Một số đặc điểm tâm lý của khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam
Những năm gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và đa dạng, thu hút đối tượng khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Trong số các thị trường tiềm năng, ngày càng nhiều du khách Ấn Độ đổ về Việt Nam để tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên, lịch sử đậm nét và văn hóa đa dạng. Việc quảng bá và tiếp thị đúng mục tiêu đối với khách du lịch Ấn Độ chính là chìa khóa để nối gắn hai quốc gia này thông qua du lịch và mang lại lợi ích to lớn cho cả hai. Ấn Độ có tất cả những yếu tố cần thiết để đóng vai một cường quốc về du lịch nước ngoài. Họ là quốc gia đông dân nhất thế giới với trên 1,425 tỷ dân. The Economic Times trích dẫn các báo cáo ước tính năm 2024 du khách Ấn Độ sẽ chi tiêu khoảng 42 tỷ USD cho du lịch nước ngoài. Để so sánh, con số này của khách du lịch Trung Quốc trong năm 2021 là 106 tỷ USD. Tuy chi tiêu của người Ấn Độ ít hơn đáng kể so với Trung Quốc, đây vẫn là một con số rất lớn mà các quốc gia du lịch không thể bỏ qua. Theo chính phủ Ấn Độ, thị trường du lịch nước ngoài của Ấn Độ nằm danh sách tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện Ấn Độ có khoảng 80 triệu hộ chiếu đang được lưu hành. Nếu so sánh, con số này còn lớn hơn tổng dân số Thái Lan, quốc gia đông dân thứ 20 trên thế giới. Đây chính là thị trường đầy tiềm năng không chỉ đối với Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới.
Lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam ngày càng tăng, năm 2019 có 169.000 lượt khách Ấn Độ đến Việt Nam, năm 2023, chúng ta đã đón …. Để thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam, chúng ta cần chủ động nắm bắt các đặc điểm tâm lý của người Ấn Độ, đặc biệt là một số các điểm đặc trưng khác biệt của khách du lịch Ấn Độ so với thị trường khách Châu Á nói chung.
- Một số đặc điểm tâm lý của người Ấn Độ
– Phong tục tập quán người Ấn Độ gắn bó chặt chẽ với đẳng cấp về lễ nghi tôn giáo chính vì vậy trong tâm lý khi du lịch của họ thường sẽ đi chung theo gia đình hoặc những người cùng một đẳng cấp. Hai người Ấn Độ ở hai đẳng cấp khác nhau không bao giờ làm việc chung hay ngồi ăn chung cùng một bàn.
– Người Ấn Độ thường chào nhau bằng cách chắp tay giữa ngực hay ngang trán tùy thuộc theo địa vị hay sự tôn kính dành cho nhau. Hiện nay trong giới thượng lưu có học tiếng Anh và học chào bằng cách bắt tay nhưng họ tuyệt đối không bao giờ bắt tay với phụ nữ. Việc hiểu biết về tâm lý khách du lịch Ấn Độ cũng như phương thức giao tiếp là cực kì quan trọng để giúp những chủ nhà hàng, nhân viên tiếp tân tránh được những tình huống dở khóc dở cười.
– Phụ nữ Ấn Độ thích đeo trang sức và người Ấn đặc biệt coi trọng, chăm chút cho trang phục của mình.
– Người Ấn Độ thường dùng tay phải để bốc thức ăn, tay trái cầm cốc để uống nước. Ngoài ra, họ cũng rất thích ăn cay và cũng thích uống trà.
– Đa dạng văn hóa và tôn giáo: Ấn Độ có một đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa và phong tục. Điều này tạo nên một tâm lý đa dạng, nơi mà sự chấp nhận và tôn trọng cho sự khác biệt thường được coi trọng.
– Gia đình và xã hội: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong xã hội Ấn Độ. Sự gắn kết gia đình mạnh mẽ, vai trò của người lớn trong việc quyết định cuộc sống cá nhân và việc hôn nhân thường được chọn bởi gia đình là những điểm quan trọng.
– Tôn trọng tuổi tác và quyền lực: Tuổi tác được coi là điều quan trọng và tôn trọng. Người lớn tuổi thường được kính trọng với tư cách của người có kinh nghiệm và khôn ngoan.
– Quyền lực thường tập trung vào người lớn, và việc tuân theo và nghe theo người có quyền lực là điều phổ biến.
– Tôn thờ và tâm linh: Ấn Độ có một lịch sử lâu dài của tôn thờ và tâm linh. Đa số người dân Ấn Độ thực hành một trong các tôn giáo chủ yếu như Hindu, Hồi giáo, Sikh và Phật giáo.
– Tâm linh thường đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành động của người dân.
– Đa mặt về kinh tế và xã hội: Ấn Độ là một quốc gia đang phát triển, có sự chênh lệch lớn về kinh tế và xã hội. Sự khác biệt này tạo ra một tâm lý phần chia, với sự nhận thức về tầm quan trọng của việc cải thiện điều kiện sống và khả năng tiếp cận cơ hội.
– Hiện đại và truyền thống Ấn Độ đang tiến hóa nhanh chóng và gặp phải sự đối đầu giữa giá trị truyền thống và thách thức của hiện đại. Mâu thuẫn này có thể tạo ra một tâm lý phức tạp về định hướng cuộc sống và lựa chọn cá nhân.
2. Một số điểm đặc trưng khác biệt của khách du lịch Ấn Độ so với thị trường khách Châu Á nói chung
– “Mặc cả” và “đi chợ”: “Giá cả” là yếu tố quan tâm đầu tiên và quyết định chuyến đi của du khách Ấn Độ, quyết định việc đặt tour với công ty nào. Tất cả các thị trường nói chung đều quan tâm về “giá cả” nhưng Thị trường Ấn Độ thì đặc biệt và rất khắt khe kiểm duyệt giá cả cho chuyến đi của mình, có thể gọi thị trường này là thị trường “nhạy cảm về giá”.
Du khách Ấn Độ sẽ sử dụng tất cả các lợi thế mà họ có thể có để lấy được thông tin về giá cả các dịch vụ cho chuyến đi làm cơ sở đàm phán “giá cả” với đối tác. Du khách Ấn Độ tự coi mình là chuyên gia về du lịch bởi vậy họ dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về điểm đến, giá cả dịch vụ trước khi lựa chọn điểm đến.
Họ sẽ tạo áp lực cho công ty lữ hành bằng cách thay đổi yêu cầu dịch vụ liên tục, thúc giục trả lời ngay và luôn để cho họ báo giá hay yêu cầu doanh nghiệp bóc tách từng dịch vụ riêng lẻ để họ chắc chắn rằng bạn đã chào cho họ mức giá ưu đãi nhất. Và họ sẽ không chỉ “mặc cả” từ trước chuyến đi, mà còn cả trong quá trình thực hiện dịch vụ và kể cả khi đã kết thúc dịch vụ. Và họ thực sự thông minh khi họ đạt được yêu cầu về “giá cả rẻ” thì chất lượng dịch vụ vẫn phải tiêu chuẩn chứ không được giảm chất lượng dịch vụ.
– Đi du lịch nước ngoài nhưng du khách Ấn Độ luôn luôn yêu cầu ẩm thực Ấn Độ trong chuyến đi.
Sự đa dạng của các loại thực phẩm, gia vị và các món ăn có nguồn gốc từ Ấn Độ làm cho ẩm thực Ấn Độ trở thành một trong những ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới. Du khách Ấn Độ rất tự hào về ẩm thực Ấn Độ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cực kỳ ngon. Điểm đến du lịch sẽ không hấp dẫn du khách Ấn Độ nếu thiếu ẩm thực Ấn Độ. Qua phỏng vấn cả du khách và các chủ hãng trong các chuyến khảo sát và đều nhận được câu trả lời nếu thiếu ẩm thực Ấn Độ thì Việt Nam không thể thu hút được du khách Ấn Độ, tối thiểu phải bố trí một bữa ăn Ấn Độ cho du khách trong một ngày.
Quan điểm phổ thông: đến điểm đến mới thì cần phải trải nghiệm ẩm thực địa phương không thể áp dụng với phần đông du khách Ấn Độ và để làm hài lòng du khách Ấn Độ thì các doanh nghiệp du lịch cần chuẩn bị sẵn danh sách các nhà hàng Ấn Độ trong chương trình tour.
Ngày nay, cùng với quan điểm ưu tiên và phổ biến thực dưỡng, cộng đồng sống “lành mạnh – healthy” ngày càng phát triển đông đảo. Theo thông tin do du khách cung cấp, cộng đồng ăn chay tại Ấn Độ phát triển mạnh trong những năm gần đây, trung bình các Bang số người dân ăn chay chiếm tới 50% dân số, cá biệt có một số Bang con số này lên tới 65% dân số. Trong số dân số ăn chay có những người ăn chay theo ngày, theo tuần hay ăn thuần chay (pur vegetarian) hay ăn đồ chay đặc thù Jain foods (không sử dụng các loại củ không tiếp xúc với mặt trời) hay không dùng nấm…
Mỗi vùng miền Ấn Độ có những thói quen và ẩm thực riêng và thậm chí có một số đối tượng khách sẽ không sử dụng kể cả “ẩm thực địa phương” do chính các đầu bếp Ấn Độ nấu. Khi đi du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới họ sẽ mang theo đầu bếp của chính vùng miền mình, các đầu bếp này sẽ tự chuẩn bị các gia vị mang theo trong suốt hành trình, nhiệm vụ của công ty du lịch địa phương phải làm việc với các khách sạn, các nhà hàng cho phép đầu bếp của khách hàng sử dụng bếp của khách sạn, các nhà hàng để họ nấu ăn phục vụ đối tượng khách này. Ẩm thực Ấn Độ có thể là một kho tàng kiến thức về ẩm thực cho bất cứ công ty du lịch Việt Nam nào đang khai thác thị trường Ấn Độ nghiên cứu.
– Đòi hỏi nhiều và thay đổi nhiều
Đối với du khách Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến mới và chỉ thực sự trở thành điểm “hot” đối với du khách Ấn Độ từ sau đại dịch COVID-19. Khách du lịch Ấn Độ chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về du lịch Việt Nam, mỗi yêu cầu của du khách Ấn độ thường được yêu cầu sửa đổi nhiều lần cho phù hợp, trung bình các công ty du lịch phải thay đổi và làm lại báo giá và chương trình tour khoảng 5 lần đối với mỗi yêu cầu nhận được từ Ấn Độ.
Thói quen thích thay đổi không chỉ xuất hiện khi gửi yêu cầu, nó sẽ được tiếp diễn tới ngày khách đến, trong quá trình sử dụng dịch vụ… vẫn luôn có sự điều chỉnh và kể cả sự điều chỉnh đó được tính phí.
Ấn Độ là một trong những thị trường du lịch mà Việt Nam cần phải đầu tư thu hút trong thời gian tới. Đây rõ ràng là nguồn khách có nhiều tiềm năng và có tác động lớn đến việc quảng bá hình ảnh, dịch vụ du lịch của Việt Nam đến Ấn Độ. Trong tương lai, ngành du lịch phục vụ khách Ấn Độ tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, trải nghiệm độc đáo và gắn kết văn hóa giữa hai quốc gia.
Tài Liệu Tham Khảo
- Cục du lịch quốc gia Việt Nam (2023) – Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2023
- Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, NXB.Tp. Hồ Chí Minh
- Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, NXB Chính trị Quốc gia
hội thảo “ tiềm hiểu thị trường và chăm sóc khách hàng”. Khách sạn Melia – Hà Nội
- “Cultural Psychology of Indian Societies” – Sách của Jitendra Mohan.
“Cultural Psychology: Cross-Cultural and Multicultural Perspectives” – Sách của David Matsumoto.
- “Indian Psychology: A Critical Reader” – Sách biên tập bởi Matthijs Cornelissen và Girishwar Misra.
- Ministry of Tourism – India Tourism Statistics (2021, 2022) – Bộ du lịch Ấn Độ – Niên giám thống kê 2021 – 2022: https://tourism.gov.in/sites/default/files/2022-09/India%20Tourism%20Statistics%202022%20%28English%29.pdf
Nguyễn Quang Vinh
Phòng NCTTSPĐT&QLKH