Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Kinh nghiệm phát triển DLNN ứng dụng công nghệ cao ở Israel

    Israel nằm bên bờ biển Địa Trung Hải xinh đẹp, khí hậu ở Israel phải hứng chịu những điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt với 60% diện tích đất nước là sa mạc, khô hạn nhất thế giới và chỉ có 1% diện tích là nước. Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An của Việt Nam chút ít, Hơn nửa diện tích đất đai của Israel là hoang mạc và bán hoang mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 20% diện tích đất đai là có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên. Israel nổi tiếng là quốc gia có khí hậu và điều kiện địa hình phức tạp, có nơi cận nhiệt đới nơi lại khô cằn, có khu vực thấp hơn mực nước biển 400m, lại có những vùng là đụn cát, gò đất phù sa…. Tổng quỹ đất ở Israel được phân chia như sau: rừng 5,7%, đồng cỏ 40,2%, canh tác 21,5%, sa mạc, sử dụng vào những mục đích khác 32,6%. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước, nhưng từ nhiều năm nay, Israel vẫn luôn là cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới…

    Bản đồ đất nước Israel nằm trong vùng Địa Trung Hải
    (nguồn Internet)

    Theo số liệu đến tháng 12/2017, dân số của Isarel là 9.026.760 người, mật độ dân số 395 người/km2.Tổng diện tích đất đang sử dụng cho canh tác là 4.100km2 (chiếm 1/5 diện tích). Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn trái và 3% trồng hoa. Chỉ với 225.669 người chiếm 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ thung lũng Arava – một trong những nơi khô cằn nhất thế giới – lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu.

    Một số hoạt động sản xuất NNUDCNC ở Isarel

    Từ nhiều năm nay, Israel vững vàng ở ngôi vị nhà cung cấp nông sản số một cho Liên minh châu Âu (EU). Một nông dân ở Israel có thể cung cấp đủ nông sản nuôi sống 90 người. Càng thiếu nước, Israel càng ứng xử thông minh với nước. Chính phủ xây dựng một bộ luật quản lý mức tiêu thụ nước ngọt và đầu tư hệ thống xử lý nước thải thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỷ lệ tái chế lên tới 75%.
    Các hoạt động NNUDCNC mà Isarel ứng dụng.
    +) Nông nghiệp trong điều kiện khô cằn;
    +) Nông nghiệp ở vùng biên giới;
    +) Công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới bằng nước khử mặn;
    +) Trồng trọt trong điều kiện bảo vệ môi trường;
    +) Nuôi cá nước sạch trong điều kiện thiếu nước;
    +) Giảm thiểu hao hụt nông sản qua sử dụng phương pháp kiểm soát côn trùng và bảo quản sau thu hoạch;
    +) Nuôi trồng cây cối, động vật thích ứng tốt với các điều kiện địa lý khác nhau
    Công nghệ trữ nước và sử dụng nước ở sa mạc:
    Trữ nước: Bể chứa nước khổng lồ mang tên Shizaf. Với khả năng dự trữ 150.000 m3 nước sạch, bể chứa này có nhiệm vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu. Bể được thiết kế để tích trữ nước từ giếng khoan vào thời điểm nhu cầu giảm. Bể có đáy chìm 3,5m dưới mặt sa mạc và chia thành nhiều lớp khác nhau, tạo nên bề mặt nổi 10m. Một khối lượng công việc khổng lồ được thực hiện để đào bỏ 320.000 m3 đá và đất sa mạc. Độ sâu của giếng khoan lên tới 1,5km mới tới túi nước ngầm. Kỹ thuật thiết kế đặc biệt của bể chống lại chế độ bốc hơi tự nhiên cũng như thu gom nước một cách hoàn hảo.

    Trang trại nuôi cá trong sa mạc của Israel

    Tưới nước: Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa, phía Bắc quốc gia này lượng mưa khoảng 800mm/năm và ở phía Nam chỉ khoảng 50mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 – 3 năm sau và lượng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900-2.600mm/năm. Không có gì ngạc nhiên khi nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.
    75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa.
    Israel giải quyết được sự thiếu nước, biến nước thành tài sản, đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, hơn 70% lượng nước được tái chế, gấp 3 lần quốc gia đứng thứ hai Tây Ban Nha.

    Sử dụng công nghệ trong chăn nuôi
    Nuôi cá trên sa mạc: Các nông trang bơm nước nóng 37 độ vào trong bể, nuôi cá thương mại. Nước chứa chất thải của cá được tưới cho rau, cây ăn quả. Nhờ vậy, nước được sử dụng tới 2 lần thay vì dùng 1 lần rồi bỏ.
    Những con bò có giáo dục: Ở trang trại nuôi bò sữa của Kibbutz Mashabbe Sade thuộc vùng Nagev, bò được huấn luyện rất kỹ, cứ đến giờ là tự tìm đường về trạm cho sữa, thậm chí không cần người dẫn dắt. Họ gọi những con bò này là “bò có giáo dục”. Và một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm – mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được.
    Điểm hình mô hình ứng dụng công nghệ cao trong việc cái tiến thung lũng Avara ở Isarel thành điểm du lịch vườn địa đàng của thế giới (Garden of Eden).
    Thung lũng Arava là phần khô cằn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng này trải dài từ phía nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân ban ngày lên tới 400C, ban đêm là 250C; nhiệt độ mùa đông ban ngày là 210C, ban đêm chỉ từ 3-80C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng vỡ vụn, khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Biển Chết – địa danh rất quen thuộc với thế giới do sự kỳ lạ cũng như sự khắc nghiệt của nó.
    Thung lũng Arava. Địa danh khá lạ đối với khách du lịch, nhưng lại là cái tên rất tự hào của mọi người dân Israel vì tại đây, phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc – những phép màu thực sự của khoa học công nghệ. Là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev với lượng mưa bình quân chỉ từ 20-50mm mỗi năm (Việt Nam là 1500mm/năm). Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này, là miền Trung – Việt Nam với những dải đất bạc màu và đồi cát, hóa ra vẫn còn là miền đất trù phú.
    Ban đầu có nhóm thanh niên Israel còn bồng bột, mang theo bánh mì và nước quyết định định cư tại thung lũng Arava năm 1959, cả một cộng đồng đã được xây dựng với nhiều thế hệ, tạo thành một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất cả nước. Khi những người đầu tiên đến đây, quyết định đó được xem là “điên rồ” nhất và chính những nhà khoa học cũng khẳng định con người không thể sống được ở vùng đất này.
    Nhóm người này đã làm được, không chỉ làm được, mà còn thành công rực rỡ, trồng trọt mà không cần đất và không cần nhiều nước, thoạt nghe cứ như chuyện của thế giới nào đó không phải trái đất này. Đó là đất nước Israel, nơi con người đã chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng cả thế giới về tính cần cù, bền bỉ, vượt khó, khả năng sáng tạo và không bao giờ dừng lại.
    Hiện trạng phát triển du lịch của Israel theo thống lượng du khách đến Israel tăng 25% trong năm 2018, lên mức kỷ lục gần 4 triệu lượt người trong năm 2018, mang về nguồn thu 6,5 tỷ USD cho Israel. Trong đó lượng khách du lịch đến tham quan tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm phát triển NNUDCNC của Isarel chiếm khoảng từ 40 – 50% lượng khách của toàn quốc. Do vậy ngành du lịch, đóng góp khoảng 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Israel.
    Bài học kinh nghiệm rút ra phục vụ cho việc phát triển du lịch NNUDCNC ở Việt Nam.
    Việt Nam đến nay vẫn là một nước nông nghiệp và phần lớn người dân vẫn sống nhờ nông nghiệp. Văn hóa truyền thống Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ sở nền nông nghiệp và văn minh lúa nước cùng sự đa dạng, phong phú về sản vật tự nhiên. Do đó, Việt Nam có lợi thế lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp, mà đặc biệt là du lịch NNUDCNC nếu chúng ta biết cách khai thác một cách có hiệu quả và sáng tạo các lợi thế này dựa vào một số kinh nghiệm cụ thể:

    Cần nhận thức rõ vai trò của du lịch NNUDCNC đóng vai trò như một công cụ để kích thích sự phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, cần nhận thức đúng đắn vai trò của loại hình này theo đó mới có những chủ trương chính sách phù hợp.

    Có chủ trương chính sách phù hợp của nhà nước và định hướng phát triển du lịch NNUDCNC một cách phù hợp, với chiến lược lâu dài. Phát triển loại hình trên cơ sở điều tra, khảo sát kỹ về tài nguyên du lịch và các điều kiện hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ không chỉ về vốn, phổ biến kinh nghiệm và kiến thức về quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp du lịch cho cộng đồng…

    Phát triển du lịch NNUDCNC với bảo tồn các giá trị nhằm phát triển bền vững: Phát triển du lịch NNUDCNC cần gắn liền với việc bảo vệ các giá trị tài nguyên và đồng thời gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo tại các khu vực, cộng đồng sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Thể hiện ở các mặt đảm bảo có sự tham gia của người dân địa phương, sử dụng các sản phẩm của địa phương, phương thức lưu trú chủ yếu là hình thức nghỉ nhà dân. Các nhà hàng phục vụ đều được chủ thể kinh doanh là người bản địa, đồng thời việc sự dụng các nông sản sản xuất từ mô hình sản xuất NNUDCNC của địa phương để phục vụ khách du lịch là vấn đề cần được quan tâm trú trọng góp phần tăng thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm

    Trần Thị Lan
    Trung tâm tư vấn và đào tạo du lịch

    Bài cùng chuyên mục