Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Đức Thọ đến năm 2020

    A. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỨC THỌ ĐẾN NĂM 2020

    1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của du lịch Đức Thọ:

    a/ Khách du lịch:

                                   Dự báo lượng khách du lịch đến Đức Thọ

     

    Loại khách

    Các hạng mục

    2005

    2010

    2015

    2020

    Quốc tế

    Tổng số lượt khách (ngàn)

    3,5

    10,0

    20,0

    Ngày lưu trú TB(ngày)

    1,6

    2,0

    2,5

    Tổng số ngày khách (ngàn)

    5,6

    20,0

    50,0

    Nội địa

    Tổng số lượt khách (ngàn)

    30,0

    75,0

    150,0

    Ngày lưu trú TB (ngày)

    1,4

    1,8

    2,2

    Tổng số ngày khách (ngàn)

    42,0

    135,0

    330,0

     

    Nguồn:          Viện NCPT Du lịch.

    b/ Thu nhập du lịch:

                             Dự báo thu nhập từ du lịch của Đức Thọ 

    Đơn vị tính: Ngàn USD.

     

    Loại thu nhập

    2005

    2010

    2015

    2020

    Thu nhập từ khách du lịch quốc tế

    0,560

    2,200

    6,000

    Thu nhập từ khách du lịch nội địa

    1,050

    4,050

    11,550

    Tổng cộng

    1,610

    6,250

    17,550

     

    Nguồn:          Viện NCPT Du lịch.

    c/ Chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư.

           Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch huyện Đức Thọ

    (Tính theo giá so sánh 1994: 1USD = 11.000 đồng)

     

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    2005 (*)

    2010

    2015

    2020

    1. Tổng giá trị gia tăng GDP của huyện (1).

    Triệu USD

    49,506

    97,841

    2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của huyện (1).

    %

    11,17

    14,6

    3. Tổng giá trị gia tăng GDP ngành DV (1)

    Triệu USD

    18,565

    38,158

    4. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của huyện (1)

    %

    37,5

    39,0

    5. Nhịp độ T.trưởng GDP các ngành DV(1).

    %

    12,80

    15,50

    6. Tổng thu nhập của du lịch Đức Thọ

    Triệu USD

    1,610

    6,250

    17,550

    7. Tổng sản phẩm GDP Đức Thọ

    Triệu USD

    1,159

    4,375

    11,934

    8. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP dịch vụ

     

     

    3,0

    9. Tỷ lệ GDP DL so với tổng GDP

    %

    1,2

    10. Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch

    %

    30,4

    22,2

    11. Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch (**)

    3,2

    3,0

    2,8

    12. Tổng nhu cầu vốn đầu tư du lịch huyện

    Triệu USD

    3,709

    9,648

    21,165

     

    Nguồn:  – (1) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 của huyện Đức Thọ.

                                    – (*) Số liệu hiện trạng. Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

        Theo bảng, đến năm 2020 du lịch Đức Thọ cần đầu tư khoảng 34,5 triệu USD (~ 380 tỷ đồng), trong đó khoảng 95 tỷ (~25%) đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

             d/ Nhu cầu cơ sở lưu trú:

                        Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú của du lịch Đức Thọ

    Đơn vị tính: Phòng

     

    Nhu cầu cho đối tượng khách

    2005

    2010

    2015

    2020

    Nhu cầu từ khách du lịch quốc tế

    20

    50

    100

    Nhu cầu từ khách du lịch nội địa

    100

    300

    500

    Tổng cộng

    120

    350

    600

     

    Nguồn:          Viện NCPT Du lịch.

    e/ Nhu cầu lao động:

            Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Đức Thọ

    Đơn vị tính: Người.

     

    Loại lao động

    2005

    2010

    2015

    2020

    Lao động trực tiếp trong du lịch

    180

    560

    960

    Lao động gián tiếp ngoài xã hội

    360

    1.120

    1.920

    Tổng cộng

    540

    1.680

    2.880

     

    Nguồn:    Viện NCPT Du lịch.

                 2. Các định hướng phát triển :

                 2.1.Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch :     

                       2.1.1. Thị trường khách du lịch Đức Thọ:

       * Thị trường trọng điểm : Thị trường trọng điểm của du lịch Đức Thọ được xác định là khách du lịch nội địa đến từ các khu vực khác trên địa bàn.

      * Thị tr­ường tiềm năng: Du lịch Đức Thọ xác định thị trường tiềm năng là thị trường khách quốc tế qua cửa khẩu Cầu Treo (hành lang Đông – Tây) và đến từ các trung tâm du lịch lớn trong nước như Vinh, Kim Liên…thông qua các chương trình du lịch như tuyến du lịch xuyên Việt, tuyến du lịch con đường Di sản miền Trung.

      2.1.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch:

    * Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ:

    – Du lịch văn hoá: tham quan, lễ hội, tìm hiểu nét văn hoá người dân chủ yếu ở khu vực Tùng Ảnh và dọc sông La;

    – Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở khu vực hồ Phượng Thành ;

    – Du lịch thương mại, hội chợ, hội thảo, liên hoan… ở khu vực thị trấn Đức Thọ;

                  * Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường:

    – Đối với thị trường trong nước: cần phát triển loại hình tham quan, vui chơi giải trí.

    – Đối với thị trường khách quốc tế: đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch gắn với văn hoá bản địa.

     Tóm lại, dù đứng trên quan điểm lãnh thổ hay thị trường thì việc phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Đức Thọ cũng đều xuất phát từ đặc thù văn hoá địa phương trong đó trọng tâm là di tích Trần Phú và văn hoá sông La.

    2.2. Phát triển không gian lãnh thổ du lịch:

    2.2.1. Tổ chức không gian du lịch:

    * Trung tâm điều hành hoạt động du lịch:  Thị trấn Đức Thọ giữ vai trò là Trung tâm du lịch của toàn huyện.

        Về tính chất, trung tâm du lịch cần phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch cao cấp như như vận chuyển, ngân hàng, lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lư­u niệm, cụ thể là:

    – Phát triển thành trung tâm điều hành và dịch vụ du lịch tổng hợp ;

    – Trung tâm lưu trú và vui chơi giải trí ;

    – Trung tâm hội nghị, hội thảo và các sự kiện đặc biệt của huyện.

    * Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

    Địa bàn du lịch xã Tùng Ảnh và phụ cận:

    Về chức năng : Phát triển du lịch khu vực xã Tùng Ảnh và phụ cận với vai trò động lực phát triển du lịch toàn huyện.

    Về tính chất : Do đặc điểm tài nguyên, cần phát triển du lịch văn hoá kết hợp du lịch sinh thái, lấy hạt nhân là du lịch văn hoá (không gian du lịch văn hóa).

    Địa bàn du lịch hồ Phượng Thành – chùa Am:

    Khu vực Hồ Phượng Thành là một trong những nơi có cảnh quan trung du của huyện Đức Thọ với sự kết hợp hồ nước và núi đồi. Hướng phát triển là du lịch sinh thái kết hợp với phát triển du lịch văn hoá trong đó du lịch sinh thái làm trọng tâm (không gian du lịch văn hóa).

    Như vậy, du lịch Đức Thọ có ba không gian phát triển theo thế “chân vạc” với ba tính chất khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó và bổ trợ cho nhau.

    2.2.2. Điểm du lịch:

    * Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa khu vực: Với đặc trư­ng là có tính hấp dẫn, độc đáo và khả năng thu hút khách đối với khu vực (vượt ra ngoài phạm vi tỉnh), đại diện cho nhóm điểm du lịch này của huyện Đức Thọ là khu di tích Trần Phú, chùa Am.

      * Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa ph­ương: Đại diện của nhóm này là: Hồ Phượng Thành (xã Đức Long), làng nghề mộc Thái Yên (xã Thái Yên), làng nghề đóng thuyền Trường Xuân (xã Trường Sơn), hồ Khe Lang (xã Đức Dũng)….

       2.2.3. Tuyến du lịch :

    * Tuyến du lịch liên khu vực :

    a/ Đường bộ:

    a1) Tuyến Đức Thọ – Hà Tĩnh – Thiên Cầm và ngược lại : Theo QL1A và 8A;

    a2) Tuyến Đức Thọ- Hồng Lĩnh – Xuân Thành và ngược lại : Theo QL 8A;

    a3) Tuyến Đức Thọ – Cửa khẩu Cầu Treo và ngược lại Theo QL 8A;

    a4) Tuyến Đức Thọ – Đồng Lộc và ngược lại: Theo QL8A và 15A;

    a5) Tuyến Đức Thọ – Vũ Quang và ngược lại: TL28;

    a6) Tuyến Đức Thọ- Kim Liên-Vinh-Cửa Lò (Nghệ An) và ngược lại: QL15;

       b/ Đường sắt: Tuyến du lịch theo đường sắt Bắc Nam qua ga Yên Trung

      c/ Đường sông:

      c1) Tuyến du lịch từ  bến Tam Soa theo sông La, sông Lam sang Nghi Xuân ;

      c2) Tuyến du lịch từ Tam Soa theo sông Ngàn Phố đi Hương Sơn;

      c3) Ngoài ra, có thể khai thác tuyến sông Ngàn Sâu đi Vũ Quang, Hương Khê.

    *Tuyến du lịch trên địa bàn huyện (nội vùng):

    a/ Tuyến đường bộ:

    * Tuyến thứ nhất : Khởi đầu từ Trung tâm du lịch thị trấn theo tỉnh lộ 8B và theo tỉnh lộ 28. 

    * Tuyến thứ hai : Khởi đầu từ thị trấn Đức Thọ  theo quốc lộ 8A.

    b/. Tuyến đường sông:  Tuyến du lịch đường sông dựa vào dòng sông La.

    Điểm đầu tuyến du lịch là bến Tam Soa, thuộc khu du lịch tổng hợp núi Tùng Tam Soa; điểm cuối là ngã ba sông La và sông Lam;

    2.3. Phát triển hệ thống hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch :

    2.3.1.Phát triển khu du lịch và cơ sở vui chơi giải trí:

    *. Khu du lịch :

    1/ Khu du lịch tổng hợp văn hoá sinh thái núi Tùng – Linh Cảm – Sông La (Tùng Ảnh) ;

    2/ Khu du lịch sinh thái hồ Phượng Thành (Đức Long);

    2.3.2.Phát triển hệ thống khách sạn,  nhà hàng:

    Năm 2010 có khoảng 120 phòng khách sạn, năm 2015 đạt 350 phòng và năm 2020 có 600 phòng.       

    2.3.3. Phát triển hệ thống giao thông:

    – Tuyến đường tỉnh lộ 28, từ ngã ba Chợ Đồn qua hồ Phượng Thành đến chùa Am, dài khoảng 6 km.

    – Tuyến đường dọc bờ sông từ Tam Soa đến cầu Ghềnh Tàng dài 1,5 km chỉ dành đi bộ.

    – Đường từ khu mộ Trần Phú đến đến thờ Bùi Dương Lịch về thị trấn, dài 4 km: là đường đi bộ, đường dạo.

    – Bến thuyền du lịch: Tổ chức tại bến Tam Soa nằm trong khu chức năng của khu du lịch núi Tùng – Tam Soa, quy mô có thể đậu được 20 thuyền.

    2.3.4. Phát triển hệ thống cấp nước:

     – Năm 2010: khoảng 11.900 m3/năm (tương đương 33 m3/ngày đêm).

    – Năm 2015: 38.750 m3/năm (tương đương 100 m3/ngày đêm.

    – Năm 2020: 95.000 m3/năm (tương đương 260 m3/ngày đêm).

    2.3.5.Phát triển hệ thống thoát nước bẩn và xử lý rác thải:

    Phương án thoát nước là: Tại các khu du lịch sẽ có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, sau đó mới chảy vào hệ thống chung và phải chảy vào cánh đồng tưới, không chảy trực tiếp xuống sông La.

    Phương án xử lý rác thải là tại các khu du lịch bố trí các điểm thu gom rác tập trung sau đó đưa về xử lý chung với rác thải của thị trấn.

    * Hệ thống cấp điện: Nguồn điện sử dụng được lấy từ mạng điện quốc gia.

    2.4. Đầu tư phát triển du lịch :

    2.4.1. Các lĩnh vực đầu tư :

      * Phát triển hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch : Trước mắt, tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm như khu du lịch văn hoá núi Tùng-Tam Soa, khu du lịch sinh thái hồ Phượng Thành, tuyến du lịch du thuyền trên sông La, tuyến du lịch văn hoá đường bộ từ thị trấn đi Tùng Ảnh, chùa Am, Trung Lễ….

    * Tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch: như chùa Am, đền thờ Bùi Dương Lịch, đền Nguyễn Biểu, làng tiến sỹ Trung Lễ, lễ hội ở Trường Xuân, làng nghề Thái Yên.v.v…

    * Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động  trong  ngành du lịch và  tuyên truyền giáo dục nhận  thức về du lịch cho cộng đồng dân c­ư

    * Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch Đức Thọ: cần tiến hành xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Đức Thọ đến năm 2010.

    2.4.2. Các khu vực ưu tiên đầu tư :  

    *Khu vực thị trấn Đức Thọ.

    * Khu vực núi Tùng –Sông La

    * Khu vực hồ Phượng Thành và phụ cận

           

    B. CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     QUY HOẠCH

    1. Kiến nghị :

    – Kiến nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét phê duyệt quy hoạch và chỉ đạo các cấp các ngành trong tỉnh phối hợp, hỗ trợ huyện Đức Thọ triển khai thực hiện.

    – Kiến nghị Sở Thương mại – Du lịch Hà Tĩnh nghiên cứu, trình TCDL xem xét đưa khu di tích Trần Phú (kết hợp với núi Tùng-sông La)vào danh mục khu, điểm du lịch quốc gia để tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương về vốn phát triển hạ tầng du lịch.

    – Kiến nghị các Sở Kế hoạch – Đầu t­ư, Sở Tài chính Hà Tĩnh ban hành định mức hỗ trợ đầu tư­ cho địa phư­ơng xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

    – Kiến nghị các Sở Văn hoá-Thông tin, Sở Nông nghiệp PTNT Hà Tĩnh xây dựng và triển khai thực hiện ch­ương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên; phối hợp với UBND huyện Đức Thọ thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên với việc khai thác phát triển du lịch.

    – Kiến nghị Sở Xây dựng Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Đức Thọ đầu tư phát triển thị trấn Đức Thọ thành Trung tâm du lịch – dịch vụ huyện.

    – Kiến nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Đức Thọ xây dựng dự án đầu tư­ phát triển hệ thống giao thông trong khu du lịch và giao thông nối các khu du lịch làm cơ sở hình thành các tour du lịch trên địa bàn.

        – Kiến nghị sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh phối hợp và giúp đỡ  UBND huyện Đức Thọ trong việc bảo vệ môi trường cảnh quan khu vực hồ Phượng Thành và phụ cận, khu vực hai bờ sông La và sông Ngàn Sâu để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch.

    2. Tổ chức thực hiện :

      2.1. UBND huyện Đức Thọ:

    – Tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch; phối hợp với các Sở, Ban ngành trong tỉnh xây dựng  các chương trình, kế  hoạch cụ thể thực hiện Quy hoạch.

    – Chỉ đạo việc thành lập Ban quản lý quy hoạch để tổ chức thực hiện các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư­ phát triển du lịch; hư­­ớng dẫn Uỷ ban Nhân dân các xã, thị trấn giáo dục và kêu gọi toàn dân bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch.

      2.2. Các xã,  thị trấn  thuộc huyện:

      Căn cứ vào Quy hoạch xây dựng các định hướng phát triển du lịch của địa phương mình trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp. Thực hiện các biện pháp bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường tự nhiên và xã hội, bảo vệ tốt các tài nguyên du lịch trên địa bàn, nâng cao nhận thức của toàn dân  trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ tài nguyên và môi tr­ường du lịch.

    Bài cùng chuyên mục