Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch sinh hoạt khoa học: “Phát huy giá trị của Bảo tàng trong phát triển Du lịch – Nghiên cứu thực tiễn tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”
Nhằm tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực trong phát triển du lịch, đặc biệt là phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam thông qua hoạt động bảo tàng, ngày 02/10/2013, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch tổ chức buổi sinh hoạt khoa học (SHKH) tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam với các hoạt động tham quan, khảo sát và tọa đàm về chủ để bảo tàng với du lịch.
Toa đàm do TS. Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và PGS. TS. Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đồng chủ trì. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Phát triển Du ịch và lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
TS. Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện NCPTDL phát biểu tại buổi tọa đàm
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập tháng 10/1995, vừa là một cơ sở khoa học vừa là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quí giá về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam. Tính đến năm 2000 Bảo tàng đã tích luỹ được 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom. Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Bảo tàng không những là điểm tham quan, giải trí, mà còn phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền. Hàng năm đã có tới 500.000 (số liệu 2012) du khách trong và ngoài nước tới thăm Bảo tàng. Với sự hấp dẫn về nội dung, hình thức trưng bày và phong cách phục vụ ở đây, năm 2012 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã được TripAdvisor bình chọn là một trong số Bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.
PGS. TS. Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm
Tọa đàm tập trung vào chủ đề phân tích tính hấp dẫn của bảo tàng đạt được trong thu hút du lịch, tiêu chí và quan điểm, nghệ thuật trưng bày độc đáo, phương pháp thuyết minh diễn giải để làm tăng giá trị trải nghiệm cho du khách; ứng dụng công nghệ và phát triển dịch vụ trong quá trình phục vụ khách tham quan; bào học về sự vươn lên vượt khó và thành công của Bảo tàng đó là sự kết hợp nhuần nguyễn sống động giữa yếu tố vật thể và phi vật thể; sự gắn kết giữa Bảo tàng với Du lịch và Bảo tàng với giáo dục… Các nghiên cứu viên của Viện NCPTDL cũng đã có một số gựi ý về kiểm soát lưu lượng khách tránh tác động tiêu cực giữa các nhóm khách khác nhau, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng các hoạt động dịch vụ làm gia tăng giá trị trải nghiệm cho du khách, đặc biệt đề xuất đưa nội dung trưng bày và trải nghiệm giá trị ẩm thực các dân tộc Việt Nam trọng không gian Bảo tàng đã thu hút được sự quan tâm. Tọa đàm cũng quan tâm tới sự hợp tác sắp tới giữa Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam trong việc nghiên cứu khách (Visitor survey), theo đó những hoạt động nghiên cứu sẽ do Viện NCPT Du lịch thực hiện và cung cấp kết quả cho việc quản lý của Bảo tàng.
Hoạt động SHKH tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong công tác nghiên cứu chuyên môn của Viện NCPT Du lịch, đây là hoạt động hợp tác tạo mạng lưới đối tác rộng rãi trên con đường phát triển.
Một số hình ảnh trong buổi Sinh hoạt Khoa học
TS. Hà Văn Siêu cùng NCV Viện NCPTDL tham quan, khảo sát tại Bảo Tàng