Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay
Du lịch là một trong những ngành dịch vụ mang lại nhiều doanh thu đối với các doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Một trong những giải pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch chính là phát triển du lịch thông minh. Nhiều điểm đến du lịch hiện đang được hiện đại hóa nhờ tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta mới chỉ tiệm cận được 1% trong cách sử dụng công nghệ biến đổi cuộc sống. Sự kết hợp của công nghệ vào công việc này sẽ là thử thách mới cho hoạt động kinh doanh của mỗi công ty du lịch và ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề cốt lõi của họ. Đổi mới công nghệ nhắm tới phát triển kinh tế xanh sạch là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu thế mới của doanh nghiệp hiện nay, không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả trong nền kinh tế.
- Du lịch ứng dụng công nghệ
Công nghệ lữ hành hay là công nghệ du lịch là một ứng dụng của Công nghệ thông tin và Truyền thông hoặc Công nghệ thông tin trong lĩnh vực lữ hành, du lịch và khách sạn. Phương thức du lịch bước đầu được kết nối với hệ thống đặt chỗ trên ứng dụng của doanh nghiệp hàng không. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều đó được sử dụng thông dụng hơn, nhiều hơn trong du lịch đặc biệt trong việc đặt chỗ ở trong dịch vụ khách sạn.
Khi hệ thống đặt chỗ trên máy tính được triển khai trong du lịch, nó cho thấy tín hiệu tích cực, khả năng sử dụng rộng rãi và hiệu quả hơn trên thực tế. Công nghệ Du lịch phối hợp hầu hết các yếu tố trong ngành công nghệ và du lịch để tạo ra một hệ sinh thái du lịch kết nối dễ dàng. Theo như thuật ngữ công nghệ trong du lịch, công nghệ du lịch nói chung có thể còn được gọi là du lịch điện tử (E-tourism hay E-travel).
Sự hiện diện của hình thức kinh doanh này cùng với sự tiên tiến của công nghệ di động, kinh doanh trực tuyến đã tạo nên rất nhiều về lựa chọn đối với du khách và hình thành một hệ thống phân phối trên toàn cầu ở ngành du lịch. Đây có thể coi là bước tiến trong lĩnh vực này khi mà các gần hết các dịch vụ trong quy trình du lịch của khách hàng (đặt phòng khách sạn, vé hàng không, xe vận chuyển…) được xử lý nhanh gọn trên hệ thống qua một đầu mối. Đồng thời gia tăng các giải pháp và phản ứng nhanh đối với các sự cố phát sinh trong kế hoạch du lịch của du khách.
1.1 Các bước ứng dụng công nghệ trong du lịch
Ứng dụng: Các ứng dụng linh động là một trong những phương pháp của công nghệ du lịch, được áp dụng để cung cấp một lựa chọn mới.
Internet: Trong ngành du lịch và khách sạn, tận dụng Internet hiệu quả có thể cải thiện rất nhiều về tốc độ xử lý, doanh thu. Các phương tiện truyền thông xã hội, website, đặt giao hàng trực tuyến, bài viết blog và quảng cáo online, tất cả đều được sử dụng để thu hút và hỗ trợ khách hàng lựa chọn địa đến và kết nối họ với nhà làm dịch vụ xây dựng tour.
Hệ thống máy tính: Vì nhiều tổ chức du lịch đặt tại nhiều nơi và quy mô lớn, nhỏ khác nhau, họ sử dụng hệ thống mạng máy tính để giữ kết nối. Hệ thống máy tính cho phép giao tiếp nhanh giữa các địa chỉ và chi nhánh, giúp dễ dàng hóa các chính sách đặt cọc phòng và giám sát lẫn nhau. Chúng được sử dụng trong nội bộ để trợ giúp nhân viên truy cập và theo dõi trên cùng một website tránh việc nhầm lẫn thông tin, nhằm có những tư vấn nhanh và đồng nhất đối với trải nghiệm của du khách; đồng thời có thể lưu trữ và xử lý các thông tin cần thiết của du khách (thông tin phòng, thông tin cá nhân, sở thích của khách và chi tiết đặt phòng…) một hệ thống đồng nhất.
Liên lạc di động: Liên lạc di động đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống không chỉ trong ngành du lịch. Sự cố mất mạng là điều không thể tránh khỏi nên liên lạc bằng mạng viễn thông là điều cần duy duy trì song song với mạng internet. Hầu hết các giao tiếp thông thường để nhanh gọn được thực hiện với hỗ trợ trực tiếp của nhân viên bằng thông tin di động.
1.2. Công nghệ tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến du lịch và lữ hành?
1.2.1. Tác động tích cực
Công nghệ làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện, dễ dàng và thoải mái hơn. Chúng ta có thể nhận được bất cứ thứ gì chỉ bằng một cái chạm hay nhấp chuột. Những thay đổi này tương tự trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, khách hàng không muốn suy nghĩ nhiều trước khi lựa chọn đi du lịch. Nhiều tiện ích từ công nghệ du lịch có thể được liệt kê như sau:
Tiết kiệm và tạo thuận lợi khi đi du lịch: Với nhiều đổi mới, du lịch sẽ trở nên thân thiện với môi trường. Đặt chỗ trực tuyến đăng ký di động, check-in online và vé điện tử có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, giấy tờ và đảm bảo lượt khách sẽ không còn phải ùn tắc xếp hàng để nhận vé và nỗi lo về thất lạc giấy tờ.
Ngày nay, sự đổi mới phát triển trong công nghệ đang thay đổi những công việc cồng kềnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng một thiết bị nhỏ. Không cần một máy phát nhạc để điều nghe nhạc, chỉ cần một tài khoản iTunes hoặc Spotify và khách hàng có thể nghe trực tuyến mọi lúc mọi nơi khi đang di chuyển. Kobo hoặc Amazon Kindle tiết kiệm một lượng lớn hàng hoá mà du khách phải mang.
Tạo thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa: Trong thế giới công nghệ thời nay, việc giao tiếp không cùng ngôn ngữ cũng được hỗ trợ một cách hiệu quả. Việc tích hợp tính năng như dịch thuật với Google dịch có thể trợ giúp khách hàng trong việc nói và hiểu được ngôn ngữ nước sở tại. Bên cạnh đó, các ứng dụng học ngoại ngữ như Duolingo cho phép người học làm quen rất nhanh với một ngôn ngữ khác hoặc củng cố những ngoại ngữ biết trước đó mà không cần tốn tiền.
Nhiều khách sạn và hãng hàng không cung cấp sự lựa chọn qua tin nhắn gửi cho khách hàng của họ trước thời hạn qua ứng dụng của riêng họ hoặc thiết lập kênh thông báo như WhatsApp, Messenger, Instagram. Tuy nhiên, chatbot là xu hướng mới – chúng đang trở thành nguồn lực không thể thiếu cho ngành du lịch. Ngoài ra, khách hàng còn giảm bớt gánh nặng mang theo tiền mặt khi đi du lịch; ít hơn về rủi ro – đặc biệt là khi đi du lịch nước ngoài hợp lệ, nơi mất tiền hoặc trộm cắp là điều xảy ra thường xuyên tại điểm đến. Sau khi được tích hợp hoàn toàn, các gian lận không còn là nỗi lo của khách đi du lịch.
1.2.2. Tác động tiêu cực
Công nghệ đặt ra các vấn đề tài chính trong một số gia đình vì hầu hết các công nghệ đều đắt đỏ chưa thể phổ cập cho mọi tầng lớp. Những cá nhân không có khả năng sở hữu loại đổi mới này sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống khi dần các phương pháp thủ công không còn được hỗ trợ từ đó dẫn đến sự thiếu hiểu biết tụt hậu lại càng tụt hậu. Bên cạnh đó còn là việc khó sử dụng với một số độ tuổi, những người sử dụng nếu không biết cách sử dụng, biết cách tiếp thu thông tin cần thiết sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thủ tục tưởng như đơn giản lại quá phức tạp với họ, các vấn đề về an ninh, an toàn trong việc sử dụng thiết bị điện tử.
Mặt trái của việc đổi mới về công nghệ là nó có thể gây ra khó khăn giữa các tầng lớp xã hội, giữa các độ tuổi. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến các đại lý du lịch không thể thích nghi kịp với thời đại. Việc sử dụng rộng rãi Internet đã tạo ra thay đổi vừa có hại vừa có lợi – đối với tổ chức du lịch. Do đó, trong thế kỷ mới này, tổ chức du lịch cần phải chủ động thích ứng để có thể tồn tại được trong quá trình phát triển nhanh như triều cường của công nghệ thông tin.
Arjan Dijk – Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc tiếp thị của Booking.com gần đây cũng nói rằng “trong thập kỷ mới này, chúng ta sẽ thấy cách ngành công nghiệp du lịch phấn đấu vươn lên đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quan tâm hơn đến sự bền vững, và với sự tò mò hoặc hiểu biết nhiều hơn về công nghệ, thông qua việc thúc đẩy phát triển các sản phẩm, chức năng và dịch vụ, việc khám phá thế giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết đối với mọi người”.
Các lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ vào du lịch gồm:
– Ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh doanh du lịch;
– Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xúc tiến, quảng bá du lịch;
– Ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác thống kê du lịch (vấn đề này còn hạn chế);
– Ứng dụng khoa học và công nghệ trong bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
– Ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý điều hành, hệ thống chính sách, nguồn nhân lực du lịch.
2. Du lịch ứng dụng công nghệ
Công nghệ lữ hành hay là công nghệ du lịch là một ứng dụng của Công nghệ thông tin và Truyền thông hoặc Công nghệ thông tin trong lĩnh vực lữ hành, du lịch và khách sạn. Phương thức du lịch bước đầu được kết nối với hệ thống đặt chỗ trên ứng dụng của doanh nghiệp hàng không. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều đó được sử dụng thông dụng hơn, nhiều hơn trong du lịch đặc biệt trong việc đặt chỗ ở trong dịch vụ khách sạn.
Hà Nội đã đưa vào hoạt động hệ thống các tài khoản trên mạng xã hội, tổng đài thông tin, tư vấn, giải đáp du lịch 1800556896 để giúp du khách thuận tiện hơn trong việc tiếp cận thông tin, hình ảnh các sản phẩm du lịch. Đây là bước đột phá trong công tác bảo đảm môi trường du lịch, định hướng phát triển thị trường cũng như tiếp nhận thông tin trực tiếp của du khách. Trang thông tin điện tử du lịch Hà Nội hoạt động với hai ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, cùng với các tài khoản mạng xã hội facebook, youtube, twitter để tăng tính tương tác, là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả để truyền thông, quảng bá du lịch điểm đến Hà Nội.
Kết quả cho thấy 100% khách du lịch quốc tế, 68,6% khách du lịch nội địa biết đến điểm đến du lịch Hà Nội qua kênh thông tin từ internet.
Các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch như Vietravel, Saigontourist, Thiên Minh Group, Hanoitourist, Benthanhtourist… Sàn giao dịch du lịch trực tuyến (Tripi) cho phép giao dịch các tour trọn gói, khách sạn và vé máy bay. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 10 sàn giao dịch du lịch. Đây là những điểm nhấn quan trọng của các doanh nghiệp du lịch Việt về khả năng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh.
Khi hệ thống đặt chỗ trên máy tính được triển khai trong du lịch, nó cho thấy tín hiệu tích cực, khả năng sử dụng rộng rãi và hiệu quả hơn trên thực tế. Công nghệ Du lịch phối hợp hầu hết các yếu tố trong ngành công nghệ và du lịch để tạo ra một hệ sinh thái du lịch kết nối dễ dàng. Theo như thuật ngữ công nghệ trong du lịch, công nghệ du lịch nói chung có thể còn được gọi là du lịch điện tử (E-tourism hay E-travel).
Sự hiện diện của hình thức kinh doanh này cùng với sự tiên tiến của công nghệ di động, kinh doanh trực tuyến đã tạo nên rất nhiều về lựa chọn đối với du khách và hình thành một hệ thống phân phối trên toàn cầu ở ngành du lịch. Đây có thể coi là bước tiến trong lĩnh vực này khi mà các gần hết các dịch vụ trong quy trình du lịch của khách hàng (đặt phòng khách sạn, vé hàng không, xe vận chuyển…) được xử lý nhanh gọn trên hệ thống qua một đầu mối. Đồng thời gia tăng các giải pháp và phản ứng nhanh đối với các sự cố phát sinh trong kế hoạch du lịch của du khách.
3. Những giải pháp quan trọng khi áp dụng công nghệ cho ngành du lịch
Công nghệ đóng một vai trò then chốt trong ngành du lịch và lữ hành kể từ thập kỷ trước. Việc đưa công nghệ vào du lịch đã trực tiếp giúp cắt giảm chi phí, nâng cao dịch vụ, cải thiện hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của du khách.
Công nghệ di động: Đây là những trọng tâm trong cách thức du lịch mới. Dựa trên thực tế, TripAdvisor thống kê rằng 45% người dùng sử dụng smartphone cho mọi việc liên quan đến kỳ nghỉ của họ. Điện thoại di động đã trở thành thứ không thể thiếu, trợ thủ đắc lực, đáng tin cậy của khách du lịch trong suốt hành trình.
Thực tế ảo: Thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) cũng đã bước vào thế giới du lịch và sự thật đây đang là xu hướng lựa chọn của nhiều đối tượng khách du lịch. Điều này còn quan trọng hơn với những vị khách du lịch đặc biệt, khi họ bị khuyết tật, hạn chế di chuyển, không thể đi lại hay tự mình đến những nơi họ muốn thì AR hay VR quả là những vị cứu tinh của họ khi có thể trải nghiệm phần nào kỳ quan thế giới. Ngày nay, người ta có thể “vươn mình” đến bất cứ đâu, những góc xa xôi nhất trên thế giới mà không cần xuống ghế một cách vô cùng chân thực.
Internet of things hay còn gọi là internet vạn vật (IoT): Internet of Things (IoT) hứa hẹn sẽ mang đến những điều vô cùng mới mẻ, đáng kể cho ngành du lịch. Chúng được tạo ra nhằm mục đích cảm nhận những biến động xung quanh như âm thanh, ánh sáng, giọng nói, chạm.. một cách vô cùng tinh vi có thể cảm nhận được những tiếng động nhỏ nhất và được kết nối với Internet bên trong các mặt hàng từ các sản phẩm tiêu dùng như ô tô, đồng hồ, vali,… đến các dịch vụ không thể nhìn thấy như nghỉ dưỡng, khách sạn, ăn uống,…v.v. Trên thực tế, Instituto Tecnológico
Hotelero, hay ITH là Viện Công nghệ Khách sạn của Tây Ban Nha khẳng định rằng Internet of Things sẽ là yếu tố quan trọng chuyển đổi trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng trong vài năm tới”.
Trợ lý ảo: một ví dụ đơn giản chính là các trợ lý ảo quen thuộc như Siri và Alexa được cài đặt trên điện thoại thông minh của mỗi chúng ta. Công dụng của chúng là hỗ trợ tối đa cho người dùng. Những trợ lý ảo này đáp ứng được mọi nhu cầu như cung cấp mọi thông tin mà bạn cần trong cuộc sống: thời tiết hôm nay ở thành phố, mở email, bật radio v.v. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp khách sạn, địa điểm du lịch cũng nghiên cứu tạo ra các trợ lý ảo hỗ trợ du khách làm tăng trải nghiệm cá nhân hóa và tương tác cho người tiêu dùng.
Dữ liệu lớn hay còn gọi là BIG DATA: Gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu, thảo luận, cuộc nói chuyện về Dữ liệu lớn, nhưng chúng vẫn chưa cho thấy rõ những điều mà nó mang lại cho ngành du lịch. Tuy nhiên, nhiều công ty trong ngành du lịch đã sử dụng nó trong chiến lược cụ thể riêng của công ty như tiếp thị marketing, phân tích thị trường và tối ưu vốn hóa đầu tư.
Chuỗi khối: Blockchain là một công nghệ sẵn sàng biến đổi thế giới chứ không riêng gì ngành du lịch. Mặc dù nghe thì nó chủ yếu liên quan đến tài chính nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch . Mặc dù chưa có nhiều kết quả thử nghiệm về nó, nhưng có thể nó sẽ hữu ích trong việc xác định hành khách tại các sân bay, đảm bảo tính xác thực, minh bạch trong ý kiến của khách du lịch và thanh toán nhanh và an toàn.
5G: Tất cả công nghệ du lịch sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với có mặt của mạng 5G. Chúng hứa hẹn tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn rất nhiều lần, phạm vi phủ sóng rộng hơn và kết nối ổn định hơn. Cụ thể tốc độ tải xuống nội dung nhanh hơn 20 lần so với trước đây, 5G cho phép triển khai và phát triển công nghệ mà 4G chưa thể làm được hay hạn chế. Điều đó có nghĩa là kết nối giữa các thiết bị thông minh sẽ nhanh và chính xác hơn và chúng ta sẽ có thể bắt đầu thực sự sử dụng, tận hưởng Internet vạn vật (IoT). Du lịch, ở nơi mà công nghệ biến khách du lịch thành nhân vật chính của trải nghiệm, sẽ trở thành hiện thực. Ngoài ra, thực tế tăng cường (AR) hoặc video 360° sẽ phổ biến và dễ tiếp cận hơn đến với nhiều người.
Ngành công nghiệp du lịch là ngành mà sự tương tác với khách hàng ngày càng trở nên quan trọng và những tiến bộ công nghệ đang giúp các công ty tiệm cận gần hơn và hiểu rõ hơn về khách hàng của họ
- Những vấn đề được đặt ra trong phát triển công nghệ với du lịch ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển và ảnh hưởng lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, ngành du lịch phải có những thay đổi lớn trong hướng phát triển. Điều này đòi hỏi cần sự chuẩn bị và có kế hoạch vĩ mô nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển về công cụ lao động cũng như lực lượng lao động trong ngành.
Cải thiện ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong du lịch. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Huế, cần cải thiện ở mọi địa phương đặc biệt tại các địa phương sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như Hải Phòng, Ninh Bình, Khánh Hòa, Quảng Bình, Lâm Đồng…. Cần đầu tư nâng cấp về kỹ thuật và mức độ ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch.
Thúc đẩy thị trường du lịch trực tuyến thông qua việc nâng tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, cải thiện trình độ khoa học công nghệ ở các cấp quản lý doanh nghiệp đến nhà nước từ địa phương tới trung đáp ứng chuyên biệt của thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối với các bên liên quan.
Đầu tư phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu du lịch gắn với khoa học và công nghệ. Đảm bảo được trình độ chuyên môn và kỹ năng của nguồn lực lao động phát huy tối đa tính sáng tạo, độ linh động và tăng cường khả năng thích nghi của lực lượng lao động du lịch trong chặng đường mới
Kết luận
Có thể nói các bên tham gia trong lĩnh vực du lịch đều đang hưởng lợi ích từ công nghệ. Công nghệ đã hỗ trợ ngành du lịch tạo ra sự thân thiện trong việc chuyển đổi công việc tốn kém nhân lực thành công việc đơn giản. Nó giúp giảm chi phí, nhân lực, vận hành tốt chiến lược quản trị khách hàng. Sử dụng công nghệ trong ngành du lịch và khách sạn đã đẩy mạnh hoạt động và làm cho hành trình du lịch trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Công nghệ đã thực sự chạm vào mọi khía cạnh của ngành du lịch và lữ hành và thúc đẩy sự đổi mới, độ chính xác, gia tăng tốc độ xử lý, sự tiện lợi, thân thiện với du khách và tiết kiệm chi phí.
Ngày nay, không nghi ngờ rằng công nghệ và du lịch là sự kết hợp không thể tách rời. Sự kết hợp này đóng vai trò quan trọng trong thực trạng mới, nơi mạng xã hội, ứng dụng, v.v. trở thành một phần không thể thiếu trong chuyến đi của mỗi người. Giám đốc Du lịch Eurecat Salvador Anton Clavé nhận xét trong sự kiện TourisTIC tại Barcelona rằng “Sự thay đổi không chỉ dừng ở sự cải thiện quy trình hoặc trải nghiệm khách du lịch; nó kéo theo sự biến động của chính hệ thống du lịch”. Công nghệ ngày nay cho chúng ta thông tin rõ ràng và các công cụ dễ sử dụng để tăng trưởng bền vững và bao trùm. Hãy cùng nhau tham gia và nắm bắt cơ hội vượt qua rào cản kỹ thuật số – và tạo nhiều lợi ích cho các bên tham gia.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013). Quyết định số 4227/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/11/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030
- Tổng cục Du lịch (2017). Báo cáo du lịch thường niên Việt Nam năm 2016
- Tổng cục Du lịch (2017). Thông tin về tình hình du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017
- Lâm Minh (2017). Doanh nghiệp du lịch Việt vẫn “loay hoay” với ứng dụng CNTT, truy cập từ http://toquoc.vn/du-lich/doanh-nghiep-du-lich-viet-van-loay-hoay-voi-ung-dung-cntt-259319.html
- Daintith, John, ed. (2009). “IT”, A Dictionary of Physics, Oxford University Press, retrieved 1 August 2012
- World Tourism Organization (1995). UNWTO technical manual: Collection of Tourism Expenditure Statistics, p.10.
- https://itdr.org.vn/nghien_cuu/thuc-trang-cong-tac-thong-ke-trong-hoat-dong-du-lich-va-mot-so-de-xuat-hoan-thien/
Vũ Trọng Hưng
Phòng Chính sách, Quy hoạch và Môi trường Du lịch