Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, Long An

    I.              VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN PHẠM VI QUY HOẠCH:

    1.             Vị trí địa lý:           Khu vực quy hoạch thuộc xã Tân Lập huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An:

                    – Phía Bắc và Đông Bắc giáp Quốc lộ 62, sông Vàm Cỏ Tây và kênh Hậu

                    – Phía Đông và Đông Nam được bao bởi Kênh Bắc Đi

                    – Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp rừng tràm

                    – Toàn bộ khu vực nằm trong phạm vi đê ngăn lũ có rạch Rừng chạy xuyên suốt theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nối kênh Hậu với kênh 79.

     

    2.             Giới hạn phạm vi quy hoạch: Diện tích khu đất quy hoạch là 127 ha, tổng diện tích cả vùng đệm là 400ha

     

    II.            ĐỊNH HƯỚNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỦ YẾU:

    1.             Khách du lịch:

     

    Bảng dự báo khách du lịch đến Tân Lập thời kỳ 2005 – 2020

     

     

    Loại khách du lịch

    Địa điểm

    Đơn vị tính

    2005

    2010

    2020

    Khách du lịch quốc tế

    Long An (*)

    Lượt khách

    7.000

    14.000

    30.000

    Tân Lập

    Lượt khách

    700

    4.000

    10.500

    Khách du lịch nội địa

    Long An (*)

    Lượt khách

    75.000

    120.000

    200.000

    Tân Lập

    Lượt khách

    10.000

    35.000

    80.000

     

    Nguồn: – (*) Quy hoạch tổng thể du lịch Long An.

                – Viện NCPT Du lịch.

     

    Bảng dự báo khách du lịch có lưu trú tại  Tân Lập thời kỳ 2005 – 2020

     

     

    Loại khách du lịch

    Hạng mục

    2005

    2010

    2020

    Khách du lịch quốc tế

    Tổng số lượt khách đến

    700

    4.000

    10.500

    Tổng số lượt khách có lưu trú

    140

    1.200

    4.200

    Ngày lưu trú trung bình

    1,5

    2,0

    2,5

    Tổng số ngày khách lưu trú

    210

    2.400

    10.500

    Khách du lịch nội địa

    Tổng số lượt khách đến

    10.000

    35.000

    80.000

    Tổng số lượt khách có lưu trú

    2.000

    10.500

    32.000

    Ngày lưu trú trung bình

    1,5

    2,0

    2,5

    Tổng số ngày khách lưu trú

    3.000

    21.000

    80.000

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

    2.             Doanh thu từ du lịch:

     

    Bảng dự báo doanh thu từ du lịch tại Tân Lập thời kỳ 2005 – 2020

    Đơn vị tính: Ngàn USD.

     

    Loại doanh thu

    Hạng mục

    2005

    2010

    2020

    Doanh thu từ

    khách du lịch quốc tế

    Từ khách có lưu trú

    12,6

    216,0

    1.260,0

    Từ khách đến trong ngày

    22,4

    182,0

    567,0

    Tổng cộng

    35,0

    398,0

    1.827,0

    Doanh thu từ

    khách du lịch nội địa

    Từ khách có lưu trú

    45,0

    462,0

    2.400,0

    Từ khách đến trong ngày

    80,0

    357,5

    1.056,0

    Tổng cộng

    125,0

    819,5

    3.456,0

    Tổng doanh thu

    160,0

    1.217,5

    5.283,0

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

                   

    3.             Giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư:

     

    Bảng dự báo giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2005 – 2020

     

     

    Các chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    2005

    2010

    2020

    Tổng doanh thu từ du lịch

    Ngàn USD

    160,0

    1.217,5

    5.283,0

    Giá trị GDP du lịch (65-70% doanh thu)

    Ngàn USD

    110,0

    820,0

    3.430,0

    Hệ số ICOR

     

    4,0

    3,0

    3,0

    Nhu cầu vốn đầu tư (kể cả hạ tầng trong khu du lịch)

    Ngàn USD

    440,0

    2.130,0

    7.830,0

     

    Viện NCPT Du lịch.

     

    4.             Nhu cầu cơ sở lưu trú:

     

    Bảng dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú thời kỳ (2005 – 2020)

     

     

    Nhu cầu cho từng loại khách

    2005

    2010

    2020

    Tổng số ngày khách lưu trú

    3.210

    23.400

    90.500

    Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%)

    55,0

    60,0

    65,0

    Số khách lưu trú trung bình trong 1 phòng (người)

    2,0

    2,0

    2,0

    Nhu cầu khách sạn (phòng)

    10

    50

    190

     

    Viện NCPT Du lịch.

     

    III.           QUY HOẠCH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH

     

    1.             Các thành phần chức năng chính của khu du lịch:

    – Khu trung tâm dịch vụ đón tiếp và điều hành du lịch ( Các đầu mối giao thông )

    – Trung tâm giáo dục môi trường

    – Khu lưu trú với nhiều loại hình: Khách sạn, độc lập, dạng nổi…

    – Khu lâm viên tạo cảnh quan

    – Khu vui chơi giải trí thể thao

    – Đầm sen tự nhiên tạo cảnh quan

    – Khu vui chơi giải trí cắm trại

    – Khu bảo tồn tự nhiên ( Vườn sinh cảnh Đồng Tháp Mười )

    – Khu vui chơi giải trí câu, bắt cá và thưởng thức đặc sản

    – Khu nhà ở truyền thống nhân dân vùng Đồng Tháp Mười.

    – Khu nuôi thú tham quan

     

    2.             Quy hoạch sử dụng đất: 

     

    Bảng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

     

     

    TT

    Loại đất

    Diện tích

    ( Ha )

    Tỷ lệ

    ( % )

    Mật độ

    XD ( % )

    Tầng
    cao
    TB

     1

    Khu đầu mối giao thông đối ngoại

    3,22

    2,5

    5

    1,5

     2

    Đầm sen tự nhiên

    1,32

    1,04

     3

    Trung tâm GDMT

    6,8

    5,4

    5

    1,5

     4

    Khu lưu trú

    21,6

    17,0

     5

    Khu vui chơi giải trí thể thao

    8,6

    6,8

    5

    1,0

     6

    Khu công viên

    20

    15,7

     7

    Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Tháp Mười

    9,5

    7,5

    1,0

     8

    Khu nuôi thú tham quan

    3,1

    2,5

    5

    1,5

     9

    Khu vui chơi giải trí câu cá

    24,5

    19,3

    10

    Khu cắm trại

    2,88

    2,27

     

     

    11

    Khu nhà ở dân cư Đồng Tháp Mười.

    1,5

    1,2

    5

    1

    12

    Giao thông ( Bãi để xe, đường dạo… )

    2,0

    1,6

    13

    Mặt nước ( Giao thông, vui chơi giải trí…)

    20,1

    15,8

    14

    Giao thông QL62 ( Kể cả hành lang bảo vệ )

    1,88

    1,5

     

    Tổng cộng

    127

    100

     

     

     

     

    3.             Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan:

    Ý tưởng tổ chức không gian kiến trúc chủ đạo là dùng công trình kiến trúc đan xen và hoà chung trong cảnh quan sông nước cây cỏ. Không san ủi, tôn tạo quá mức. Mật độ công trình xây dựng thấp và quy mô công trình nhỏ trong khung cảnh thiên nhiên rộng lớn tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. Vật liệu xây dựng đơn giản, tận dụng nguồn tại chỗ, màu sắc hoà nhập với nền thiên nhiên. Ngoài ra cần tổ chức các tiểu cảnh bằng cây xanh và các tác phẩm nghệ thuật nhỏ ở dọc các đường dạo, các sân chơi, vườn thú để tăng sự hấp dẫn cho khách du lịch.

     

    III.           QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

    1.             Quy hoạch hệ thống giao thông:

    1.1. Giao thông đối ngoại:

    a. Đường bộ:   Bằng QL62 qua bến xe chính nằm ở khu trung tâm đón tiếp.

    b. Đường thuỷ: Chủ yếu bằng sông Vàm Cỏ Tây qua bến tàu ở khu trung tâm và sông Vàm Cỏ

                    + Cầu tàu: Nằm ở sông Vàm Cỏ Tây có kết cấu bằng BTCT dài 20m, rộng 2,5- 3m, có thể cập được 2 tàu một lúc.

    + Âu tàu: Tận dụng hai chỗ lõm vào của sông Vàm Cỏ Tây tiếp giáp Quốc lộ 62 làm chỗ neo đậu tàu và thuyền du lịch. Tổng cộng có 2 âu, mỗi âu rộng 12m, ăn sâu vào bờ 15m, nạo vét chiều sâu mặt nước khoảng 4 – 5m.

    + Bãi đậu xe: Nằm bên trái quốc lộ 62, phía Đông – Bắc khu du lịch rộng khoảng 0,5 ha có kết cấu BT nhựa. Cao độ vượt lú ( thấp hơn cao độ quốc lộ 62 khoảng 0,6 – 0,8m ).

    1.2. Giao thông đối nội:  

    a. Đường thuỷ: Từ bến thuyền chính đi các khu chức năng là hệ thống giao thông chủ yếu của khu du lịch. Tuyến thuyền dành cho thuyền chèo tay hoặc thuyền máy loại nhỏ khoảng 5 – 6 người. Để có thể liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng ngoài việc mở rộng và khơi sâu hệ thống kênh, mương có sẵn, trong khu du lịch còn mở thêm một số tuyến kênh rạch phụ rộng từ 5 – 6m, sâu 1,2 – 1,5m ( tính cho mùa khô ) và một số tuyến rộng từ 2 – 3m. Trên các tuyến kênh chính bố trí các công trình dịch vụ để cho khách du lịch có thể dừng chân, vọng cảnh…

    b. Đường bộ:  Bao gồm đê bao, đường dạo, đường treo…

                    + Hệ thống đê bao vượt lũ hở: Chạy xung quanh khu du lịch dọc theo kênh Ốp, rạch Bắc Đi… Mặt đê rộng khoảng 5 m ( 3,75 m rải đất đỏ hoặc đá giăm ở giữa ) để có thể cho phép ô tô nhỏ chạy được khi cần thiết. Hai bên vệ đê trồng cây và thảm cỏ vừa chống xói mòn vừa tạo cảnh quan. Độ cao mặt đê khoảng 3.5 m ( thấp hơn cao độ QL62 khoảng 0,8 – 1 m ) bảo đảm không ngập nước vào mùa lũ. Những đoạn chạy qua kênh rạch phải có cầu bằng bê tông cốt thép bảo đảm thông nước trong ngoài. Hệ thống đê không khép kín và cuối mỗi đoạn có chỗ quay xe đường kính khoảng 20 m. Ngoài ra, cứ cách khoảng 500 m có chỗ tránh xe. Chiều dài tổng cộng toàn bộ tuyến đê bao khoảng 4500 m, có 4 cầu và 4 cống.

    + Hệ thống đường dạo: Trong mùa khô, khách du lịch có thể đi lại bằng đường bộ, rộng 1,5 – 2 m. Hệ thống đường này có mặt lát tấm BT đúc sẵn trên hệ thống khung chịu lực bằng BTCT, cao độ mặt đường thấp hơn mặt nước vào mùa nước nổi ( không vượt lũ ).

                    + Hệ thống đường treo:   Chỉ sử dụng cho khu nuôi thú tham quan với mục đích tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch sinh thái và phục vụ cho việc quan sát thú. Hệ thống đường này ở độ cao khoảng 5 – 6m ( so với mặt nước mùa lũ ); Vật liệu gỗ, tràm… kết hợp dây treo bằng thép chịu lực dựa vào thân cây ( giai đoạn đầu có thể dùng cột nhân tạo ); Chiều dài toàn tuyến khoảng 1500m.

                     Tổng cộng kinh phí giao thông dài hạn là: 21.314,5 triệu đồng  ( Hai mốt tỷ ba trăm mười lăm triệu  đồng – Lấy tròn )

    2.             Quy hoạch hệ thống cấp điện:

    2.1.   Nguồn điện:

    Lấy từ mạng quốc gia bằng hệ thống dây trung thế chạy dọc theo QL62.

    2.2.          Nhu cầu:

    Phụ tải điện có tính đến hệ số đồng thời là:  800 KW

    2.3.          Quy hoạch mạng lưới điện:

    Điện từ nguồn chung theo QL62 về trạm hạ áp  22 / 0,4KV đặt ở khu đầu mối giao thông. Toàn khu du lịch có một trạm hạ thế với tổng công suất là: 800 KVA.

    Điện áp sơ cấp của các máy biến thế là 22 KV ( 3 pha ), điện áp thứ cấp là 380 / 220V 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp.

    Tuyến hạ thế gồm hai loại: mạch cung cấp và mạch chiếu sáng giao thông.

    3.             Quy hoạch hệ thống cấp nước:

    3.1.          Nguồn nước:

     Dùng nguồn nước ở khu vực thị trấn Mộc Hoá cách khu du lịch 4,5km về phía Bắc

    3.2.          Nhu cầu dùng nước:

    Tổng nhu cầu nước cho khu du lịch đến năm 2010 khoảng 340m3/ngày.đêm.

     3.3.         Phương án cấp nước:

    Nước ngầm từ giếng khoan ( công suất 600m3 / ngày đêm ) được bơm vào bể chứa. Tại đây nước sẽ được hoà Clo khử trùng và trạm bơm cấp II ( bơm nước sạch tăng áp ) sẽ bơm trực tiếp vào hệ thống ống dẫn về khu du lịch. Hệ thống ống dãn bằng gang F300, từ trạm cấp về khu du lịch dài 4500m. Trạm cấp nước bao gồm khu vực giếng, bể lọc, bể chứa, trạm bơm II và nhà Clo chiếm diện tích 2000m2. Để điều hoà lượng nước tiêu thụ cần 1 đài nước bố trí ở điểm cao của khu du lịch ( thuộc khu đầu mối giao thông ). Thể tích đài nước khoảng 50 m3, cao 15 – 20m. Các điểm dùng nước trong khu du lịch sẽ được trạm tăng áp cung cấp liên tục.Hệ thống ống dẫn nước phân phối nước trong khu du lịch bằng kẽm hoặc nhựa PVC đến các điểm tiêu thụ theo dạng cành cây, đường ống chôn sâu 0,6 – 1m, đoạn qua kênh rạch chìm xuống đáy.

    Ngoài ra, vì nhu cầu phòng cháy chữa cháy tại khu rừng tràm rất cao nên hệ thống cấp nước này được thiết kế theo từng khu vực riêng để trực tiếp sử dụng nguồn nước tại chỗ. Có 3 khu vực chính sử dụng nguốn nước này, đó là:

    – Khu lưu trú, đón tiếp

    – Khu công viên thú

    – Khu vực vui chơi giải  trí câu cá và làng nổi

    Mỗi khu vực có hệ thống ống nhựa PVC F75 – F100mm được nối từ bể chứa riêng V = 100m3 kết hợp trạm bơm tăng áp. Các họng cứu hoả được nối trực tiếp với hệ thống cấp với khoảng cách 75m / họng. Trong trường hợp cấp thiết còn lấy nước từ kênh không qua bể chứa.

    4.              Quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn và VSMT:

     Đối với khu du lịch sinh thái và cho vùng ngập nước nhu cầu thoát nước bẩn, xử lý chất thải ( kể cả chất thải rắn ) đòi hỏi rất cao.

    4.1.          Quy hoạch dài hạn:

    4.1.1. Nhu cầu thoát nước bẩn:

    Đến sau năm 2010, tổng lượng nước thải của khu du lịch là: 200m3/ngày đêm trong đó tập trung chủ yếu ở khu lưu trú và khu VCGT thể thao, nhà hàng.

    4.1.2. Dây chuyền thoát:

     Do các công trình nằm rải rác vì vậy sử dụng giải pháp thoát nước cục bộ cho từng nhóm công trình. Nước thải trong từng công trình phải được xử lý cẩn thận bằng các bể tự hoại có ngăn lọc rồi mới chảy ra ngoài.

    4.1.3.           Vấn đề thu gom rác:

    a. Nhu cầu rác thải: Đến năm 2010 nhu cầu rác khoảng 1 tấn/ ngày đêm

    b. Hệ thống thu gom rác thải:  Dự kiến đặt khoảng 300 thùng rác công cộng bằng nhựa ở rải rác các khu chức năng và trên các thuyền chở khách để du khách tiện bỏ rác vào thùng và trang bị một xe ép rác loại 1 tấn để hàng ngày thu gom rác từ khu du lịch vận chuyển đến bãi rác chung của thị trấn Mộc Hoá để xử lý.

    5.                    Chuẩn bị kỹ thuật, san nền, thoát nước mưa:

    5.1.          San nền: Công tác san nền cho khu du lịch là không đáng kể. Các công trình chủ yếu được thiết kế trên cột hoặc trên phao nổi. Chủ yếu san nền cục bộ ở khu đầu mối giao thông. Các kênh đều phải nạo vét và mở rộng  Hệ thống đê bao chạy quanh khu du lịch dài khoảng 4500 m. Khối lượng đào đắp san nền, nạo vét kênh tính vào khối lượng giao thông

    5.2.          Thoát nước: Chủ yếu tính cho khu đầu mối giao thông hai bên QL62. Bên trái QL62 vì không xây dựng công trình mà chỉ trồng cây xanh cảnh quan nên thoát nước tự do, hướng thoát về phía Kênh Sáng 831.

     

     

    IV.           DỰ KIẾN PHÂN KỲ ĐẦU TƯ:

    1.             Giai đoạn đầu:  Từ nay đến năm 2005. Kinh phí ước tính khoảng 40% tổng dự toán (khoảng 30,5 tỷ đồng). Hoàn chỉnh phần lớn hệ thống hạ tầng, hình thành một phần quan trọng của khu du lịch

    2.             Dài hạn:      Giai đoạn đến 2010 và sau 2010.  Hoàn chỉnh hệ thống công trình phục vụ du lịch, hoàn thiện khu du lịch sinh thái làng  nổi. Dự kiến vốn đầu tư khoảng 48 tỷ đồng.

     

     

     KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

     

    I.                      CÁC KẾT LUẬN:

    Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập có thể rút ra một số kết luận sau:

    1.             Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ cho tỉnh Long An mà còn cả các tỉnh thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Phát triển du lịch sinh thái làng nổi ở Tân Lập vừa đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách vừa góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

    2.             Rừng tràm Tân Lập là nơi có cảnh quan hấp dẫn, đặc biệt đây là khu đất ngập nước, nơi còn lưu giữ hệ sinh thái đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười, kiến trúc làng nổi – một trong những tài nguyên du lịch có giá trị của khu vực.

    3.             Các lợi thế trên cho phép phát triển khu vực rừng tràm Tân Lập thành điểm du lịch với các sản phẩm:

    . Du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh cảnh vùng Đồng Tháp Mười.

    . Du lịch tham quan, tìm hiểu cuộc sống cộng đồng dân cư đặc biệt là hình thái kiến trúc làng nổi.

    . Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần ( Thể thao, câu cá, thưởng thức đặc sản, cắm trại…)

    4.             Thời gian qua, lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch ở đây chưa được khai thác đúng mức, nhiều tài nguyên chưa có điều kiện để phát huy tác dụng, thiếu sự quy hoạch phát triển đồng bộ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và sự phát triển kinh tế – xã hội.

    5.             Để tăng sự hấp dẫn của các hoạt động du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách cần có định hướng đúng để khai thác triệt để và phát huy tác dụng những tiềm năng du lịch của khu vực, trong đó quy hoạch chi tiết khu du lịch làm cơ sở cho các dự án đầu tư là việc cần thiết và cấp bách.

    6.             Phát triển du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Thương mại – Du lịch với các ban ngành có chức năng và chính quyền địa phương để có các giải pháp đúng đắn về quản lý, về vốn về cơ chế chính sách.

     

    II.                    KIẾN NGHỊ:

         Để thực hiện có hiệu quả ”Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập” kiến nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An:

                    – Xác định rõ vai trò và lợi ích của du lịch nói chung và của phát triển du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập nói riêng, cần có biện pháp cụ thể đưa du lịch ở đây thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế – xã hội cao, đồng thời nâng cao giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên và trình độ dân trí cho khu vực.

                    – Xem xét phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết khu du lịch  sinh thái làng nổi Tân Lập, chỉ đạo Sở Thương mại – Du lịch, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Xây dựng và các ban ngành liên quan tiến hành các nghiên cứu khả thi để thu hút các nhà đầu tư.

                    – Có biện pháp quản lý, chỉ đạo các tổ chức kinh doanh và các hoạt động kinh doanh theo đúng hướng để đạt hiệu quả cao.

     

                    – Căn cứ vào quy hoạch chỉ đạo việc quản lý và bảo vệ quĩ đất khu vực quy hoạch tránh tình trạng chặt phá cây, gây khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch khi có đầu tư và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.            

                    – Chỉ đạo các cấp chính quyền, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trước và sau khi có dự án.

     

                  Nội dung quy hoạch xin xem trong tập tin đính kèm!

     

     

     

    Bài cùng chuyên mục