Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến 2010
A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2010
I . ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO NGÀNH:
1. Các tính toán dự báo:
1.1. Khách du lịch: Khách du lịch quốc tế đến Trà Vinh chủ yếu là theo đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất ở phía
Năm 2000 Trà Vinh có thể đón được khoảng 33-34 ngàn khách nội địa; năm 2005 đạt khoảng 120 ngàn khách; và đến năm 2010 sẽ đạt trên 300 ngàn khách.
1.2. Doanh thu từ du lịch:
Đơn vị tính: Ngàn USD.
Loại doanh thu |
2000 |
2005 |
2010 |
Doanh thu từ du lịch quốc tế |
159,6 |
1.026,0 |
4.440,0 |
Doanh thu từ du lịch nội địa |
1.487,2 |
6.600,0 |
22.500,0 |
Cộng : |
1.646,8 |
7.626,0 |
26.940,0 |
Nguồn: Viện NCPT Du lịch.
1.3. Tỉ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh:
(Theo giá 1994: 1USD = 11.000 đ)
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
1999* |
2000 |
2005 |
2010 |
1. Tổng giá trị gia tăng GDP của tỉnh (1). |
Tỷ đồng VN |
2.858,0 |
3.135,0 |
5.649,0 |
9.735,0 |
Triệu USD |
259,8 |
285,0 |
513,5 |
885,0 |
|
2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh (1). |
% |
– |
9,7 |
12,5 |
11,5 |
3. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Trà Vinh. |
Tỷ đồng VN |
10,3 |
13,0 |
58,3 |
194,7 |
Triệu USD |
0,94 |
1,18 |
5,30 |
17,7 |
|
4. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh. |
% |
0,36 |
0,41 |
1,03 |
2,00 |
5. Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh. |
% |
– |
25,0 |
35,0 |
27,2 |
6. Tổng giá trị gia tăng GDP các ngành dịch vụ (1) |
Tỷ đồng VN |
620,0 |
723,0 |
1.976,0 |
4.165,0 |
Triệu USD |
56,4 |
65,7 |
179,6 |
378,6 |
|
7. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của tỉnh (1) |
% |
21,7 |
23,1 |
35,0 |
42,8 |
8. Nhịp độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ của tỉnh (1). |
% |
– |
16,6 |
22,3 |
16,1 |
9. Hệ số đầu tư ICOR dịch vụ cả tỉnh (1). |
– |
– |
3,15 |
3,15 |
3,25 |
10. Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch. |
– |
– |
2,8 |
3,0 |
3,0 |
11. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch. |
Tỷ đồng VN |
– |
7,37 |
135,96 |
409,20 |
Triệu USD |
– |
0,67 |
12,36 |
37,20 |
Nguồn: – (1) Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2010.
– Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.
– (*) Số liệu hiện trạng.
1.4. Nhu cầu khách sạn:
Dự báo nhu cầu khách sạn của Trà Vinh đến năm 2010
Đơn vị tính: Phòng
Nhu cầu khách sạn |
1999* |
2000 |
2005 |
2010 |
Nhu cầu cho khách quốc tế |
|
10 |
30 |
80 |
Nhu cầu cho khách nội địa |
|
85 |
230 |
600 |
Cộng |
108 |
95 |
260 |
680 |
Nguồn: Viện NCPT Du lịch; (*) Số liệu hiện trạng của Sở TM-DL Trà Vinh.
1.5. Nhu cầu đầu tư: Cách tính toán trên cho thấy ngành du lịch Trà Vinh cần đầu tư trong thời kỳ 2000 – 2005 là 13,03 triệu USD. Thời kỳ 2006-2010, toàn ngành du lịch của tỉnh cần số vốn đầu tư khoảng 37,2 triệu USD. Dự kiến nguồn vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu vốn.
1.6. Nhu cầu lao động:
Đơn vị: Người
Loại lao động |
2000 |
2005 |
2010 |
Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng cộng |
190 410 600 |
520 1.140 1.660 |
1.360 2.990 4.350 |
Nguồn: Viện NCPT Du lịch.
2. Định hướng về thị trường:
+ Định hướng thị trường khách quốc tế: Căn cứ vào cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt
– Lứa tuổi : ưu tiên khách tuổi trung niên từ 30-50.
– Trình độ văn hoá: ưu tiên loại khách có trình độ văn hoá cao và trung bình.
– Thu nhập : ưu tiên loại khách có thu nhập cao và trung bình.
– Hình thức đi du lịch: ưu tiên khách đi tour.
– Ưu tiên khách thuộc loại độc thân hoặc các cặp vợ chồng không con.
– Thị trường: ưu tiên thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Úc, Singapore, Thái Lan và Tây Âu.
+ Định hướng thị trường khách nội địa:
Ưu tiên thu hút những đối tượng khách nội địa như sau:
– Khách thương mại, công vụ: ưu tiên những khách có thu nhập trung bình, đi lẻ không qua các tour trọn gói của các công ty lữ hành, lứa tuối từ 30 đến 55 tuổi.
– Khách nghỉ dưỡng biển: ưu tiên những đối tượng có thu nhập thấp và trung bình là chủ yếu, đi theo tour hoặc tự tổ chức, đi du lịch cùng với gia đình, gồm nhiều thành phần thuộc mọi lứa tuổi.
– Khách đi tour tham quan: ưu tiên những khách đi theo tour của các công ty lữ hành hoặc theo nhóm tự tổ chức; tầng lớp sinh viên, học sinh và công nhân viên chức lứa tuổi từ 30 – 55 tuổi. Khách đi tour tham quan có thể kết hợp với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, công vụ hoặc đi lễ hội.
– Khách du lịch văn hoá lễ hội: ưu tiên những khách cũng đi theo nhóm tự tổ chức, là những người có thu nhập trung bình, thuộc lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn bán.
– Khách đi nghỉ cuối tuần: ưu tiên những khách từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lớn ở trong vùng; khách có thu nhập trung bình trở lên; trình độ văn hoá trung bình và cao; nhiều loại lứa tuổi; các gia đình, cặp vợ chồng trẻ không con hoặc độc thân đi nghỉ mát; đi theo tour lữ hành, nhóm tự tổ chức hoặc đi lẻ.
3. Định hướng phát triển các loại hình du lịch:
– Du lịch biển (Ba Động, Cồn Nghêu).
– Du lịch tham quan, nghiên cứu.
– Du lịch sinh thái.
– Du lịch cuối tuần.
– Du lịch thể thao, vui chơi giải trí…
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO LÃNH THỔ:
1. Định hướng phát triển không gian du lịch:
Hướng phát triển của không gian kinh tế – xã hội của Trà Vinh trong "phương hướng cơ bản về quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh đến năm 2010" đã được xác định theo các trục chính sau đây:
– Hướng thứ nhất: Theo trục quốc lộ 53 dọc theo hướng Tây Bắc – Đông
– Hướng thứ 2: Theo quốc lộ 60 và quốc lộ 54 từ thị xã Trà Vinh theo hướng Tây
2. Điểm du lịch:
2.1. Điểm du lịch có ý nghĩa vùng, khu vực:Đền thờ Bác Hồ, Ao Bà Om (Ao Vuông), Chùa Angkorette pali (Chùa Âng và bảo tàng Khme), Bãi tắm biển Ba Động
2.2. Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Chùa Hang, Chùa Nodol (Chùa Cò), Chùa Sam rôngek, Chùa Di Đà, Cồn Nghêu (Cồn Nạnh), Vườn trái Hoà Ninh, Long Hoà thuộc huyện Châu Thành.
Ngoài ra còn một số điểm tham quan khác như: di chỉ văn hoá Óc Eo Lưu Cừ (Trà Cú), nhà thờ Vĩnh Kim, rừng ngập mặn Dân Thành, Long Hữu (Duyên hải)v.v…
3. Cụm du lịch:
3.1. Cụm du lịch trung tâm thị xã Trà Vinh và phụ cận:
Đây là cụm du lịch trọng tâm và là đầu mối điều hành hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh. Về không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch trong thị xã và lân cận thị xã như Ao Bà Om, đền thờ Bác Hồ, chùa Âng v.v… sản phẩm du lịch của cụm bao gồm: tham quan các di tích lịch sử – văn hoá, vui chơi giải trí, thư giãn, tham quan hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên, hội nghị, hội thảo
Các hướng khai thác chủ yếu:
– Du lịch tham quan nghiên cứu
– Du lịch sinh thái
– Du lịch cuối tuần
– Du lịch hội nghị, hội thảo
3.2. Cụm du lịch Cầu Ngang – Cồn Nghêu và phụ cận:
Đây là cụm du lịch phụ trợ cho cụm trung tâm về mặt không gian, cụm du lịch này gồm thị trấn Cầu Ngang, các điểm du lịch thuộc xã Mỹ Long (Cồn Nghêu), chùa Giác Linh…) các vườn cây trái hai xã Long Hoà, Hoà Ninh của huyện Châu Thành. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm là vui chơi giải trí, thư giãn ăn uống đặc sản (nghêu, sò huyết…), nghỉ ngơi, tham quan và thưởng thức cây trái miệt vườn.
Các hướng khai thác chủ yếu:
– Du lịch tham quan nghiên cứu
– Du lịch miệt vườn
– Du lịch nghỉ cuối ngày, cuối tuần.
3.3. Cụm du lịch biển Duyên Hải – Ba Động:
Cụm này bao gồm thị trấn Duyên Hải, bãi tắm biển Ba Động, các khu rừng ngập mặn Dân Thành, Long Hữu. Nhờ vậy các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm là: nghỉ mát, tắm biển và thể thao mặt nước; tham quan nghiên cứu sinh thái ngập mặn; hhư giãn, thưởng thức đặc sản, chữa bệnh.
Các hướng khai thác chủ yếu:
– Du lịch biển
– Du lịch tham quan, nghiên cứu
– Du lịch sinh thái.
– Du lịch thể thao, vui chơi giải trí.
3.4. Cụm du lịch Trà Cú – Lưu Cừ:
Hạt nhân tài nguyên du lịch chính của cụm là khu văn hoá Óc Eo, Lưu Cừ, chùa Nodol, vì vậy vì tính chất đây là cụm du lịch văn hoá. Các sản phẩm du lịch của cụm gồm tham quan nghiên cứu di tích lịch sử – văn hoá, vườn Cò; vui chơi giải trí.
Các hướng khai thác chủ yếu:
– Du lịch tham quan nghiên cứu.
– Du lịch cuối tuần.
4. Tuyến du lịch:
4.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh:
4.1.1 Tuyến du lịch đường bộ:
* Tuyến du lịch Trà Vinh – Cầu Ngang – Duyên Hải – Ba Động
* Tuyến du lịch Trà Vinh – Trà Cú – Tiểu Cần
4.1.2. Tuyến du lịch đường sông:
Được xuất phát từ Trà Vinh theo sông Tiền, qua Mỹ Long – Duyên hải. Sau đó theo kênh Quan Bố Chánh sang sông Hậu (cảng Đại An). Đây là tuyến du lịch lớn, hấp dẫn vì qua tất cả các cụm du lịch của tỉnh.
Đối với tỉnh Trà Vinh, có thể kết hợp tuyến du lịch đường bộ và tuyến du lịch đường sông để phục vụ khách tham quan tất cả các điểm hấp dẫn trong toàn tỉnh. Sự kết hợp này sẽ kéo dài thời gian tham quan và tăng sự hấp dẫn đối với du khách.
4.2. Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực:
* Tuyến du lịch đường bộ: Từ thị xã Trà Vinh – Vĩnh Long – các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những tuyến du lịch quan trọng và hấp dẫn đặc biệt sau khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng.
* Tuyến du lịch đường sông:
– Từ thị xã Trà Vinh theo sông Tiền – đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
– Từ thị xã Trà Vinh theo sông Hậu – đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
III. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
+ Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch
+ Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí
+ Tôn tạo các di tích văn hoá – lịch sử phục vụ du lịch
+ Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch.
B. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Về việc tổ chức thực hiện quy hoạch:
Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch cần phải có kế hoạch quy hoạch chi tiết và xây dựng các dự án khả thi ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm, làm căn cứ xem xét các dự án ưu tiên đầu tư để có kế hoạch huy động vốn thực hiện cho từng giai đoạn.
Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung bảo vệ cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch và có kế hoạch dự trữ đất đai phát triển du lịch. Tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí và nâng cấp các điểm tham quan, trong đó cần ưu tiên các cụm trung tâm.
2. Về vốn đầu tư phát triển, các giải pháp chủ yếu về vốn:
– Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thu hút từ bên ngoài:
. Đầu tư vào các lĩnh vực đem lại hiệu quả ngay với chu kỳ thu hồi vốn nhanh.
. Đầu tư vào các lĩnh vực mà xét về lâu dài sẽ tạo đà cho du lịch Trà Vinh phát triển, đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (thuế, lệ phí…) và lợi nhuận cho người lao động.
– Vốn của Nhà nước cần được sử dụng có hiệu quả, tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng trên toàn địa bàn.
. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống…) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển.
. Chỉ đầu tư vào các ngành mà chỉ Nhà nước có khả năng thực hiện (điện, nước, bưu chính viễn thông…).
. Hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh thông thường để tránh dàn trải vốn trong khi vốn của nhà nước còn hạn hẹp.
– Cần coi trọng phần vốn thu hồi qua sản xuất (khấu hao tài sản cố định) mà nhiều năm qua Nhà nước đã bỏ ra, chưa thu hồi về.
. Chú trọng đến ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng đưa ngành này hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
. Thực hiện quyền chủ động trong kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó việc đánh giá lại vốn (cố định và lưu động), giao vốn và giao trách nhiệm thu hồi vốn trong một chu kỳ nhất định.
. Thực hiện thu lệ phí các bất động sản mà Nhà nước quản lý.
– Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào phát triển các dịch vụ du lịch như vui chơi giải trí, thể thao, vận chuyển….
3. Về cơ sở hạ tầng:
– Kết hợp với Trung ương triển khai nhanh việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn Tỉnh để tạo ra không gian lưu thông và hành lang liên kết giữa Trà Vinh với các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh. Điều này cho phép tăng sự đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của Trà Vinh và khai thác tốt các thị trường lớn trong khu vực.
– Tập trung giải quyết và đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống xử lý chất thải ở thị xã Trà Vinh, đặc biệt quan tâm đến các khu trung tâm thương mại và du lịch.
– Ưu tiên nâng cấp các tuyến đường, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, các cơ sở dịch vụ bưu chính viễn thông đến các cụm du lịch trọng điểm được quy hoạch phát triển du lịch.
4. Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch:
– Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ quản lý của các cơ sở du lịch, khách sạn trên phạm vi toàn tỉnh, phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước. Từng bước thực hiện xã hội hoá giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức về du lịch – một ngành kinh tế có hiệu quả cao, tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành môi trường du lịch lành mạnh và thuận lợi, nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
– Cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ về quản lý và kinh doanh ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở các nước trong khu vực để nâng cao trình độ quản lý và đưa du lịch Trà Vinh từng bước hội nhập vào hoạt động du lịch của cả nước và các nước trong khu vực.
Du lịch Trà Vinh xác định giai đoạn thực hiện kế hoạch 2000-2005 là tiền đề hết sức quan trọng cho bước phát triển của sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh sau năm 2005 góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương giai đoạn 2000 – 2010