Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG Bến En- Thanh Hóa

     

                                                             TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

    Cơ quan chủ quản dự án  : Bộ NNPTNT.
    Thời gian thực hiện : 2009. Đã nghiệm thu năm 2010.
    Chủ nhiệm dự án : T.S Võ Quế Viện NCPT Du lịch
     

    1- Sự cần thiết xây dựng dự án Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG. Bến En- Thanh Hóa.

    VQG. Bến En được thành lập năm 1992 theo Quyết định số 33/CP ngày 27/1/1992 của Chủ tịch HĐBT nằm trên địa bàn huyện Như Thanh và Như Xuân; cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây Nam. Nổi bật nhất và lợi thế để phát triển du lịch của VQG.Bến En so với các điểm khu du lịch trên địa bàn là tính đa dạng hệ sinh thái rừng xanh núi đất; về cảnh quan hồ Thượng (hồ đập Mẫy) và hồ Hạ (hồ đập Mực); về đa dạng loại hình hang động và tính giá trị nguyên sơ của nó trong các dãy núi đá vôi…VQG lại nằm trong quần thể hệ thống tài nguyên nhân văn vật thể và phi vật thể về hệ thống đền chùa, di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề truyền thống của cộng đồng các dân tộc… là tiền đề, điều kiện cơ bản để phát triển du lịch và thu hút khách du lịch đến tham quan.
    Quyết định số104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng BNNPT&NT về Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, Khu bảo tồn; Bộ NNPTNT đang dần thực hiện toàn bộ QHPTDLST cho các VQG-KBT để khai thác giá trị tài nguyên và bảo tồn, phát triển tài nguyên và môi trường
    Quyết định số 1760/QĐ-BNN-KH ngày 19/6/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt chủ trương lập dự án: QHPTDLST VQG.Bến En;
    Quyết định số 3996/QĐ/BNN/KL ngày 17/12/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Phê duyệt Đề cương QHPTDLST VQG.Bến En giai đoạn 2008 – 2020.
    Tên dự án: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG.Bến En giai đoạn 2008-2020.

    2- Mục tiêu của dự án.
    – Nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên VQG.Bến En và phụ cận để nâng cao hiệu quả kinh tế; đóng góp của ngành du lịch vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói chung, của VQG, của cộng đồng dân cư trên địa bàn nói riêng.
    – Quy hoạch phát triển DLST VQG.Bến En phải đảm bảo sự phát triển du lịch phù hợp với các yêu cầu giữ vững quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội.
    – Quy hoạch là để xác định rõ các điều kiện và yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của VQG, đảm bảo khai thác hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường nhân văn, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp.
    – Quy hoạch phát triển DLST VQG nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác đầu tư và thu hút các dự án đầu tư vào VQG, là căn cứ để đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch và bảo tồn, góp phần hình thành phát triển các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch có ý nghĩa phạm vi lãnh thổ của VQG, của vùng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương và cơ sở cho công tác truyên truyền xúc tiến quảng cáo tiềm năng tài nguyên du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với VQG; góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng dân cư.


    3- Nhiệm vụ của dự án.

    • Rà soát và đánh giá tiềm năng VQG.Bến En đối với phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
    •  Đánh giá hiện trạng một số chỉ tiêu du lịch tại VQG.Bến En.
    •  Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trong đó có ngành kinh tế du lịch.
    •  Nghiên cứu tính toán để xây dựng các dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2008-2020 bao gồm chỉ tiêu khách du lịch, cơ sở lưu trú…
    •  Nghiên cứu xây dựng định hướng không gian phát triển du lịch bao gồm khu, tuyến, điểm du lịch phù hợp với điều kiện hiện tại, phát triển tương lai và gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
    •  Xây dựng định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
    •  Xây dựng các nhóm giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn liền với công tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên và môi trường tại VQG.Bến En.
    •  Xây dựng các giải pháp và kiến nghị về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG.Bến En.

    4- Giới hạn phạm vi xây dựng nghiên cứu dự án.

     Về không gian: Khu vực VQG và phụ cận.

     Về thời gian: Nghiên cứu các số liệu, tài liệu từ năm 2005-2008

    5- Kết cấu báo cáo

    Chương 1: Đánh giá hiện trạng tiềm năng, điều kiện và thực trạng phát triển DLST VQG.Bến En.
    Chương 2: Quy hoạch phát triển DLST VQG.Bến En giai đoạn 2008- 2020
    Chương 3: Các chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
    phát triển DLST VQG.Bến En.

    Chương 1.
    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TIỀM NĂNG, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST VQG.BẾN EN
    I- Đánh giá tiềm năng tài nguyên.
    1.1- Đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên
    1.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn:
    II. Đánh giá các điều kiện để phát triển DLST VQG.Bến En
    2.1. Đánh giá điều kiện kinh tế
    2.2. Đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng
    2.3. Đánh giá điều kiện xã hội:
    III. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái VQG.Bến En
    3.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.
    3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch VQG Bến En.
    3.2.1. Về khách du lịch.
    3.2.2 Về doanh thu du lịch.
    3.2.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
    3.2.4. Thực trạng lao động cung cấp dịch vụ du lịch tại VQG Bến En.
    3.2.6. Công tác truyền truyền quảng bá và xúc tiến du lịch.
    3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng, khai thác tài nguyên và môi trường du lịch.
    IV.Đánh giá cơ hội và thách thức phát triển DLST VQG.Bến En

    Chương 2
    QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DLST.VQG BẾN EN
    GIAI ĐOẠN 2008-2020.
    I- Các điều kiện cơ bản để phát triển DLST tại VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN).
    II- Xu hướng phát triển du lịch Việt nam và Thanh Hóa.
    III- Quy hoạch phát triển DLST.VQG Bến En.
    3.1. Quan điểm.
    3.2. Mục tiêu.
    3.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển DLST.VQG.Bến En
    3.3.1. Căn cứ, quan điểm và các phương pháp dự báo các chỉ tiêu phát triển DLST. VQG.Bến En.
    3.3.2. Các phương án dự báo.
    3.3.3. Xây dựng các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch sinh thái VQG.Bến En.
    IV- Định hướng phát triển thị trường và sản phẩm DLST. VQG Bến En.
    4.1. Xu hướng thị trường và sản phẩm du lịch Việt Nam và Thanh Hóa.
    4.2. Định hướng thị trường khách DLST.VQG.Bến En
    4.3. Định hướng sản phẩm du lịch.
    V. Định hướng phát triển không gian du lịch sinh thái.
    5.1. Các quan điểm phát triển không gian du lịch sinh thái VQG.Bến En.
    5.2. Các định hướng không gian DLST VQG.Bến En.
    5.3. Định hướng phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
    5.4. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
    5.5. Định hướng về công tác vệ sinh mội trường và xử lý chất thải:
    5.6. Định hướng kiến trúc cảnh quan.
    5.6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch
    VI. Đánh giá tác động môi trường của dự án và các giải pháp bảo vệ môi trường
    6.1. Nguồn gây ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
    6.2. Giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm

    Chương 3.
    CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VQG.BẾN EN
    I. Các chính sách và giải pháp chủ yếu .
    1.1. Giải pháp về quản lý.
    1.2. Giải pháp về cơ chế chính sách.
    1.3. Giải pháp về vốn và đầu tư.
    1.4. Các giải pháp xúc tiến thị trường.
    1.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
    II. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
     

    Nội dung toàn văn báo cáo tổng hợp xin xem trong tập tin đính kèm.

    Bài cùng chuyên mục