Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

    – Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long

    – Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trương Sỹ Vinh

    – Thư ký khoa học: Ths. Trần Thị Lan

    –  Các thành viên thực hiện chính:

              TS. Đỗ Thanh Hoa

    TS. Lê Văn Minh

    TS. Đào Duy Tuấn

    ThS. Trần Thị Lan

    ThS. Hoàng Đạo Bảo Cầm

    ThS. Võ Thị Kim Dung

    ThS. Hoàng Hoa Quân

    ThS. Nguyễn Xuân Hòa

    – Mục tiêu của nhiệm vụ:

    + Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề phù hợp với điều kiện vùng đồng bằng sông Cửu Long;

    + Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long để đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường thu hút khách du lịch; đồng thời góp phần tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc trong vùng.

    – Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề, tổng quan tình hình phát triển du lịch làng nghề

    + Nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch làng nghề ở đồng bằng sông Cửu Long.

    + Đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch làng nghề của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    + Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    + Đề xuất các định hướng và giải pháp để phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    – Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:

    + Đã hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề, đưa ra những khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu về phát triển du lịch làng nghề, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề, các hình thức du lịch làng nghề và các nguyên tắc, điều kiện cơ bản để phát triển du lịch làng nghề. Đề tài cũng khái quát một số kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Nhật Bản, Thái Lan và một số địa phương trong nước; từ đó rút ra 4 bài học vận dụng phát triển du lịch làng nghề tại đồng bằng sông Cửu Long.

    + Đã phân tích, đánh giá các nguồn lực để phát triển du lịch làng nghề và thực trạng phát triển du lịch làng nghề của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đánh giá cho thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long có tài nguyên du lịch làng nghề hết sức đặc sắc, thể hiện qua số lượng, phân bố, sản phẩm…của các làng nghề. Cùng với các nguồn lực khác, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển tốt du lịch làng nghề. Những phân tích về thực trạng đã chỉ ra trong thời gian vừa qua, du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long đã được chú ý, nhiều làng nghề đã bắt đầu được khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế, sự phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện ở số làng nghề được khai thác phát triển du lịch còn ít, số khách du lịch đến các làng nghề so với tổng số khách du lịch đến vùng vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, với các làng nghề đã có hoạt động du lịch, các sản phẩm, dịch vụ và nhiều yếu tố khác vẫn còn hạn chế.

              + Đã đề xuất được định hướng và 10 nhóm giải pháp để phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những định hướng đề xuất liên quan đến quy hoạch các làng nghề phát triển, phát triển các điểm du lịch làng nghề gắn với các tuyến du lịch, điểm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, phát triển sản phẩm và các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các làng nghề. Những giải pháp đề xuất liên quan đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vấn đề cải thiện môi trường làng nghề, đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm; về chính sách phát triển, quảng bá làng nghề gắn với du lịch, mô hình tổ chức và quản lý làng nghề du lịch… Tất cả các giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ, theo giai đoạn.

    – Thời gian thực hiện: 2017 -2018.

    – Phương thức khoán chi: Khoán từng phần.

    – Tổng số kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    – Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:

    • Thuyết minh, dự toán được phê duyệt.
    • Báo cáo khảo sát đợt 1, 2.
    • Báo cáo phân tích số liệu điều tra xã hội học;
    • Phiếu điều tra xã hội học.
    • 24 báo cáo chuyên đề.
    • Các bài báo, tham luận:

    + 01 bài Bài báo đăng Tạp chí Du lịch: “Phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”, 11/2018;  

    + 01 bài báo đăng trên Báo Du lịch: “Phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”, số 91 (1218) ngày 13-11-2018;  

    + 01 bài tham luận hội thảo Chính sách phát triển du lịch cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam: “Đề xuất mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề”, Viện NCPT Du lịch, 10/2018.

    + 01 bài tham luận tại Hội thảo Du lịch với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt : “Làng nghề với phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Viện NCPT Du lịch, 11/2018

    • Báo cáo tổng hợp;
    • Báo cáo tóm tắt.


    Bài cùng chuyên mục