Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
Ngày 21/12/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 2057/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu du lịch đặc biệt, đại diện cho tỉnh Hà Giang, với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; năm 2030, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia.
Theo Quy hoạch vừa được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2020, khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn sẽ đón 800 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 130 nghìn lượt; năm 2025, đón 950 nghìn lượt khách (khách quốc tế đạt 250 nghìn lượt); năm 2030, đón 1,1 triệu lượt khách (khách quốc tế hơn 380 nghìn lượt). Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
Công Viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Ảnh minh họa: nguồn internet)
Về phát triển sản phẩm du lịch, chú trọng khách du lịch nội địa với các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch địa chất; du lịch cộng đồng; du lịch thiên nhiên; đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù: Một ngày của Pao; Chợ tình Khâu Vai; Một ngày với vua mèo tại khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương; Một ngày làm nương rẫy với người Mông ở Mèo Vạc; Phố đi bộ và lễ hội phố cổ Đồng Văn; Du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn; Du lịch khám phá sông Miện.
Cũng theo Quy hoạch, Khu du lịch cũng được bố trí thành 5 phân khu du lịch chính gồm: Phân khu du lịch công viên văn hóa Thanh niên xung phong (thôn Xéo Sả Lủng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc; Phân khu du lịch thể thao mạo hiểm Mã Pì Lèng (thuộc hẻm vực Tu Sản); 3- Phân khu du lịch lòng hồ thủy điện Thái An (thuộc xã Thái An, huyện Quản Bạ); Phân khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe Quản Bạ (thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ); Phân khu du lịch sinh thái Nặm Đăm (thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ.
Hà Giang được đánh giá là điểm nhấn du lịch ở khu vực các tỉnh Đông – Tây Bắc, là nơi có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch. Mấy năm gần đây, Hà Giang được biết đến như một điểm đến mới nổi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Năm nay, Hà Giang cũng vinh dự được Tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh – Rough Guides xếp thứ 6 trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam.
Văn Dương
10. Israel
Ngành công nghiệp du lịch tại Israel cũng đang bùng nổ. Theo UNWTO, lượng khách du lịch tới nước này đang tăng 25.1% trong năm nay. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì lâu dài, sẽ đưa tổng số khách du lịch đến thăm Israel ước tính vào khoảng 3.7 triệu vào cuối năm nay. Israel và Palestine có thể là các điểm đến phát triển nhanh nhất ở Trung Đông