Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Tình hình phát triển du lịch tại Hàn Quốc và những chính sách phát triển du lịch trong thời gian tới

    nctd-chienthang-hanquoc-2018   Tình hình du lịch Hàn Quốc những năm gần đây

       Theo báo cáo UNWTO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 19 (8-14/10/2011, Gyeongju, Hàn Quốc), dự kiến sẽ có khoảng 1,8 tỷ lượt khách đi du lịch quốc tế vào năm 2030, du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng trong hai thập kỷ tới , thu hút 10% lao động ở các quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…[1] Năm 2017, tổng số khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc đạt 13,3 triệu lượt, giảm 22,7% so với năm 2016 (17,24 triệu lượt)[2], mặc dù số liệu khách du lịch quốc tế năm 2016 tăng 30,3% so với năm 2015. Doanh thu từ du lịch đạt 17,210 triệu USD[3], GDP trên đầu người của Hàn Quốc là 1.929 USD, dự kiến đến năm 2030 con số này tăng lên 2.651 USD, đến năm 2050 là 3.539 USD.[4]

       Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (Korean Tourism Organisation – KTO), trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc thành lập năm 1962, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch. Thứ trưởng phụ trách về du lịch giúp việc cho Bộ trưởng, chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo Cục Du lịch. Cục Du lịch gồm 7 phòng: phòng chính sách du lịch, phòng tài nguyên du lịch, phòng công nghiệp du lịch, phòng hợp tác quốc tế, phòng xúc tiến du lịch, phòng phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Hiện tổ chức có 27 văn phòng đại diện ở nước ngoài và 5 văn phòng trong nước với tổng số 765 nhân viên. Các Văn phòng đại diện do Cơ quan Du lịch quốc gia KNTO (Korea National Tourism Organization) quản lý và điều hành, nhân sự cũng do KNTO quyết định. Nhiệm vụ chính của KNTO là quảng bá và phát triển du lịch – là ngành kinh tế chiến lược; xây dựng chính sách phát triển du lịch và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các đơn vị tư nhân trong lĩnh vực du lịch.[5]

       Để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Hàn Quốc, Bộ Du lịch xác định tầm quan trọng của việc hoạch định thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch lớn, xây dựng sản phẩm du lịch biển, kết hợp với MICE và du lịch chăm sóc sức khỏe. Bộ Du lịch cũng đã xây dựng chính sách thu hút nhiều hơn khách du lịch đến các vùng để hỗ trợ nền tảng phát triển vững chắc hơn cho du lịch địa phương. Hàn Quốc xây dựng sản phẩm đặc trưng cho quốc gia là du lịch gắn với văn hóa truyền thống, tìm kiếm và tái tạo những tiềm năng văn hóa độc đáo trở thành sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Năm 2015, Bộ Du lịch đã lựa chọn 10 chủ đề du lịch văn hóa truyền thống, điển hình như di tích lịch sử, văn hóa (gắn với nhà văn hóa và triều đại Joseon), lối sống truyền thống (y học, trang phục và đồ gốm Hàn Quốc)… [6]

       Sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, trong đó phải kể đến sân bay quốc tế Incheon, cùng với Sân bay quốc tế Hồng Kông và sân bay Changi, đã trở thành những trung tâm vận tải quan trọng ở châu Á. Những thế mạnh của du lịch Hàn Quốc là văn hoá, truyền thống lâu đời mang ảnh hưởng của Trung Hoa; giao thông đi lại thuận tiện; tính hiện đại và đa dạng của các khu vui chơi giải trí; đặc biệt là ngành công nghiệp giải trí (điện ảnh, truyền hình, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn). Hàn Quốc được biết đến với khẩu hiệu ‘Dynamic Korea’ (Hàn Quốc năng động). MICE cũng là một thế mạnh của ngành dịch vụ Hàn Quốc. Điểm yếu và cũng là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của du lịch Hàn Quốc là ngôn ngữ. Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thống duy nhất được sử dụng tại Hàn Quốc. Tiếng Anh và một số thứ tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Nhật cũng được sử dụng với phạm vi nhỏ hẹp và chỉ ở các trung tâm du lịch, các cơ sở lưu trú cao cấp.

       Hàn Quốc có “Kế hoạch Quảng bá Du lịch” nằm trong kế hoạch 5 năm tới (từ 2018 – 2022) với các ngành liên quan. Theo một điều tra mới đây của Hàn Quốc[7], hoạt động du lịch được ưa thích nhất trong số các hoạt động giải trí, chiếm 38,3%, tiếp đó là hoạt động xe biểu diễn văn hóa, nghệ thuật (12,2%) và đứng thứ 3 là hoạt động thể thao (12,2%). Ngành Du lịch và dịch vụ tạo ra nhiều hơn gấp đôi số việc làm so với ngành sản xuất chế biến[8]. Theo Euromonitor International, có 80 % dân số Hàn Quốc đi du lịch vào ngày nghỉ; trong đó tỷ lệ nam và nữ sấp xỉ nhau, độ tuổi đi du lịch từ 15 đến 49 chiếm tỷ lệ cao nhất. Mùa đi du lịch trùng vào các kỳ nghỉ lễ của Hàn Quốc, vào các tháng 1, 2, 6, 7, 8, 9 và 12. Độ dài ngày nghỉ 03 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là từ 4 – 7 ngày, số khách đi du lịch trên 07 ngày chiếm tỷ trọng nhỏ.[9]

     Tổng quan công tác quảng bá và marketing du lịch Hàn Quốc hiện nay[10]

       – Tổ chức các hội chợ du lịch quốc tế và các sự kiện quảng bá du lịch

       – Xây dựng chiến lược thị trường mới, chú trọng thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazakhstan… và các thị trường chi trả cao như Trung Đông và Nga. Đặc biệt, tăng cường các hoạt động trao đổi du lịch giữa Hàn Quốc – Trung Quốc – Nhật Bản

       – Quản lý chặt chẽ các thị trường đang có xu hướng phát triển nhanh như thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, có kế hoạch xây dựng thương hiệu chung “Visit East Asia”

       – Phát triển nội dung các loại hình du lịch dựa vào văn hóa “Làn sóng Hàn Quốc”

       – Phát triển các loại hình sản phẩm du lịch gắn với đạo Hồi, như nhà hàng phục vụ người theo Hồi giáo với các bàn, kệ cầu nguyện…

       – Phát triển các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe vì sản phẩm có tính cá biệt hóa đối với từng cá nhân và vì vậy chi tiêu của khách tương đối cao.

       – Có chiến lược quảng bá ở nước ngoài, khai thác lợi thế của các sự kiện giao lưu với các quốc gia khác, như sự kiện Thế vận hội mùa đông châu Á

       – Xây dựng hình ảnh theo chủ đề cho mỗi thị trường khác nhau theo chu kỳ 2 năm/ lần

       – Tận dụng công cụ truyền thông kỹ thuật số và đa dạng hóa quảng cáo ở các vùng khác nhau[11]

       – Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch (Bộ Tư pháp) thực hiện việc cải thiện thủ tục cấp visa như mẫu đăng ký đơn giản cho các chuyến du lịch khuyến thưởng, ngoại giao, sinh viên các trường đại học danh tiếng trên thế giới, nhân viên các tập đoàn của các quốc gia Đông Nam Á, các quốc gia OECD… Đồng thời, cải tiến thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh dễ dàng, tự động hóa cao.

       – Có chính sách cấp visa điện tử cho các thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Việt Nam và Philippines

       – Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngành Du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, doanh nghiệp số để tạo ra sản phẩm du lịch hội tụ của tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với CMCN 4.0

       – Nâng cao năng lực quản trị chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm luật Du lịch, ví dụ không cho phép phá giá thị trường…

       – Cải thiện điều kiện giao thông xuyên biên giới, các đường bay, và quảng bá chính sách tự do hóa hàng không

       – Có chiến lược xây dựng mô hình hợp tác đa phương về phát triển du lịch, trong đó, chú trọng kênh đối tác với các tổ chức như UNWTO, PATA, Ủy ban Du lịch của OECD, APEC, và ASEAN…

       – Chủ động trong vai trò chủ chốt thu hút các chuyên gia du lịch, các hội nghị, hội thảo cho ngành Du lịch

       – Phổ biến thông điệp mô hình phát triển du lịch thành công của Hàn Quốc đến từng công ty, viện nghiên cứu của Hàn Quốc.

       – Thúc đẩy các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (ODA) để tăng cơ hội đầu tư

       – Hiệp hội du lịch Hàn Quốc quảng bá du lịch thông qua chương trình phát sóng các buổi hòa nhạc K-Pop, phim truyền hình Hàn Quốc, gặp gỡ các ngôi sao, người nổi tiếng Hàn Quốc, gắn với trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc.

       – Phát triển thị trường dựa trên sự lớn mạnh của công ty tư nhân và thúc đẩy mô hình quảng bá du lịch dựa trên mối quan hệ đối tác công tư.

       – Cộng đồng khởi nghiệp Hàn Quốc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thành lập “Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiềm năng” (tourism venture incubation Center), với các dịch vụ tư vấn phù hợp (quản lý tài chính, pháp lý, marketing…)

       Kế hoạch Phát triển Du lịch Tương lai

       – Xây dựng Luật Du lịch sửa đổi, đặt trọng tâm cho nhiệm vụ quảng bá du lịch và Chiến lược Phát triển Du lịch Quốc gia, trong đó tăng cường hơn nữa sự tham gia của công chúng vào phát triển du lịch và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nghề và cấp chứng chỉ trong ngành Du lịch.

       – Hình ảnh Hàn Quốc đa dạng được thể hiện trong kế hoạch quảng bá khác nhau cho các thị trường chiến lược.

       – Tạo điều kiện thuận lợi cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, đặc biệt thu hút đối tượng khách có khả năng chi trả cao và chú trọng vào các thị trường đang nổi khác.

       – Xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao để phục vụ khách du lịch cao cấp

       – Xây dựng sản phẩm du lịch gắn với làn sóng Hàn Quốc, lựa chọn “Nhóm sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe”. Ngành công nghiệp sáng tạo sẽ trở thành một ngành mang lại giá trị tạo thêm cho du lịch.

       Dự báo đến năm 2022

          – Tăng số lượng khách của các thị trường Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc và các vùng lãnh thổ từ 6,4 triệu lượt năm 2007 lên 8,5 triệu lượt.

          – Tăng số lượt khách quay trở lại từ 7 triệu lên 15 triệu lượt.

          –  Tỷ lệ khách du lịch đi lẻ tăng từ 75% lên 80%.

          – Thu nhập từ du lịch tăng từ 17 nghìn tỷ Won (15,42 tỷ USD) lên 28 nghìn tỷ Won (25,40 tỷ USD).

          – Tăng thứ hạng năng lực cạnh tranh về du lịch và lữ hành từ 19 (2016) lên 15

          – Tăng chi tiêu xúc tiến du lịch từ 25% lên 30%

          – Cải cách ngành Du lịch, chú trọng tới việc tăng cường hiệu lực của các quy định

          – Huy động kinh phí cho quỹ phát triển du lịch lên tới 150 nghìn tỷ Won

          – 800 công ty cung cấp dịch vụ du lịch mới của tương lai

    Kế hoạch hành động đến năm 2022

    $11.     Xây dựng chiến lược phát triển du lịch

    $12.     Quan tâm đến bảo vệ khách du lịch

    $13.     Nâng cao năng lực phục vụ và nền tảng phát triển du lịch nội địa

    $14.     Xây dựng chiến lược riêng biệt cho các thị trường

    $15.     Chú trọng thị trường khách du lịch cao cấp

    a.      Du lịch bền vững, gắn với

     i.      MICE

    ii.      Du lịch y tế

    iii.      Du lịch nông thôn

    iv.      Du lịch tàu biển, nâng cấp kết cấu hạ tầng

    1b.     Du lịch cao cấp

    $16.     Đổi mới du lịch sinh thái

    1a.      Công ty du lịch sinh thái sáng tạo, đổi mới

    1b.     Ngành Du lịch huy động thêm cho quỹ phát triển du lịch

    1c.      Tri trả công bằng cho dịch vụ môi trường

    $17.     Hỗ trợ chuyên môn tùy theo loại hình kinh doanh

    1a.      Kiến thức, thông tin

    1b.     Mở rộng dịch vụ trí tuệ nhân tạo

    $18.     Cải cách quy định ngành Du lịch để hỗ trợ tăng trưởng

    1a.      Nhanh chóng vượt qua thách thức trong kinh doanh

    1b.     Đẩy mạnh xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

    1c.      Cải cách quy định cho ngành Du lịch

    $19.     Cải thiện hệ thống pháp lý ngành Du lịch cho tương lai

    1a.      Trình Quốc hội Luật Du lịch sửa đổi

    1b.     Thường xuyên truyền thông cho chính quyền địa phương


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    $11.                  

    UNWTO (2017). Tourism Highlights 2017 Edition. https://www.e-unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284419029

     

    $12.                  

    IMF (số liệu năm 2016); PwC (dự báo cho năm 2030 và 2050)

     

    $13.                  

    BOK – Ngân hàng Hàn Quốc (2014): Nghiên cứu Ngành

     

    $14.                  

    Bộ VHTTDL, Báo cáo tổng hợp Đề án Đẩy mạn thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015

     

    $15.                  

    Bộ VHDL Hàn Quốc, Ban Hợp tác, Báo cáo phục vụ cuộc họp Bộ trưởng về Kế hoạch Xúc tiến Quảng bá Du lịch Quốc gia, tháng 12/2017

     

    $16.                  

    Trang web https://kto.visitkorea.or.kr/eng/tourismStatics/keyFacts/KoreaMonthlyStatistics/eng/inout/inout.kto?func_name=3

    Truy cập ngày 15/6/2018

    https://www.linkedin.com/pulse/current-status-future-outlook-koreas-tourism-leisure-industry-kim/

    Truy cập ngày 15/6/2018

    Trang web http://www.joneslanglasalle.com.vn/vietnam/en-gb/Research/Vietnam-Spotlight%20on%20the%20Accommodation%20and%20Tourism%20Industry.pdf

    Truy cập ngày 15/6/2018

     



    [1] UNWTO (2017). Tourism Highlights 2017 Edition. https://www.e-unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284419029

    [2] https://kto.visitkorea.or.kr/eng/tourismStatics/keyFacts/KoreaMonthlyStatistics/eng/inout/inout.kto?func_name=3

    [3] UNWTO (2017). Tourism Highlights 2017 Edition. https://www.e-unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284419029

    [4] IMF (số liệu năm 2016); PwC (dự báo cho năm 2030 và 2050)

    [5] UNWTO, Cấu trúc và Ngân sách của các Tổ chức Du lịch Quốc gia 2004-2005

    [6] https://www.linkedin.com/pulse/current-status-future-outlook-koreas-tourism-leisure-industry-kim/

    [7] Bộ VHDL Hàn Quốc, Ban Hợp tác, Báo cáo phục vụ cuộc họp Bộ trưởng về Kế hoạch Xúc tiến Quảng bá Du lịch Quốc gia, tháng 12/2017

    [8] 2014, BOK – Ngân hàng Hàn Quốc: Nghiên cứu Ngành: tỷ số tạo thêm việc làm cho ngành dịch vụ: 17.3; sản xuất: 8.8; du lịch: 18.9

    [9] Bộ VHTTDL, Báo cáo tổng hợp Đề án Đẩy mạn thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015

    [10] Bộ VHDL Hàn Quốc, Ban Hợp tác, Báo cáo phục vụ cuộc họp Bộ trưởng về Kế hoạch Xúc tiến Quảng bá Du lịch Quốc gia, tháng 12/2017

    [11] Đối với thị trường khách Hồi giáo, tranh thủ quảng bá vào tháng ăn kiêng Ramadan

    Chiến Thắng

    Bài cùng chuyên mục