Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

    Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam

    Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Ths Nguyễn Thị Lan Hương

    Thư ký khoa học: CN. Nguyễn Thị Phương Linh

    Các thành viên thực hiện chính:
    TS Đỗ Thị Thanh Hoa
    Ths Nguyễn Hoàng Mai
    Ths Đinh Thị Thanh Hiền
    TS Phạm Lê Thảo
    PGS.TS Nguyễn Văn Thanh

    Mục tiêu của nhiệm vụ:
    Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu về sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam.
    Các mục tiêu cụ thể:

    Nghiên cứu vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch đô thị;

    Xác định điều kiện cần thiết để áp dụng thành công cho việc phát triển sản phẩm du lịch đô thị;

    Đề xuất các định hướng khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đô thị tại Việt Nam phù hợp với điều kiện và xu hướng hội nhập quốc tế;

    Nghiên cứu và đề xuất một quy trình khung cho việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam;

    Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng sản phẩm và quảng bá sản phẩm du lịch đô thị trong mối tương quan với quá trình đô thị hóa tại Việt Nam.

    Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
    Đề tài được thực hiện với 4 nội dung cơ bản và được kết cấu thành 3 chương:
    Chương1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về du lịch đô thị
    Phần này bao gồm những vấn đề mang tính lý thuyết cơ bản được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhằm làm cơ sở và khung phân tích cho các chương tiếp theo bao gồm: du lịch đô thị, sản phẩm du lịch đô thị và quy trình khung trong phát triển sản phẩm du lịch với các mối quan hệ và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển. Các vấn đề lý thuyết được áp dụng phân tích các ví dụ điển hình về kinh nghiệm phát triển các sản phẩm du lịch đô thị của một số quốc gia trên thế giới (Pháp, Hà Lan, Ý và Bồ Đào Nha), và một số đô thị điển hình của Việt Nam (Đà Lạt, Hội An và Huế). Từ đó, tổng hợp các vấn đề có liên quan trong quá trình phân tích ở chương tiếp theo.
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam (Ví dụ nghiên cứu điển hình tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh)
    Chương này thực hiện phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam. Các yếu tố tiềm năng được nhận diện cùng với mức độ phát triển và mở rộng của hệ thống đô thị được phân theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Trong đó bao gồm việc xác định các giá trị tự nhiên, văn hóa và các yếu tố nhân văn khác hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phát triến sản phẩm du lịch đô thị tại các đô thị Việt Nam nói chung.
    Chương 2 cũng tập trung phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đô thị tại 3 đô thị nghiên cứu là Hà Nội, Đà Nẵng và tpHCM. Với những căn cứ, số liệu được phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn như: thống kê, báo cáo đánh giá của của các Sở Du lịch tại 3 thành phố, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, v.v…cùng với hệ thống số liệu điều tra nghiên cứu các bên liên quan nhằm xác định được thực trạng khai thác gồm số lượt khách, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nhu cầu của thị trường (quốc tế và nội địa), mức độ phát triển của sản phẩm du lịch đô thị, công tác xúc tiến, quảng bá và nguồn nhân lực trong sản phẩm du lịch đô thị. Đặc biệt, đề tài cũng hướng tới việc nhìn nhận và đánh giá vai trò của doanh nghiệp, một trong những nhân tố chính đối với việc phát triển sản phẩm du lịch đô thị. Các vấn đề được phân tích đánh giá với phương pháp phân tích SWOT để nhìn nhận vị trí hiện tại và định hướng trong tương lai.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam và đề xuất quy trình khung để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đô thị phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
    Trên cơ sở phân tích của chương 2, nhiệm vụ của chương 3 là đề xuất giải pháp và quy trình khung xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đô thị tại Việt Nam. Với định hướng cụ thể đến năm 2030, các giải pháp xây dựng phát triển loại hình sản phẩm du lịch đô thị tại Việt Nam bao gồm: giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch; kết hợp nguồn lực phối hợp quy hoạch đô thị; phát triển và đảm bảo chất lượng sản phẩm lịch đô thị phù hợp với điều kiện của Việt Nam; xúc tiến quảng bá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của cộng đồng…. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất quy trình khung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đô thị tại Việt Nam trong đó xác định cá bước thực hiện và các bên liên quan.
    Ngoài phần mở đầu với nội dung đánh giá tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài với phần giới thiệu chung về đề tài, phần kết luận cũng đưa ra những nhận định tổng hợp về công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đô thi trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Đồng thời cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan, ban, ngành và các bên liên quan để tạo môi trường tích cực, thúc đẩy hoạt động động nghiên cứu và phát triển du lịch đô thị trong thời gian tới.

    Thời gian thực hiện: 2017 -2018.

    Phương thức khoán chi: Khoán từng phần.

    Tổng số kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước

    Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:
     Thuyết minh, dự toán được phê duyệt.
     Báo cáo khảo sát đợt 1, 2, 3.
     Báo cáo điều tra xã hội học ở 3 thành phố nghiên cứu; Phiếu điều tra xã hội học.
     Kỷ yếu hội thảo “Du lịch đô thị, thực trạng và giải pháp phát triển”.
     25 báo cáo chuyên đề.
     02 bài Bài báo đăng Tạp chí Du lịch: “Đà Nẵng phát triển du lịch bền vững”, 11/2017; “Phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam”, 9/2018.
     01 bài tham luận hội thảo khoa học quốc tế: “Developing urban tourism product in Viet Nam, Facts and direction”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “New Tourism, Local to Global Initiatives”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 10/2018.
     01 bài chuyên luận viết trên trang website (www.itdr.org.vn) của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch: Du lịch đô thị – một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững”, 11/2017.

    Bài cùng chuyên mục