Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020

    A.                       ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020

    I.              DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH

    1.             Khách du lịch

     

    Dự báo khách du lịch đến Hậu Giang thời kỳ 2006 – 2010

    và định hướng đến 2020

     

    Hạng mục

    Đơn vị

    2005 (*)

    2010

    2015

    2020

    Tổng số lượt khách đến

    Ngàn

    73,051

    193,0

    325,0

    508,0

    Tổng số khách tham quan:

    Ngàn

    173,0

    292,0

    459,0

    Tổng số khách lưu trú, trong đó:

    Ngàn

    20,0

    33,0

    49,0

    Khách

    quốc

    tế

    Tổng số lượt khách

    Ngàn

    5,00

    10,20

    16,50

    Ngày lưu trú
    trung bình

    Ngày

    1,4

    1,7

    2,0

    Tổng số ngày khách

    Ngàn

    7,00

    17,34

    33,00

    Khách

    nội

    địa

    Tổng số lượt khách

    Ngàn

    15,00

    22,50

    32,50

    Ngày lưu trú trung bình

    Ngày

    1,7

    2,0

    2,5

    Tổng số ngày khách

    Ngàn

    25,50

    45,00

    81,25

    Nguồn: – Viện NCPT Du lịch.

                             – (*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang.
     

    2.             Doanh thu từ du lịch

    Dự báo doanh thu từ du lịch của Hậu Giang thời kỳ 2006 – 2020

    Đơn vị tính: Ngàn  USD

     

    Loại doanh thu

    2005*

    2010

    2015

    2020

    Tổng doanh thu

    161,64

    2.866,0

    8.230,4

    17.365,0

    Doanh thu từ khách tham quan

    2.076,0

    5.840,0

    11.475,0

    Doanh thu từ khách lưu trú:

    790,0

    2.390,4

    5.890,0

    – Từ khách quốc tế

    280,0

    1.040,4

    2.640,0

    – Từ khách nội địa

    510,0

    1.350,0

    3.250,0

    Nguồn: – Viện NCPT Du lịch.

                       – (*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang.

                       – Tỷ giá so sánh 1994: 1 USD = 11.000 VND

     

    3.             Dự báo tổng sản phẩm GDP du lịch và cơ cấu trong tổng GDP của tỉnh:

    Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Hậu Giang

    thời kỳ 2006 – 2020

    Chỉ tiêu

    Đơn vị  tính

    2005 (*)

    2006-2010

    2011-2015

    2016-2020

    1. Tổng giá trị gia tăng GDP

    của tỉnh (PA2) (1).

    Tỷ đồng

    3.559,0

    6.702,0

    13.258,4

    27.154,2

    Triệu USD

    323,54

    609,3

    1.205,3

    2.468,6

    2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh (PA2) (1).

    %

    10,55

    13,7

    14,6

    15,4

    3. Tổng giá trị gia tăng GDP

    các ngành dịch vụ (PA2) (1)

    Tỷ đồng

    865,0

    2.068,7

    5.084,2

    12.115,2

    Triệu USD

    78,64

    188,1

    462,2

    1.101,4

    4. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của tỉnh (1)

    %

    24,3

    30,87

    38,35

    44,62

    5. Nhịp độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ của tỉnh (1).

    %

    15,38

    19,7

    19,7

    19,0

    6. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Hậu Giang:

    Triệu USD

    0,115

    1,863

    5,350

    13,892

    7. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP khối dịch vụ:

    %

    0,18%

    0,99%

    1,16%

    1,26%

    8. Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh:

    %

    12,7%

    23,5%

    21,0%

    9. Hệ số ICOR du lịch (**)

    3,5

    3,2

    3,0

    10. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch:

    Tỷ đồng

    14,85

    67,29

    122,74

    281,89

    Triệu USD

    1,35

    6,135

    11,158

    25,627

    Nguồn:  – (1) Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2010.

                            – (*) Số liệu hiện trạng. Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPTDL.

                            – (**) Chỉ tính đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, kể cả hạ tầng kỹ thuật trong các khu du lịch.

     

    4.             Nhu cầu vốn đầu tư

                    Thời kỳ 2006 – 2010 là 6,135 triệu USD.

                    Thời kỳ 2011 – 2020 là 36,785 triệu USD

     

    5.             Nhu cầu khách sạn

     Dự báo nhu cầu khách sạn của Hậu Giang đến năm 2020

     Đơn vị tính: Phòng

     

    Nhu cầu khách sạn

    2004 (*)

    2010

    2015

    2020

    Nhu cầu cho khách quốc tế

    25.0

    60.0

    110.0

    Nhu cầu cho khách nội địa

    75.0

    135.0

    250.0

    Tổng cộng

    60

    100.0

    195.0

    360.0

     Nguồn: – Viện NCPT Du lịch.

                        –  (*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang.

     

    6.        Nhu cầu lao động:

    Dự báo nhu cầu lao động du lịch Hậu Giang thời kỳ 2006 – 2020

     Đơn vị: Người

     

    Loại lao động

    2005(*)

    2010

    2015

    2020

    Lao động trực tiếp trong du lịch

    200

    390

    720

    Lao động gián tiếp ngoài xã hội

    440

    858

    1,584

    Tổng cộng

    640

    1,248

    2,304

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

    II.            ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM

     

    1.             Định hướng về các thị trường khách du lịch quốc tế

     

                    Những thị trường then chốt cần chú ý trong các giai đoạn phát triển tiếp theo là các nước Đông Bắc Á mà tiêu biểu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc); tiếp đến là các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ; tiếp theo là các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada. Các nước Đông Âu (chủ yếu là Nga); các nước ở Châu Đại Dương như Úc, Niu Zi Lân; và các nước ASEAN chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách quốc tế đến Hậu Giang. Tuy nhiên, đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai của du lịch Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng.

     

    2.             Định hướng về thị trường khách du lịch nội địa

     

                    Khách du lịch nội địa đến Hậu Giang rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau. Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến Hậu Giang chủ yếu là tham gia vào các loại hình du lịch sau: du lịch tham quan thắng cảnh sông nước, du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, du lịch văn hóa – lễ hội tín ngưỡng, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch công vụ kết hợp tham quan v.v…

     

                   

    3.             Định hướng các chiến lược về thị trường

     

    Chiến lược ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm – thị trường

    của du lịch Hậu Giang

     

     

    Các thị trường

    Sản phẩm du lịch

    Khách quốc tế

    Khách nội địa

    Du lịch tham quan, nghiên cứu

    *****

    *****

    Du lịch sinh thái

    ****

    ****

    Du lịch miệt vườn làng quê

    *****

    ****

    Du lịch thể thao sông nước

    **

    **

    Du lịch văn hóa, lễ hội

    ***

    ***

    Du lịch cuối tuần kết hợp VCGT

    **

    ****

    Du lịch thương mại, công vụ

    *

    *

    Chú thích: (*) ưu tiên đầu tư thấp nhất.

     

    III.           ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 

    Trên cơ sở định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch của Hậu Giang, các địa bàn trọng điểm cần ưu tiên đầu tư bao gồm:

     

                    – Cụm du lịch thị trấn Phương Bình: đầu tư, tôn tạo phát triển thành một đô thị du lịch sinh thái gắn với tuyến du khảo vùng ngập úng Hòa An – Lung Ngọc Hoàng.

                    – Cụm du lịch chợ nổi Ngã Bẩy Phụng Hiệp: đầu tư thành một điểm du lịch gắn với các hoạt động du khảo trên sông, đờn ca tài tử.

                    – Cụm du lịch văn hoá Đền thờ Bác Hồ tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ: đầu tư nơi đây thành điểm du lịch di tích lịch sử văn hoá, giáo dục gắn với các hoạt động lễ hội trên sông.

     

    IV.           ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH

     

    1.             Định hướng chung

     

                    Hướng phát triển của không gian du lịch – kinh tế – xã hội của Hậu Giang về cơ bản được xác định theo các trục chính sau đây:

     

                    * Đường bộ:

                    – Trục TP Hồ Chí Minh – Hậu Giang – Hậu Giang – Bạc Liêu – Cà Mau

                    – Trục Sóc Trăng – Hậu Giang – Kiên Giang

     

                    * Đường thủy:

                    – Hậu Giang – Hậu Giang – Kiên Giang (Kênh Sáng Xà No)

                    – Hậu Giang – Hậu Giang (Kênh Phụng Hiệp)

     

    2.             Điểm du lịch 

                    Các điểm du lịch của Hậu Giang được xác định trong các đánh giá nghiên cứu tài nguyên bao gồm:

     

                    – Di tích Chiến thắng Tầm Vu

                    – Di tích Chiến thắng 75 tiểu đoàn

                    – Di tích căn cứ Tỉnh ủy

                    – Di tích Chiến thắng Cái Sình

                    – Đền thờ Bác Hồ

                    – Di tích khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu

                    – Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng

                    – Chợ nổi Ngã Bẩy

                    – Khu du lịch Tây Đô

                    – Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thủy

                    – Điểm du lịch vườn Bưởi Năm Roi xã Phú Hữu

                                   

    3.             Cụm du lịch

     

    3.1.          Cụm du lịch trung tâm 

       Đây là cụm du lịch trung tâm và là đầu mối có vị trí điều hành các hoạt động du lịch theo các tuyến đã xác định, đồng thời đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, khai thác du lịch chủ đạo của Hậu Giang. 

       Tài nguyên du lịch của cụm là các di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa thuộc huyện Long Mỹ, khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy… Những sản phẩm du lịch của cụm gồm:

    – Tham quan, ngắm cảnh

    – Tham quan di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa

    – Thương mại, hội nghị, triển lãm (gắn với thị xã)…

    – Vui chơi giải trí và thể thao;

    – Du lịch cuối tuần

     

    3.2.          Cụm du lịch Tân Hiệp 

       Tài nguyên du lịch quan trọng của của cụm là chợ Nổi Ngã Bẩy, khu BTTN Lung Ngọc Hoàng, khu du lịch sinh thái Tân Bình… Vì vậy cụm du lịch này có nhiều sản phẩm du lịch khá phong phú gồm:

    – Tham quan chợ nổi

    – Tham quan khu bảo tồn tự nhiên

    – Tham quan các di tích lịch sử – cách mạng

    – Vui chơi giải trí và thể thao hỗn hợp;

    Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:

    – Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần

    – Du lịch văn hóa;

    – Du lịch tham quan, nghiên cứu

    – Du lịch thể thao;

     

    3.3.          Cụm du lịch Châu Thành 

    Cụm du lịch này có vị trí nằm dọc quốc lộ 61 và 1A. ở cụm du lịch này sản phẩm du lịch đặc trưng nhất là các di tích lịch sử cách mạng (chiến thằng Tầm Vu), các vườn cây ăn trái. Khả năng phát triển mạnh du lịch của cụm sẽ xuất hiện cùng với việc triển khai xây dựng tuyến quốc lộ 61B. 

       Vì vậy cụm du lịch này có nhiều sản phẩm du lịch khá phong phú gồm:

    – Tham quan các vườn cây ăn trái;

    – Tham quan các di tích lịch sử – cách mạng, văn hóa – nghệ thuật 

    Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:

    – Du lịch cuối tuần

    – Du lịch văn hóa;

    – Du lịch tham quan, nghiên cứu

     

    4.             Tuyến du lịch 

    4.1.          Tuyến du lịch nội tỉnh

     

    4.1.1.       Tuyến du lịch Châu Thành – thị xã – Long Mỹ – Tân Hiệp:

    4.1.2.       Tuyến du lịch Châu Thành A – Vị Thủy – Vị Thanh

    4.1.3.       Tuyến du lịch chuyên đề

    4.1.4.       Tuyến du lịch kết hợp

     

    4.2.          Tuyến du lịch liên tỉnh

     

                    Các tuyến du lịch liên tỉnh của Hậu Giang là:

                    – Thành phố Hồ Chí Minh – Hậu Giang – Hậu Giang – Sóc Trăng – Cà Mau

                    – TP Hồ Chí Minh – Hậu Giang – Kiên Giang

                    Các tuyến du lịch này kết hợp việc khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài nguyên du lịch của các địa phương trên toàn tuyến.

     

    4.3.          Tuyến du lịch đường sông

     

                    Tuyến du lịch đường sông đặc biệt quan trọng với du lịch Hậu Giang là tuyến dọc kinh Xà No. Tuyến này kết nối chặt chẽ Cần Thơ và Hậu Giang bằng đường thủy, nhằm đón khách từ Cần Thơ. Trong tương lai tuyến này còn có thể được kéo dài tới Kiên Giang trở thành một trong những tuyến du lịch đường sông hấp dẫn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

     

    V.            KIẾN NGHỊ

    1.             Kiến nghị với UBND Tỉnh

    – Chỉ đạo các Sở, ban ngành nhanh chóng đóng góp ý kiến tư vấn cho UBND Tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2010 và tầm nhìn đến 2020 làm để có cơ sở pháp lý triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của Tỉnh.

    – Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2010 và tầm nhìn đến 2020, chỉ đạo các Sở ban ngành thực hiện theo đúng định hướng, đặc biệt là quản lý chặt chẽ việc đầu tư các dự án phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch .

    – Chỉ đạo các Sở ban ngành xây dựng lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước về du lịch theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3, và kiên  quyết thực hiện đúng lộ trình này.

    – Chỉ đạo các Sở ban ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, quảng bá và xúc tiến du lịch tương xứng tiềm năng phát triển du lịch của địa phương mình để hình thành các khu, điểm du lịch tạo thế liên hoàn với các điểm du lịch khác để thu hút khách du lịch.

    2.             Kiến nghị với Tổng cục Du lịch

    Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu và giải pháp đề ra trong Quy họach tổng thể phát triển du lịch Hậu Giang giai đoạn 2005 – 2010 và tầm nhìn đến 2020 nhằm đưa du lịch Hậu Giang có những bước tiến phù hợp với sự phát triển chung của Vùng và cả nước, đề nghị Tổng cục Du lịch quan tâm hỗ trợ cho du lịch Hậu Giang về các vấn đề sau:

    – Hỗ trợ trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách nói chung về du lịch.

    – Hỗ trợ trong việc lập kế họach xin cấp vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch từ ngân sách cấp cho ngành du lịch để tạo đà cho du lịch Hậu giang triển khai các dự án đầu tư cho các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn của Tỉnh.

    – Hỗ trợ trong việc xúc tiến tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Hậu Giang và kêu gọi đầu tư theo các kênh chính thức của Tổng cục Du lịch (các chương trình hợp tác quốc tế cấp quốc gia, hội chợ, hội thảo quốc tế và quốc gia…).

    – Hỗ trợ trong việc lập kế họach và điều phối các địa phương hợp tác triển khai thực hiện các chương trình du lịch ở cấp quốc gia, vùng và các chương trình quốc tế, đặc biệt là hợp tác du lịch trong Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.

    – Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch, bao gồm cả đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho đội ngũ lao động.

     

    Bài cùng chuyên mục