Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

          1. Sự cần thiết và lý do lập quy hoạch

    quyhoach HNThủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, – hành chính quốc gia; trung tâm văn hóa lớn của cả nước và bản sắc trong khu vực; trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực; trung tâm kinh tế tài chính lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước và có uy tín trong khu vực;  nơi có nhiều lợi thế so sánh để phát triển du lịch với tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khá đồng bộ, cửa khẩu hàng không quốc tế – sân bay Nội Bài lớn nhất khu vực phía Bắc. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng với vai trò là Trung tâm du lịch của Vùng du lịch Bắc bộ là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

    Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 đã được thành lập. Qua gần 20 năm thực hiện bước đầu những định hướng quy hoạch trên đã phát huy được hiệu quả nhất định và có những đóng góp tích cực đưa du lịch Hà Nội dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô. Năm 2008 tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố đạt từ 7-8%. Tuy nhiên hiện nay, phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô nói chung và du lịch nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức mới với những yếu tố chủ yếu sau:

    +  Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hội nhập ngày một đầy đủ hơn với khu vực và quốc tế dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa;

    +  Địa giới Thủ đô được mở rộng với việc Hà Tây và một số huyện, xã của Vĩnh Phúc và Hòa Bình sát nhập vào Hà Nội và quá trình đô thị hóa của Hà Nội, công nghiệp hóa phát triển nhanh kèm theo những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội;

    +  Hà Nội bước vào giai đoạn phát triển mới với những vai trò là “Trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước” (Nghị quyết số 11/NQ/TƢ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020); Quy hoạch chung phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn “Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững“…một trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm cỡ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.

    +  Biến đổi khí hậu đã và đang có những thách thức không nhỏ đến mọi sự phát triển, trong đó có phát triển du lịch. Phát triển du lịch Hà Nội cũng không nằm ngoài những tác động này trong giai đoạn tới đây.

    Trong bối cảnh trên, việc lập Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là yêu cầu cấp thiết nhằm phát triển du lịch Hà Nội trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế – xã hội của Thủ đô.
     

    2. Căn cứ lập Quy hoạch

    Quy hoạch phát triển ngành du lịch Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được lập trên cơ sở các căn cứ:

    2.1.    Căn cứ pháp lý:

    +  Luật Du lịch năm 2005.

    +  Luật Di sản văn hoá, 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, 2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá0.

    +  Luật Quốc phòng năm 2005

    +  Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

    +  Pháp lệnh về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994.

    +  Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
    lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

    +  Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

    +  Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ ban hành Quy chế Bảo vệ
    công trình quốc phòng và khu quân sự.

    +  Quyết định số 2412/2011/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011-2020.

    +  Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

    +  Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng  dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

    +  Thông tư số 03/2008/TT-BKH, ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
    92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;

    +  Quyết định số 2129/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt nhiệm vụ dự án lập Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội dến năm 2020, định hướng đến 2030,

    +  Thông báo số 170/TB-HĐTĐ ngày 29/6/2012của Hội đông thẩm định Quy
     

    hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội dến năm 2020, định hướng đến 2030 về kết luận của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội dến năm
    2020, định hướng đến 2030;

    2.2.    Định hướng chiến lược

    +  Nghị quyết số 11/NQ/TƢ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020;

    +  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 – 2015;

    +  Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

    +  Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”

    +  Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”

    +  Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

    +  Căn cứ Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 5 khoá XIV v/v thông qua Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội dến năm 2020, định hướng đến 2030;

    +  Căn cứ các Nghị quyết của HĐND Thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 4 khoá XIV ngày 04/5/2012 đã thông qua các quy hoạch của Hà Nội gồm: Quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy hoạch phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

    3. Mục tiêu, yêu cầu

    3.1.    Mục tiêu

    Quy hoạch được lập nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững; nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội tương xứng với vai trò là trung tâm du lịch của cả nước và có tầm cỡ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; tăng cường hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong hoạt động quản lý, khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch của Hà Nội.

    3.2.    Yêu cầu

    +  Đánh giá tổng thể và có hệ thống về nguồn lực phát triển du lịch Hà Nội
     + Đánh giá đúng hiện trạng phát triển du lịch Hà Nội và xác định rõ những nguyên nhân của hiện trạng.

    +  Xác định bối cảnh phát triển, những khó khăn, thuận lợi và cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

    +  Xác định rõ vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

    +  Dự báo các phương án phát triển của du lịch Hà Nội giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

    +  Xác định rõ hệ thống sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và các thị trường du lịch chủ yếu của du lịch Hà Nội

    +  Xác định tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển chung của Thủ đô và đặc điểm phân bố tài nguyên du lịch ở Hà Nội

    +  Đưa ra được những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để thực hiện các định hướng phát triển, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của Thủ đô

    3.3 Phạm vi nghiên cứu
    +  Về không gian: địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội với quy mô 3.344 km2 và mối liên hệ trong các vùng du lịch Bắc bộ.

    +  Về thời gian: đánh giá hiện trạng phát triển từ năm 2000 đến nay; Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

    +  Về đối tượng: Các yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển du lịch.

    Bài cùng chuyên mục