Quy hoạch du lịch vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) bao gồm 7 tỉnh và thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Long An với diện tích tự nhiên
Về mặt địa giới, lãnh thổ VKTTĐPN về cơ bản trùng với lãnh thổ của địa bàn trọng điểm du lịch TP. Hồ Chí Minh và phụ cận – một trong những trung tâm du lịch lớn nhất ở Việt Nam; phía Bắc giáp Ninh Thuận, Lâm Đồng; phía Nam giáp Tiền Giang, Bến Tre; phía Tây giáp Camphuchia và phía Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng hơn 200km, nơi có nhiều bãi biển đẹp, như Vũng Tàu, Long Hải,…
Với đặc điểm đa dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn trên nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Mạ, Chơ Ro, Chăm, Khơme v.v. và các di tích lịch sử – văn hóa có giá trị như các di chỉ khảo cổ vương quốc Phù Nam, Trung ương cục, Căn cứ Tà Thiết, Củ Chi đất thép, Căn cứ rừng Sát, các làng nghề, v.v. VKTTĐPN có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng (núi và biển), du lịch thể thao (núi và biển) v.v…
Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, hoạt động phát triển kinh tế VKTTĐPN đã có những bước chuyển biến nhanh chóng, thể hiện ở mức tăng trưởng GDP hàng năm và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Trong giai đoạn từ sau khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội VKTTĐPN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (1997 – đến nay) hoạt động phát triển chung của vùng có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc, v.v phát triển nhanh chóng; hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tư cũng được hoàn thiện hơn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đã mở rộng hơn thị trường "cầu" đối với hoạt động dịch vụ, trong đó có du lịch.
Trong thời kỳ 1994 – 1998, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về GDP của VKTTĐPN ở mức cao và đạt khoảng 17,94% cao hơn mức bình quân của cả nước là hơn 7% (Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và một số tỉnh trên địa bàn, 1999). Dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của vùng đạt 1,2 lần; giai đoạn 2011 – 2020 đạt 1,1 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Hiện tỷ lệ đóng góp GDP của vùng chiếm khoảng 36,0% GDP cả nước và dự kiến sẽ tăng lên 40,0 – 41,0% vào năm 2010 và 43,0 – 44,0% vào năm 2020. (Nguồn : Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày
Trong những năm qua, vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của VKTTĐPN ngày càng được khẳng định. Từ 1995 đến 2004, GDP của ngành du lịch tăng trung bình hàng năm 12,87% (Nguồn: Báo cáo hàng năm của các Sở Du lịch, Sở TM-DL trên địa bàn). Tuy nhiên sự phát triển của du lịch VKTTĐPN trong thời gian qua với hạt nhân là TP. Hồ Chí Minh – trung tâm du lịch vào loại lớn nhất cả nước, còn chưa tương xứng với vị trí và những lợi thế so sánh của vùng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là hoạt động phát triển du lịch của vùng còn chưa gắn kết trên cơ sở một quy hoạch thống nhất toàn vùng. Bên cạnh đó sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng cũng có những tác động nhất định đến hoạt động phát triển du lịch và ngược lại. Kết quả của sự tương tác trên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động phát triển du lịch của vùng.
Vì vậy, nhằm bảo đảm khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đẻ phát triển du lịch chung của vùng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương trong lãnh thổ; giữa VKTTĐPN với các trọng điểm du lịch cả nước và với khu vực, phát huy vị trí quan trọng của du lịch VKTTĐPN trong sự phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung và góp phần tích cực vào phát triển KT-XH chung của vùng, việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch VKTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là hết sức cần thiết.