Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2000 – 2020

    A.            ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 2000 – 2020

     

    I.              ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO NGÀNH:

     

    1.             Các tính toán dự báo cho một số chỉ tiêu phát triển:

     

    Dự báo khách du lịch đến Quảng Ngãi thời kỳ 2000 – 2020

     

     

    Loại khách

    Hạng mục

    2000

    2005

    2010

    2020

    Khách

    quốc

    tế

    Tổng số lượt khách (ngàn)

    5

    18

    45

    150

    Ngày lưu trú trung bình (ngày)

    1,6

    2,0

    2,5

    3,0

    Tổng số ngày khách (ngàn)

    8,0

    36

    112,5

    450

    Khách

    nội

    địa

    Tổng số lượt khách (ngàn)

    86

    200

    320

    730

    Ngày lưu trú trung bình (ngày)

    1,2

    1,4

    1,7

    2,0

    Tổng số ngày khách (ngàn)

    103

    280

    544

    1.460

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

    Dự báo nhu cầu khách sạn Quảng Ngãi đến năm 2020

                                                                                                   Đơn vị tính: Phòng

     

    Nhu cầu cho từng đối tượng khách du lịch

    2000

    2005

    2010

    2020

    Nhu cầu cho khách quốc tế

    30

    90

    260

    950

    Nhu cầu cho khách nội địa

    210

    460

    710

    1.550

    Tổng cộng

    240

    550

    970

    2.500

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

    Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến 2020

    Đơn vị: Ngàn người

     

    Loại lao động

    2000

    2005

    2010

    2020

    Lao động trực tiếp trong du lịch

    0,48

    1,10

    1,94

    5,00

    Lao động gián tiếp ngoài xã hội

    1,06

    2,42

    4,27

    11,00

    Tổng cộng

    1,54

    3,52

    6,21

    16,00

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

                    Dự báo doanh thu từ du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020

    Đơn vị: Triệu USD

     

    Loại doanh thu

    2000

    2005

    2010

    2020

    Doanh thu từ khách du lịch quốc tế

    0,320

    1,800

    7,88

    45,0

    Doanh thu từ khách du lịch nội địa

    1,442

    4,200

    10,88

    36,5

    Tổng cộng

    1,762

    6,000

    18,76

    81,5

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

    Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Quảng Ngãi thời kỳ 2000 – 2020

     

     

    Loại dịch vụ

    2000

    2005

    2010

    2020

    Tỉ lệ (%)

    Giá trị

    (triệu USD)

    Tỉ lệ (%)

    Giá trị

     (triệu USD)

    Tỉ lệ (%)

    Giá trị (triệu USD)

    Tỉ lệ (%)

    Giá trị

    (triệu USD)

    Lưu trú và ăn uống

    65

    1,145

    55

    3,300

    45

    8,442

    38

    30,970

    Vận chuyển du lịch

    10

    0,176

    12

    0,720

    14

    2,626

    14

    11,410

    Hàng hóa lưu niệm

    15

    0,265

    18

    1.080

    22

    4,127

    25

    20,375

    Dịch vụ khác

    10

    0,176

    15

    0,900

    19

    3,565

    23

    18,745

    Tổng cộng:

    100

    1,762

    100

    6,000

    100

    18,760

    100

    81,500

     

    Nguồn: ITDR

     

     Dự báo chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020

    (Tính theo giá 1994: 1USD =11.000 đồng)

     

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    1999*

    2000

    2005

    2010

    2020

    1. Tổng giá trị gia tăng GDP của Tỉnh (1)  

    Tỷ đồng VN

    2.141,40

    2.327,7

    3.550,0

    5.412,0

    Triệu USD

    194,67

    211,6

    322,7

    492,0

    2. Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của Tỉnh (1).

    %/năm

    6,8

    8,7

    8,8

    8,8

    3. Tổng doanh thu từ du lịch của Tỉnh.

    Tỷ đồng VN

    18,15

    19,36

    66,0

    206,36

    896,50

    Triệu USD

    1,65

    1,76

    6,0

    18,76

    81,50

    4. Tổng giá trị gia tăng GDP du lịch của Tỉnh.

    Tỷ đồng VN

    12,76

    14,30

    45,1

    134,2

    583,0

    Triệu USD

    1,16

    1,30

    4,1

    12,2

    53,0

    5. Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của Tỉnh.

    %/năm

    12,1

    25,8

    24,3

    15,8

    6. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của Tỉnh.

    %

    0,59

    0,61

    1,27

    2,48

    7. Hệ số đầu tư ICOR chung cả nước.

    3,5

    4,0

    4,0

    4,0

    8. Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch (**).

    2,5

    2,8

    2,8

    3,0

    9. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Quảng Ngãi.

    Tỷ đồng VN

    3,85

    86,24

    249,48

    1.346,4

    Triệu USD

    0,35

    7,84

    22,68

    122,4

     

     

     

    Nguồn:

     

     

     

     

    – (1) Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các số liệu điều chỉnh kế hoạch 2001 – 2005 của Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi.

    – (*) Số liệu hiện trạng trong Niên giám Thống kê 1999 – Cục Thống kê Quảng Ngãi.

    – (**) Chỉ tính đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, kể cả hạ tầng kỹ thuật trong các khu du lịch.

    – Các số liệu còn lại: Dự báo của ITDR.

     

     

     

    2.             Định hướng phát triển thị trường:

     

    Sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi gồm có:

     

    – Tắm biển: Sa Huỳnh, Mỹ Khê…

    – Tham quan các di tích văn hóa (Sa Huỳnh, Chăm Pa), di tích lịch sử, cách mạng

    – Du lịch lễ hội, tín ngưỡng…

    – Tham quan đảo Lý Sơn

    – Các hoạt động ngoài trời (thể thao, dã ngoại…)

     

     

    II.            ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO LÃNH THỔ:

     

    1.             Định hướng phát triển không gian du lịch:

     

                    Các trục không gian thuận lợi, và ưu tiên phát triển du lịch dựa theo quốc lộ 1A, quốc lộ 24A, 24B. Tuy nhiên hướng phát triển tập trung chủ yếu từ thị xã Quảng Ngãi theo quốc lộ 24B về phía Đông Bắc; từ Sa Huỳnh qua Đức Phổ theo quốc lộ 24A sang phía Tây Nam là những khu vực có mật độ di tích lịch sử cách mạng tương tập trung, nhiều điểm cảnh quan hấp dẫn và bãi biển đẹp.

     

    2.             Điểm du lịch:

     

    2.1.          Điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng của Quảng Ngãi bao gồm:Khu nghỉ mát tắm biển Mỹ Khê, khu nghỉ mát tắm biển Sa Huỳnh, điểm tham quan thành cổ Châu Sa, điểm tham quan, vọng cảnh núi Thiên Ấn và chùa Thiên Ấn, nhà tưởng niệm Bác Phạm Văn Đồng, điểm tham quan di tích Lịch sử – Cách mạng Ba Tơ, khu chứng tích Sơn Mỹ.

     

    2.2.          Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, khu vực: Khu chùa Ông và di tích lễ hội Nghinh Ông,            khu di tích chiến thắng Vạn Tường, điểm tham quan Chùa Hang, khu vui chơi giải trí Thác Trắng.Ngoài những điểm du lịch trên, Quảng Ngãi còn có những điểm tham quan có khả năng thu hút khách như: Đập thủy điện Thạch Nham, nhà lưu niệm Nguyễn Nghiêm, chiến thắng Bình Giã, di tích núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn, di tích địa đạo Đàm Toái – Bình Châu, di tích khởi nghĩa Trà Bồng, đền thờ, mộ Bùi Tá Hán, di tích huyện đường Đức Phổ, di tích mộ Trần Cẩm, chùa Trang Sơn, Thanh Sơn, cảnh quan và hệ sinh thái vùng cát ven biển Đức Minh v.v…

     

    3.             Cụm du lịch:

     

    3.1.          Cụm du lịch trung tâm thị xã Quảng Ngãi và phụ cận: bao gồm lãnh thổ thị xã Quảng Ngãi, một phần huyện Trà Bồng, Tư Nghĩa, Châu Ổ, Tịnh Khê và huyện đảo Lý Sơn. Tài nguyên du lịch của cụm nổi trội là: Khu bãi tắm Mỹ Khê, chứng tích Sơn Mỹ, Chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, Chùa Hang và điểm cảnh quan Thạch Nham v.v… Chính vì vậy sản phẩm du lịch của cụm Trung tâm rất phong phú gồm: Nghỉ mát tắm biển, vui chơi giải trí, tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng, lễ hội., hội nghị hội thảo…

     

                    Các hướng khai thác chủ yếu: du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch tham quan, nghiên cứu…

     

    3.2.          Cụm du lịch phía Nam(Đức Phổ, Sa Huỳnh và phụ cận): Giới hạn không gian lãnh thổ của cụm tập trung ở phần phía Nam huyện Đức Phổ và chạy dọc theo quốc lộ 1A. Điểm du lịch nổi bật của cụm là bãi tắm Sa Huỳnh và di chỉ văn hóa Sa Huỳnh với loại hình du lịch nghỉ mát tắm biển kết hợp văn hóa – lịch sử.

     

                    Các hướng khai thác chủ yếu:du lịch quá cảnh (transit), du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch tham quan nghiên cứu…

     

    3.3.          Cụm du lịch Đông Bắc (Vạn Tường và phụ cận): Là cụm du lịch biển và du lịch Văn hóa – Lịch sử – Cách Mạng. Ý nghĩa của cụm du lịch này là đáp ứng nhu cầu phát triển của khu công nghiệp Dung Quất và thành phố Vạn Tường trong tương lai.

     

                    Hướng khai thác chủ yếu:  nghỉ mát tắm biển, tham quan, vui chơi giải trí…

     

    Các điểm du lịch chủ yếu của cụm gồm: Khu công nghiệp Dung Quất, bãi tắm Vạn Tường, di tích chiến thắng Vạn Tường, chứng tích Bình Hòa, địa đạo Đàm Toái – Bình Châu. Trung tâm du lịch của cụm là thành phố Vạn Tường.

     

    3.4.          Cụm du lịch phía Tây Nam(Ba Tơ và phụ cận): Không gian du lịch của cụm gồm phần lãnh thổ của huyện Ba Tơ, huyện Minh Long, trung tâm du lịch cụm là thị trấn Ba Tơ.

     

                    Các điểm du lịch của cụm là: Khu di tích du kích Ba Tơ, Bảo tàng Cách Mạng Ba Tơ (của huyện Ba Tơ) và khu cảnh quan thác trắng (của huyện Minh Long).

     

                    Các hướng khai thác chủ yếu: Du lịch văn hóa (tham quan di tích, làng nghề…), du lịch sinh thái (tham quan, thể thao, cắm trại…)

     

                      

    4.             Tuyến du lịch:

     

    4.1.          Các tuyến du lịch nội tỉnh:

     

    * Tuyến du lịch đường bộ:

                    + Tuyến du lịch thị xã Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Vạn Tường

                    + Tuyến du lịch thị xã Quảng Ngãi – Mộ Đức – Ba Tơ – Minh Long – Nghĩa Hành

                    + Tuyến du lịch thị xã Quảng Ngãi – Đức Phổ – Sa Huỳnh

     

    * Tuyến du lịch đường thủy:

     

                    Chủ yếu khai thác các tiềm năng du lịch ở đảo Lý Sơn. Có thể sử dụng hai điểm xuất phát từ đất liền là Mỹ Khê và Sa Huỳnh tạo thành các tuyến du lịch chính sau:

     

    + Tuyến thị xã Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Lý Sơn

    + Tuyến Sa Huỳnh – Lý Sơn

    + Tuyến Thành phố Vạn Tường – Lý Sơn

    + Tuyến  Quảng Ngãi – Thạch Nham; Quảng Ngãi – Cửa Đại dọc sông Trà Khúc

     

    4.2.          Tuyến du lịch liên tỉnh: Phát triển du lịch ngoại tỉnh, liên khu vực của Quảng Ngãi cùng dựa trên tuyến du lịch xuyên Việt bao gồm:

     

                    – Tuyến thị xã Quảng Ngãi – Tam Kỳ – Đà Nẵng.

                    – Tuyến thị xã Quảng Ngãi – Quy Nhơn – Nha Trang.

                    – Tuyến Nha Trang-Quy Nhơn-Sa Huỳnh-Đà Nẵng: Là tuyến du lịch quá cảnh.

                    – Tuyến thị xã Quảng Ngãi – Ba Tơ – Kon Tum.

     

                    Các tuyến du lịch liên tỉnh có chức năng đưa đón khách Quảng Ngãi đi du lịch các tỉnh khác trong khu vực và thu hút khách ngoại tỉnh đến với các điểm tham quan trong tỉnh.

                   

    III.           ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

     

    – Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch

    – Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí

                    – Tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử phục vụ du lịch

    – Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch

     

    B.            CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

     

    2.1.          Về việc tổ chức thực hiện quy hoạch:

     

                    Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch cần phải có kế hoạch xây dựng quy hoạch chi tiết và xây dựng các dự án khả thi ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm, làm căn cứ xem xét các dự án ưu tiên đầu tư để có kế hoạch huy động vốn thực hiện cho từng giai đoạn.

     

                    Sau khi dự án quy hoạch tổng thể được Ủy ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt, trong giai đoạn trước mắt khi chưa có điều kiện lập dự án khả thi và đầu tư tại các khu điểm du lịch đã xác định thì cần có biện pháp để ngăn chặn việc xây dựng trái phép, lấn chiếm làm ảnh hưởng đến quỹ đất, làm xuống cấp tài nguyên và môi trường du lịch, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển du lịch.

     

                    Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi là cơ quan đầu mối có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, Ngành hữu quan từng bước triển khai thực hiện quy hoạch theo quy trình được Chính phủ quy định, nhằm nhanh chóng phát triển du lịch Quảng Ngãi theo phương án lựa chọn đã được phê duyệt.

     

    2.2.          Về vốn đầu tư phát triển: 

     

                    + Ưu tiên vốn đầu tư để xây dựng các khu vui chơi giải trí, các khu du lịch trọng điểm, nâng cấp các điểm tham quan du lịch.

     

                    + Tạo những cơ chế chính sách phù hợp với đặc điểm của địa phương nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư. Cần xem đầu tư trong nước là cơ bản, chú trọng thích đáng thu hút vốn đầu tư FDI.

     

                    + Vốn đầu tư từ Ngân sách: Chỉ sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng trong các khu, điểm du lịch; nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng; tôn tạo và bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường du lịch. Nguồn vốn này bao gồm:

       – Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (qua Bộ GTVT, Bộ Công nghiệp).

       – Vốn tôn tạo, nâng cấp di tích (qua Bộ Văn hóa Thông tin).

       – Vốn trích đóng góp ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch (tái đầu tư).

     

                    + Vốn các thành phần kinh tế: Sử dụng chủ yếu để xây dựng các sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

     

                    + Vốn FDI, liên doanh: Chủ yếu để xây dựng các khu du lịch có quy mô lớn, đặc biệt ở các trọng điểm du lịch.

     

                    Để thu hút được vốn đầu tư cần nhanh chóng tổ chức thực hiện xây dựng các dự án khả thi, giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước, đồng thời xác lập kế hoạch cụ thể  trình Chính phủ xem xét đầu tư từ Ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng và tôn tạo nâng cấp các di tích, cảnh quan môi trường… Việc sử dụng vốn đầu tư cần chú ý:

     

    – Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thu hút từ bên ngoài:

    . Đầu tư vào các lĩnh vực đem lại hiệu quả ngay với chu kỳ thu hồi vốn nhanh.

    . Đầu tư vào các lĩnh vực mà xét về lâu dài sẽ tạo đà cho du lịch Quảng Ngãi phát triển, đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (thuế, lệ phí…) và lợi nhuận cho người lao động.

    – Vốn của Nhà nước cần được sử dụng có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải; tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng trên toàn địa bàn.

    – Cần coi trọng phần vốn thu hồi qua sản xuất (khấu hao tài sản cố định) mà nhiều năm qua Nhà nước đã bỏ ra, chưa thu hồi về.

    . Chú trọng đến ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng đưa ngành này hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

    . Thực hiện quyền chủ động trong kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó việc đánh giá lại vốn (cố định và lưu động), giao vốn và giao trách nhiệm thu hồi vốn trong một chu kỳ nhất định.

    . Thực hiện thu lệ phí các bất động sản mà Nhà nước quản lý.

     

    2.3.          Về cơ sở hạ tầng:

     

                    – Kết hợp với Trung ương triển khai nhanh việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường  quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn Tỉnh để tạo ra không gian lưu thông và hành lang liên kết giữa Quảng Ngãi với các địa phương trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Điều này cho phép tăng sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi và khai thác tốt các thị trường lớn trong khu vực.

     

                    – Tập trung giải quyết và đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống xử lý chất thải ở thị xã Quảng Ngãi, đặc biệt quan tâm đến các khu trung tâm thương mại và du lịch.

     

    – Ưu tiên nâng cấp các tuyến đường, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, các cơ sở dịch vụ bưu chính viễn thông đến các cụm du lịch trọng điểm được quy hoạch phát triển du lịch.

     

    – Phối hợp với tỉnh Quảng Nam trình Chính phủ có phương án để sân bay Chu Lai sớm được hoạt động trở lại.

     

    – Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng Dung Quất, trong đó có phân khu dành cho du lịch tàu biển.

     

    2.4.          Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch:

     

                    – Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ quản lý của các cơ sở du lịch, khách sạn trên phạm vi toàn tỉnh, phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước. Từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức về du lịch – một ngành kinh tế có hiệu quả cao, tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành môi trường du lịch lành mạnh và thuận lợi, nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội.

     

                    – Cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ về quản lý và kinh doanh ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở các nước trong khu vực để nâng cao trình độ quản lý và đưa du lịch Quảng Ngãi từng bước hội nhập vào hoạt động du lịch của cả nước và các nước trong khu vực.

     

                    Du lịch Quảng Ngãi xác định giai đoạn thực hiện kế hoạch 2000-2005 là tiền đề hết sức quan trọng cho bước phát triển của sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh sau năm 2005 góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương giai đoạn 2000 – 2010.

    Bài cùng chuyên mục