Trao đổi chuyên môn: Vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và H.Cebaloos-lascurain trong việc tính toán sức chứa tại khu điểm du lịch ở Việt Nam
Trong mấy năm gần đây, số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch sinh thái ngày càng tăng. Sự gia tăng số lượng khách đến các khu vực có tiềm năng đã góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là vùng sâu và vùng xa. Tuy nhiên, sự có mặt của con người tại khu vực sinh thái, chưa kể đến các hoạt động và số lượng cũng đã gây ảnh hưởng không đáng có đến vấn đề ổn định, sinh trưởng, bệnh tật…cho hệ sinh thái, đặc biệt là các loài nhạy cảm. Trước áp lực phát triển kinh tế – xã hội, cũng không thể đóng cửa tất cả những khu vực tài nguyên giá trị, hạn chế nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu du lịch mà phải biết kết hợp các lợi ích hài hòa giữa giữa thế giới tự nhiên và con người.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải có sự tính toán khoa học về sức chịu đựng của từng loại tài nguyên để diều chỉnh, cân bằng lợi ích đó. Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H.Cebaloos-lascurain đã đưa ra công thức tính toán tải lượng vật lý và khả năng chịu tải trong tự nhiên. Từ đó có thể vận dụng tính toán sức chứa tại một số điểm tài nguyên trong phát triển du lịch. Nội dung lý luận khoa học về tính toán vật lý rất dài nên tôi không nhắc lại trong bài viết này mà vận dụng trực tiếp cho dễ hiểu như sau:
Khái quát phương pháp tính toán:
– Khả năng chịu tải vật lý (PCC-Physical physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng đến tham quan du lịch tại một khu điểm du lịch sinh thái trong thời gian nhất định được tính bằng công thức:
PCC = A .D.Rf (1)
Trong đó A là diện tích của khu vực, điểm tham quan dự kiến.
D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay nói cách khác là mật độ khách được đáp ứng trên diện tích m2.
Rf (Rotation factor) là số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày tại điểm tham quan.
Thông thường Rf được tính bằng số thời gian được phép lưu lại điểm, khu vực tham quan/số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó, Rf được tính theo công thức.
Rf = Tcp/ Ttq (2)
Trong đó Tcp là thời gian cho phép tham quan
Ttq là thời gian khách lưu lại điểm tham quan
Ví dụ: Vườn bách thú mở cửa 8h trong ngày, đoàn khách du lịch tham quan dự kiến là 2h thì Rf = 4.
Ghi chú: Đối với diện tích thường được xem xét trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi đối tượng tài nguyên mà khách du lịch tham quan du lịch như một khu vườn, một nơi nuôi động vật hoặc khu vực sinh sống của thực vật, có thể là một khu vực để tổ chức các cuộc vui chơi giả trí.
Rf (Rotation factor) được xác định bởi thời gian cho phép số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan.
– Sức chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tác động nhưng thỏa mãn thời gian, số lượng người tại điểm tham quan.
Công thức được tính như sau:
ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- …- Cfn. (3).
Trong đó: Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực sinh thái thường được áp dụng tiêu chuẩn hoặc ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy ERCC có thể viết lại như sau:
ERCC=PCC . ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100)…((100- Cfn)/100) (4)
Hệ số giới hạn được tính là
Cfi =Mi/Mt
Trong đó Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.
Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các loại tài nguyên tại khu vực tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội, con người như nhận thức, phong tục tập quán… Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Các hệ số giới hạn thường gặp trong các khu du lịch sinh thái
Đặc điểm hình thành các khu du lịch sinh thái thường là nơi có tiềm năng tài nguyên tự nhiên, những khu vực nguyên giá trị tự nhiên hoang dã, nơi núi cao, rừng rậm, khu vực hang động hiểm trở, đây cũng là khu vực thường xuyên chịu tác động của các yếu tố bất thường của thời tiết, khí hậu như mưa, bão lụt; đây là khu vực cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đi lại khó khăn; do điều kiện đi lại nên công tác quản lý cũng không được thường xuyên đó là những hệ số ảnh hưởng giới hạn xẩy ra.
– Hệ số về thời tiết
Hệ số giới hạn về mưa bão, gió mùa, nắng hạn trong năm thường xẩy ra. Ở nước ta, mỗi khu vực hệ số này thường khác nhau. Ví dụ khu vực miền trung, trung bình mỗi năm có từ 2-3 tháng do tác động của mưa bão nên hệ số M bằng 60-90 ngày.
– Hệ số giới hạn về môi trường
+ Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ các chất thải, khí thải, rác thải trong thời gian nhất định đối với khách du lịch và tác động đến hệ sinh thái.
+ Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các phương tiện hay đám đông ảnh hưởng đến khách hay hệ sinh thái; hệ số này thường xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỷ lệ phần trăm người tán thành hay không trong cuộc điều tra.
+ Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây nguy hiểm cho khách và hệ sinh thái, thường xác định qua số lượng vụ.
+ Hệ số chất lượng nguồn nước, hệ số này được xác định thông qua các chỉ tiêu quan trắc theo tiêu chuẩn môi trường quy định.
+ Hệ số an toàn cho khách. Hệ số này được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm mức độ rủi ro thường xẩy ra và số ngày rủi ro trong năm.
+ Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Được xác định số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.
– Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng. Như độ dốc đường đi, tỷ lệ % số km đi lại khó khăn; số ngày có điện, cấp và thoát nước… Hệ số này thường được tính theo tỷ lệ % thông qua điều tra xã hội học.
– Hệ số giới hạn về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ số này được tính theo tỷ lệ % thông qua điều tra xã hội học.
– Hệ số năng lực quản lý. Bao gồm các công tác quản lý nhà nước về du lịch, tài nguyên, môi trường… hệ số này được tính tỷ lệ trung bình cho toàn bộ năng lực quản lý tại một khu vực phát triển.
Mô phỏng tính toán sức chứa bằng ví dụ cụ thể theo giả thiết sau
Ví dụ 1: tính khả năng sức chứa tối đa số lượng khách đến tham quan hang động có sử dụng phương tiện vận chuyển thuyền. Giả thiết bắt buộc tính số lượng khách tham quan đảm bảo sức chưa, thỏa mãn nhu cầu khách, đảm bảo an toàn. Cụ thể: hang Tối tại Phong Nha – Kẻ bang có chiều dài 3.000m, khoảng cách đón tiếp đến bến thuyền là 200m, chiều dài mỗi thuyền là 5m, thời giant ham quan tối đa trong hang là 4 giờ, thời gian khách tham quan khu vực liền kề là 8 giờ.
Yêu cầu cần phải làm rõ là số lượng thuyền trong ngày được sử dụng tối đa bao nhiêu? Số lượng khách đến tham quan để đảm bảo an toàn, bảo tồn và hoạt động hiểu quả?
Nếu gọi X là số lượng thuyền tối đa được sử dụng trong hang có công thức là X.5+(X-1).3=3.000m, suy ra X = 375,4 lượt thuyền
Nếu gọi Y là số nhóm người đi tham quan, trung bình mỗi nhóm có 5 người/ 01 thuyền đảm bảo an toàn với giả thiết trên
Theo giả thiết chiều dài hang Tối là 3.200m (chiều dài hang 3000m + khoảng cách đón tiếp đến bến thuyền 200m) ta có hàm Y.5 + (Y-1).3 = 3.200, suy ra Y = 400,4 nhóm.
Thời gian được phép tham quan là 8h/ngày, mỗi lần tham quan là 4h, số lượt khách du lịch là 02 (đi và trở lại) thì có số lượt khách tham quan trong hang Tối theo hàm sau:
PCC = (X +Y).5.2 = (375 + 400).10 = 7750 khách.
Như vậy, số lượng khách du lịch tối đa cho phép tham quan trong hang Tối đảm bảo được bền vững là 7.750 khách/01 ngày.
Xét các Hệ số giới hạn để tính toán sức chưa thực tế tại hàng Tối như sau:
Các hệ số giới hạn (mang các giả thiết) gồm:
+Hệ số giới hạn về thời tiết (Cf1).
Tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng trung bình có 02 tháng xẩy ra bão và lũ, khách du lịch không thể vào tham quan các hang do nước to không đảm bảo an toàn, thuyền chở khách không thể vào hang, nên yếu tố thời tiết là yếu tố giới hạn cho khách. Ta có M1 = 60 ngày (02 tháng), Mt = 365 ngày. Ta có hàm sau
Cf1 =60/365 =0,164 =16,4%.
Hệ số giới hạn trời nắng (Cf2) tại Phong Nha – Kẻ Bàng vào tháng 5,6 có ảnh hưởng đến khách du lịch, giời hạn giờ từ 12h-14h là yếu tố giới hạn ta có M1 là 180 h, Mt là 2.160 h, từ đó ta có hàm sau:
Cf2 =180/2160=0,833 =8,33 %.
Hệ số an toàn về dịch vụ chèo thuyền trên sông Son. Theo quy định 01 thuyền chở được tối đa là 4 khách và 01 hướng dẫn. Nếu số lượng vượt quá quy định trên 04 người khách du lịch thì dẫn đến vi phạm nội quy an toàn cho khách ngồi trên thuyền dẫn đến M1 =1, Mt là 4 ta có hàm sau:
Cf3=1/4=2,5%.
Từ các hệ số giới hạn trên ta có hàm tính toán an toàn cho 01 ngày khách đi lại trên hang Tối của Phong Nha – Kẻ Bàng theo:
ERCC TC =PCC. ((100- Cf1)/100). ((100- Cf2)/100).((100- Cf3)/100) = 7750 . 84,6 . 83,56 . 97,5 = 5341 người cho 01 ngày
Vậy thực khả năng chịu tải của hang Tối tại Phong Nha – Kẻ Bàng là 5.341 khách du lịch tham quan cho 01 ngày. Ngoài ra, có thể xem xét thêm hệ số giới hạn về năng lực quản lý, tiếng ồn, môi trường để tính sức chứa thực chi tiết thêm của hang Tối tại Phong Nha – Kẻ Bàn.
Ví dụ 2. Về tính toán sức chứa tại khu vực sinh thái Tràm Chim-Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) cho cơ quan quản lý. Với các giả thiết sau: Độ dài tham quan bằng đường bộ trên cánh đồng là 1.000m, số lượng khách tối đa để đảm bảo không giây xáo trộn cư ngụ của chim cho 01 nhóm người 10 khách, khách quy định từng người là 1 m, khoảng cách các nhóm là 20m, thời gian tham quan tối đa là 6 h, thời gian đón khách tối đa là 8h.
– Yêu cầu tính toán số lượng đoàn tối đa được tham quan. Nếu gọi X là số nhóm tham quan ta có hàm sau:
X.10 +(X-1).20 =1000 suy ra X = 34 đoàn
Mỗi khách đi một vòng trong khu vực vậy Rf = 1, vậy ta có hàm sau
PCC = 34.10.1 = 340 lượt khách du lịch tham quan trong 01 ngày.
Xác định khả năng chịu tải thực tại khu vực Tràm Chim.
Xác định các hệ số giới hạn. Giả thiết các yếu tố giới hạn tại đây bao gồm: Thời tiết nắng nóng, bão lụt…ảnh hướng đến hệ sinh thái các loài chim cư ngụ là Cfi
+ Hệ số giới hạn về bão lụt là (Cf1) thường xẩy ra tháng 7, 8, 9 ngập lụt trên cánh đồng. Ta có M1 là 90 ngày (03 tháng), Mt là 365 ngày. Ta có hàm
Cf1 =90/365=24,65%
+ Hệ số giới hạn về nắng (Cf2) là tháng 6, 7 nắng nhất từ 11h-14h hàng ngày gây khó khăn cho quan sát và trú ẩn của các loài chim, ta có M1 là 60 ngày x 4 h = 240 h. Ta có ham tính toán sau
Cf2 =240/2160 =1,11%
+ Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến nơi cư trú của các loài chim trong khu vực là (Cf3). Giả sử thời gian chim về khu vườn là từ 16 h đến sáng hôm sau, sau đó bay đi tìm mồi. Vậy M1 = 12h, Mt = 24 h, ta có hàm tính toán sau:
Cf3=12/24 =5%
+ Hệ số giới hạn đường đi lại khó khăn trong khu vực Tràm Chim gây nguy hiểm cho khách du lịch là (Cf4), độ an toàn đảm bảo đạt 35%. Ta có sức chứa tại khu vực Tràm Chim theo hàm sau
ERCC= 340 .75,35%.98,89%.95%.65% = 156 lượt khách trong 01 ngày tại khu vực Tràm Chim.
Trên đây là những vấn đề cơ bản trao đổi trong việc tính toán sức chứa theo định lượng cho các khu vực phát triển du lịch dựa vào các khu sinh thái để bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái trong khai thác phát triển du lịch.
TS. Võ Quế – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch