ha) |
Mật độ xây dựng |
Tầng cao trung bình |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Đất xây dựng các công trình công cộng và dịch vụ du lịch |
30 |
1 – 1,5 |
1 – 2 |
0,4 |
2 |
Đất cho BQL vườn quốc gia |
30 |
1,7 – 2 |
1 – 2 |
0,4 |
3 |
Đất khu cắm trại, câu cá |
30 |
– |
|
0,4 |
4 |
Đất canh tác |
30 |
– |
|
0,4 |
5 |
Đất cho khu nuôi thú + cây |
1.000 |
– |
|
13,3 |
6 |
Đất dân cư làng dân tộc |
80 |
– |
|
1,0 |
7 |
Đất giao thông |
10 |
– |
|
0,13 |
8 |
Đất không gian đệm dự trữ phát triển |
1.000 |
– |
|
13,3 |
9 |
Công viên chuyên đề |
50 |
– |
|
0,66 |
10 |
Mặt nước |
500 |
(trong đó hồ |
6,6 |
|
11 |
Cây xanh |
4.720 |
|
|
62,92 |
|
Tổng cộng: |
7.500 |
|
|
100 |
2. Định hướng giải pháp hình thức kiến trúc
– Khu làng VH dân tộc: kiến trúc theo dạng nhà sàn và vật liệu tại chỗ.
– Khu trung tâm đón tiếp: Dùng hình thức nhà sàn, một đến hai tầng, vật liệu địa phương kết hợp hiện đại như bê tông cốt thép tuy nhiên màu sắc hài hoà với thiên nhiên.
– Khu biệt thự: kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày, vật liệu hiện đại kết hợp gỗ.
– Ở các khu chức năng khác, kiến trúc phỏng sinh học, vật liệu tại chỗ.
3. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
3.1. Hệ thống giao thông:
3.1.1. Giao thông đối ngoại:
Bao gồm trục đường 258 hướng Đông Bắc đi Chợ Rã, Tây Nam đi Chợ Đồn và đường 176 chạy dọc bờ Bắc sông Năng đi Nà Hang (Tuyên Quang).
Dự kiến giao thông đối ngoại chia làm hai loại:
– Loại 1: Trục chính (đường 258) từ khu đón tiếp ở Bản Vài (huyện Chợ Rã) đến khu đón tiếp ở xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn) dài 15km, mặt cắt đường rộng 16,5m gồm lòng đường 10,5m và vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 3m (3m + 10,5m + 3m) kết cấu đường bằng bê tông nhựa.
– Loại 2: Đường phía Bắc sông Năng (đường 176), dài 7,8km, mặt cắt đường 5m, gồm lòng đường 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 1m (1m + 3m + 1m). Kết cấu đường bê tông nhựa.
3.1.2. Giao thông đối nội:
– Đường bộ: có mặt cắt và kết cấu thay đổi tùy theo địa hình tự nhiên.
– Đường thuỷ:
a. Từ bến thuyền chính tại khu trung tâm đón tiếp ở Bản Vài dọc sông Năng đến thác Đầu Đẳng, lòng sông rộng 80 -100m, dài 13km, dùng thuyền máy.
b. Từ bến thuyền ở cửa bắc hồ Ba Bể (nơi tiếp giáp với sông Năng) vào trong lòng hồ, chiều dài tuyến chính khoảng 7km, dùng thuyền chèo tay hoặc loại động cơ nhẹ, không ảnh hưởng tới môi trường nước, môi trường không khí và sự yên tĩnh của lòng hồ.
c. Bến thuyền: gồm 4 bến thuyền chính (Bản Vài, cửa hồ phía Bắc, bến phía Bắc và phía Nam theo tỉnh lộ 258) và các bến thuyền phụ ở các khuh chức năng.
3.2. Chuẩn bị kỹ thuật:
Hệ thống san nền hướng thoát nước mưa cục bộ theo tưng khu vực và từng công trình, tạo sự giật cấp theo kiểu bậc thang vùng núi để giảm khối lượng đào đắp.
Hồ Bản Vài dự kiến khối lượng đào đắp khoảng 300.000m3.
3.3. Hệ thống cấp điện:
3.3.1. Nguồn điện:
Sử dụng mạng điện quốc gia (hiện nay là 0,5KV được nâng cấp 35KV trong tương lai) chạy dọc theo tỉnh lộ 258.
3.3.2. Phương án cấp điện:
– Những khu chức năng ở xa trục đường chính như khu Ao Tiên, khu cắm trại, bến thuyền cửa Bắc hồ Ba Bể, khu thác Đầu Đẳng dùng phương án cấp điện cục bộ theo công suất yêu cầu từng khu chức năng.
– Các khu chức năng dọc tỉnh lộ 201 dùng mạng điện chung tại các khu chức năng có các trạm hạ thế 35KV/0,4KV, dùng máy có công suất theo yêu cầu tính toán của từng khu chức năng.
– Hệ số đồng thời áp dụng chung là 0,6.
– Đường dây 35KV dùng hệ thống dây trên không sử dụng dây nhôm lõi thép bọc cột điện khoảng cách 50m.
– Đường dây hạ thế (0,4KV) dùng dây chôn ngầm hoặc bọc ống nhựa PVC, tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào điện năng tiêu thụ từng khu vực.
3.4. Hệ thống cấp nước:
3.4.1. Nguồn nước: dùng nước hồ Ba Bể và các sông, suối khai thác tại chỗ.
3.4.2. Phương án cấp: Theo phương án cấp nước cục bộ theo dây chuyền như sau:
|
|
Bơm, lọc |
|
Bể chứa |
|
Đài nước |
|
Các điểm tiêu thụ |
– Dung tích bể chứa nước và đài nước phụ thuộc vào nhu cầu dùng nước từng khu vực.
– Hệ thống ống cấp dùng ống kẽm tiết diện từ 25mm đến 150mm.
– Nhu cầu dùng nước tính cho ngày cao điểm và tính cục bộ cho từng khu vực theo tiêu chuẩn 50L/người/ngày (cho khách không lưu trú) và 300 – 350L/người/ngày (cho khách nghỉ qua đêm).
– Lượng nước ngày cao điểm ước tính khoảng 750m3.
– Hệ thống nước cứu hoả cấp riêng.
3.5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Nguyên tắc: nước bẩn phải được xử lý sau đó thải ra ngoài.
3.5.1. Lượng nước bẩn thải: tính bằng 90% lượng nước cấp ngày cao điểm (=675m3/ngày đêm).
3.5.2. Phương án thoát nước:
– Cục bộ theo từng khu chức năng.
– Trạm xử lý nước thải riêng cho từng khu.
– Ống thoát nước từ công trình ra hệ thống chung dùng nhựa PVC, đường kính D = 60 – 200mm.
– Ống thoát nước chính/mương xả bằng BTCT (D ³ 300mm).
– Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải như sau:
|
|
Bể lọc biofor (lọc vi sinh bám dùng VL nổi) |
|
Clo khử trùng |
|
Bể tiếp xúc |
|
Mương xả |
3.5.3. Lượng rác thải được tính theo tiêu chuẩn 0,4-0,6kg/người/ngày (0,4kg: ngắn hạn; 0,6kg: dài hạn).
3.5.4. Phương án xử lý rác thải rắn:
Hàng ngày rác thải được tập trung thu gom theo từng khu chức năng và đưa về xử lý chung với rác thải của thị trấn Chợ Rã, không xử lý trong khu du lịch. Rác được thu gom từ các thùng rác được đặt dọc lối đi (15-20m/thùng), trong các công trình và trên thuyền chở khách.
4. Phân đợt đầu tư xây dựng
a. Giai đoạn I (từ nay đến hết năm 2005): chuẩn bị đầu tư và đầu tư một số hạng mục chủ yếu của khu du lịch, cụ thể:
– Quy hoạch chi tiết khu trung tâm
– Đầu tư một số công trình về hạ tầng: như sân bãi ô tô, điện , nước và thông tin.
– Xây dựng bến thuyền và hệ thống thuyền chèo
– Một số nhà nghỉ dân dã
– Khu câu cá
– Mặt bằng khu cắm trại
– Hoàn thiện hệ thống hạ tầng
– Làm thêm các nhà nghỉ, khu trung tâm điều hành
– Làm bể bơi nổi
– Làm khu bảo tàng sinh vật học.
– Trồng cây và đầu tư công viên chuyên đề
– Chuẩn bị cơ sở để nâng cấp khu làng văn hoá dân tộc Tày Pác Ngòi.
Tổng vốn cần đầu tư khoảng 134 tỷ đồng.
c. Giai đoạn III: 2006 đến 2010
– Chuẩn bị để nuôi thú
– Hoàn thiện các hạng mục theo yêu cầu của một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí
Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 54,2 tỷ đồng.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các bước tiếp theo, kiến nghị UBND tỉnh Bắc Kạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành có liên quan như sau:
– Xem xét và phê duyệt qui hoạch chung.
– Chỉ đạo các cấp chính quyền quản lý đất thuộc lãnh thổ khu vực quy hoạch, kết hợp với Ban Quản lý VQG nhanh chóng đưa ra các biện pháp di dời dân, những công trình kiến trúc thuộc khu vực lòng hồ nhất là ở khu bến thuyền bờ Bắc và Nam để giảm thiểu sự mất cân bằng sinh thái hiện nay thuộc khu vực vườn quốc gia.
Kiến nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ ngành du lịch tỉnh BắcKạn về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, chỉ đạo công tác tuyên truyền quảng bá khu du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Du lịch đưa khách đến Bắc Kạn nói chung và khu du lịch hồ Ba Bể nói riêng.