Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ thời kỳ 2000 – 2010 và đến 2020

                Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) là lãnh thổ bao gồm 16 tỉnh : Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An.  Đây là lãnh thổ có vị trí chiến lược quan trọng, có tiềm năng lợi thế to lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, môi trường sinh thái của cả khu vực Bắc Bộ và của cả nước. TDMNBB cũng là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc với các đặc trưng cơ bản về đất nước và con người Việt Nam. Đấy chính là đặc điểm quan trọng hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với TDMNBB.

                Với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Điện Biên, Sa Pa, Ba Bể, Bản Giốc, Đền Hùng, Kim Liên, … trong thời gian qua, VDLBB đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

                Sự phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, làm thay đổi diện mạo những điểm có tiềm năng du lịch vốn còn nghèo trước đây với nhiều công trình dịch vụ mới mọc lên, nhiều cơ sở kỹ thuật hạ tầng được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển du lịch, nhiều công ăn việc làm đã được tạo thêm góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo của đồng bào, củng cố vững chắc quốc phòng – an ninh vùng biên giới. Những kết quả thu được của sự phát triển du lịch trong thời gian qua ở TDMNBB là đáng ghi nhận.            

                Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển du lịch trong thời gian qua trên địa bàn TDMNBB vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Sự phát triển du lịch của vùng còn manh mún với việc khai thác những tiềm năng sẵn có, thiếu sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa các địa phương trong vùng theo một chính sách nhất quán, một chiến lược chung, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của vùng gắn với quốc phòng – an ninh. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển du lịch còn thấp song lại thiếu tập trung vì vậy chưa tạo được nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của vùng nói riêng và của cả nước nói chung.   

                Trong bối cảnh phát triển mới của vùng, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển TDMNBB đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trở thành nhu cầu cấp thiết.

                Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNBB đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được thực hiện nhằm triển khai thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng TDMNBB đến năm 2010; Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW; Định hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng TDMNBB – chính sách hỗ trợ đối với các tỉnh TDMNBB thời kỳ 2006 – 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời nhằm cụ thể hóa những phương án phát triển ngành và tổ chức không gian du lịch của vùng trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện mọi yếu tố và vấn đề có liên quan đến hoạt động phát triển du lịch từ đánh giá tiềm năng, hiện trạng khai thác đến định hướng phát triển ngành trên lãnh thổ TDMNBB.

                Mục tiêu của quy hoạch nhằm:

          – Nâng cao hiệu quả kinh tế và sự đóng góp của ngành du lịch vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ nói chung, của các địa phương trên địa bàn nói riêng.

                – Quy hoạch tổng thể phải đảm bảo sự phát triển du lịch phù hợp với các yêu cầu giữ vững quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội.

                – Một trong những mục tiêu quan trọng  của quy hoạch TDMNBB là xác định rõ các điều kiện và yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của vùng, đảm bảo khai thác hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường nhân văn, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp.

                – Quy hoạch du lịch vùng sẽ là căn cứ để đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch góp phần hình thành phát triển các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch có ý nghĩa vùng và quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của vùng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vùng nói chung và của từng địa phương trong vùng nói riêng .

     

    Bài cùng chuyên mục