Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Tổ chức, khai thác không gian kiến trúc cảnh quan tại các khu di tích lịch sử văn hóa thuộc thành phố Hà Nội và phụ cận nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch thủ đô”

    1. Mục tiêu:

    Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (KTCQ) tại các khu di tích lịch sử văn hoá(LSVH) thuộc T.P Hà nội và phụ cận nhằm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị của di tích phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch thủ đô.

    2. Nội dung và kết quả nghiên cứu:

     – Xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian KTCQ trên cơ sở : đánh giá đặc điểm hệ thống khônggian KTCQ các di tích LSVH tại Hà nội và phụ cận; Đánh giá các yếu tố tác động đến tổ chức không gian KTCQ như: điều kiện tự nhiên; điều kiện KTXH và phong tục tập quán; Hoạt động du lịch;…và dự báo xu hướng biến đổi của không gian KTCQ trước các tác động đó.

    – Đánh giá hiện trạng tổ chức khai thác không gian KTCQ phục vụ du lịch trên cơ sở khảo sát điều tra hiện trạng và thu thập xử lý số liệu. Xác định những hạn chế của tổ chức không gian KTCQ và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.

    – Học tập kinh nghiệm của các di tích LSVH nổi tiếng trong và ngoài nước về bảo tồn và khai thác không gian KTCQ phục vụ du lịch.

    – Đề xuất các yêu cầu đối với tổ chức KTCQ trên quan điểm phát triển bền vững được xác định trên 3 khía cạnh chủ yếu: Các yêu cầu đối với việc bảo tồn hệ thống cảnh quan truyền thống của di tích; Các yêu cầu đối với việc phát triển hệ thống cảnh quan du lịch tại di tích; Các yêu cầu đối với công tác quản lý KTCQ tại các di tích LSVH.

     – Đề xuất định hướng qui hoạch không gian và tuyến điểm du lịch VHLS tại T.P Hà Nội và phụ cận dựa trên những căn cứ khoa học vững chắc, làm nền tảng cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp quản lý và kiểm soát không gian KTCQ du lịch tại các vùng, khu, điểm du lịch VHLS. 

    – Đề xuất các nguyên tắc tổ chức không gian KTCQ tại các khu di tích LSVH điển hình của T.P Hà nội và phụ cận nhằm đưa ra một giới hạn khung cho cho quá trình phát triển KTCQ tại các khu di tích LSVH.

    – Đề xuất các giải pháp vĩ mô mang tính liên ngành để tổ chức khai thác không gian KTCQ bền vững.

    – Đề xuất hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc tổ chức KTCQ, làm cơ sở cho việc xây dựng các qui chế cụ thể quản lý quá trình phát triển KTCQ tại di tích LSVH.

    – Đề xuất các nội dung cơ bản của qui chế quản lý khai thác không gian KTCQ tại các di tích LSVH bao gồm: Các qui định về tổ chức khai thác không gian KTCQ phục vụ du lịch ; Các qui định về quản lý các họat động kinh doanh dịch vụ ; Các qui định về quản lý chất lượng môi trường ; Các qui định về hành vi ứng xử của các đối tượng tham gia họat động tại khu du lịch VHLS.

    – Đề xuất các giải pháp qui họach, thiết kế không gian KTCQ cụ thể tại khu du lịch VHLS Đền Đô- Đền thờ Lý Bát Đế, khu di tích LSVH đặc biệt quan trọng đối với việc kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.

    3. Hiệu quả kinh tế xã hội và khả năng ứng dụng:

    * Hiệu quả kinh tế xã hội

    – Bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của các di tích LSVH tại Hà nội và phụ cận.

    – Tạo ra sản phẩm du lịch và không gian VHLS đặc thù, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh doanh thu du lịch góp phần tạo ra sự phát triển đột phá cho du lịch Hà nội.

    – Nâng cao vị thế của Thủ đô Hà nội và Việt Nam trong quá trình hội nhập.

    * Khả năng ứng dụng

    – Sở Du lịch Hà nội: ứng dụng trong việc xây dựng định hướng phát triển du lịch tại các khu di tích lịch sử văn hoá.

    – Sở Văn hoá và Sở Qui hoạch – kiến trúc: ứng dụng trong việc xây dựng cơ chế chính sách quản lý và kiểm soát sự phát triển của các công trình dịch vụ du lịch và sự biến đổi của không gian KTCQ trong các khu di tích lịch sử văn hoá.

    – Các doanh nghiệp du lịch: ứng dụng trong việc đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ du lịch trong các khu di tích lịch sử văn hoá.

    – Trường Đại học Kiến trúc Hà nội và trường ĐHXD Hà nội: Bổ sung, hoàn thiện giáo trình môn học Kiến trúc cảnh quan.

    – Viện NCPT Du lịch: Bổ sung vốn kiến thức cần thiết cho các cán bộ chuyên môn trong việc qui hoạch và thiết kế các công trình du lịch tại các khu di tích LSVH.

    Bài cùng chuyên mục