Quy hoạch chi tiết khu du lịch Ao Châu, Phú Thọ
I. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Dự báo khách du lịch:
Đơn vị: Lượt khách
Khách du lịch |
1998* |
2000 |
2005 |
2010 |
Khách quốc tế |
– |
130 |
1.200 |
6.000 |
Khách nội địa |
3.800 |
5.600 |
22.000 |
75.000 |
Tổng số |
3.800 |
5.730 |
23.200 |
81.000 |
Nguồn: – Viện NCPT Du lịch (ITDR). – (*): Số liệu hiện trạng.
Dự báo số lượt khách lưu trú ở khu du lịch đầm Ao Châu
thời kỳ 2000 – 2010
Loại khách du lịch |
Hạng mục |
2000 |
2005 |
2010 |
Khách quốc tế |
Số lượt khách |
65 |
720 |
4.500 |
Ngày lưu trú (ngày) |
1,0 |
1,5 |
2,0 |
|
Tổng số ngày khách |
65 |
1.080 |
9.000 |
|
Khách nội địa |
Số lượt khách |
840 |
5.500 |
30.000 |
Ngày lưu trú (ngày) |
1,0 |
1,4 |
2,0 |
|
Tổng số ngày khách |
840 |
7.700 |
60.000 |
Nguồn: ITDR.
2. Dự báo doanh thu và giá trị GDP du lịch:
Dự báo doanh thu khu du lịch đầm Ao Châu thời kỳ 2000 – 2010
Đơn vị tính: USD.
Doanh thu |
Nguồn thu |
2000 |
2005 |
2010 |
Doanh thu từ khách nghỉ qua đêm |
Từ khách quốc tế |
3.250 |
81.000 |
990.000 |
Từ khách nội địa |
10.080 |
154.000 |
1.800.000 |
|
Cộng |
13.330 |
235.000 |
2.790.000 |
|
Doanh thu từ khách nghỉ trong ngày |
Từ khách quốc tế |
2.600 |
28.800 |
120.000 |
Từ khách nội địa |
47.600 |
247.500 |
900.000 |
|
Cộng |
50.200 |
276.300 |
1.020.000 |
|
Tổng cộng |
63.530 |
511.300 |
3.810.000 |
Nguồn: ITDR.
Dự báo chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho khu du lịch
đầm Ao Châu thời kỳ 2000 – 2010
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
2000 |
2005 |
2010 |
1. Tổng doanh thu khu du lịch đầm Ao Châu. |
Ngàn USD |
63,53 |
511,30 |
3.810,00 |
2. Tổng GDP du lịch khu du lịch đầm Ao Châu. |
Ngàn USD |
45,00 |
360,00 |
2.670,00 |
3. Hệ số ICOR du lịch. |
– |
2,8 |
3,0 |
3,0 |
4. Nhu cầu vốn đầu tư cho khu du lịch đầm Ao Châu. |
Ngàn USD |
126,00 |
945,00 |
6.930,00 |
Nguồn: ITDR.
3. Dự báo nhu cầu khách sạn:
Dự báo nhu cầu khách sạn ở khu du lịch đầm Ao Châu thời kỳ 2000 – 2010
Đơn vị: Phòng
Nhu cầu khách sạn |
2000 |
2005 |
2010 |
– Nhu cầu cho khách quốc tế. |
– |
5 |
30 |
– Nhu cầu cho khách nội địa. |
10 |
20 |
90 |
Tổng cộng |
10 |
25 |
120 |
Nguồn: ITDR.
4. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch:
Dự báo nhu cầu lao động ở khu du lịch đầm Ao Châu thời kỳ 2000 – 2010
Đơn vị: Người
Loại lao động |
2000 |
2005 |
2010 |
– Lao động trực tiếp |
15 |
40 |
180 |
– Lao động gián tiếp |
35 |
90 |
400 |
Tổng cộng |
50 |
130 |
580 |
Nguồn: ITDR.
II. QUY HOẠCH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU DU LỊCH
A. Quy hoạch chung:
1. Định hướng phát triển không gian khu du lịch:
Không gian hoạt động khu du lịch đầm Ao Châu có thể được xác định ở ba vùng chính:
– Khu mặt nước có diện tích xấp xỉ 230ha là hạt nhân cảnh quan và giao thông thuyền cho khách và là nguồn nước sạch phục vụ du lịch.
– Khu đảo trong hồ: có 20 đảo và bán đảo với diện tích 120ha quy hoạch các vườn, đồi cây ăn quả đa loài bốn mùa, vườn hoa cây cảnh… tạo ra nhiều tầng lớp cây xanh, từ đó xây dựng các nhà nghỉ dân dã, biệt lập, các nhà ăn đặc sản.
– Khu đồi ven hồ: chủ yếu phát triển phần không gian của thị trấn Hạ Hoà (hơn 300ha) dùng làm nơi đón tiếp, bãi xe, bến thuyền, khu lưu trú chính, cắm trại, vui chơi giải trí tổng hợp v.v. Đây là không gian trung tâm và là bộ mặt của khu du lịch. Phần không gian phía Bắc và Đông Bắc là khu đệm gắn liền với khu cây xanh giữ vai trò rừng phòng hộ (800ha).
2. Cơ cấu phân khu chức năng:
Dựa vào điều kiện địa hình khu đất, để liên hệ giữa các khu chức năng hợp lý và tận dụng tối đa hiện trạng, có ba phương án cơ cấu đều lấy trung tâm đón tiếp và khu lưu trú chính làm hạt nhân để phát triển không gian.
* Phương án 1:
+ Khu trung tâm đón tiếp, hôi nghị, hội thảo và vui chơi giải trí tổng hợp bố trí gần khu đón tiếp chính, phía Đông
+ Các khu nghỉ (dân dã và cao cấp) đặt ở trung tâm đầm Ao Châu, nơi hiện nay là đất của trại cải tạo.
+ Khu nuôi thú tham quan đặt ở cuối hồ phía Tây Bắc.
+ Khu cây xanh chuyên đề, cây ăn quả; hoa… đặt gần khu nghỉ dân dã và khu lưu trú chính.
+ Khu cắm trại, câu cá đặt ở cuối hồ phía Đông
+ Cuối cùng là khu cây xanh cảnh quan không gian dự trữ phát triển lâu dài được bố trí bao quanh khu du lịch, trước mắt là rừng phòng hộ.
* Phương án 2:
– Khu đón tiếp, hành chính ở phía Tây đầm Ao Châu, sau khu dân cư và gần sông Thao.
– Giữ nguyên khu trại cải tạo tạo thành ranh giới cứng ngoài khu du lịch.
– Khu nghỉ, vui chơi giải trí… đặt ở vị trí khu trung tâm đón tiếp của phương án trên.
* Phương án 3: Phương án 3 được đưa ra nhằm kết hợp những ưu điểm, giảm thiểu những tồn tại trong tổ chức không gian của phương án một và hai.
Ở phương án 3 hướng phát triển không gian và liên hệ các khu chức năng về cơ bản tương tự phương án 1, kết hợp với phương án 2 ở điểm khu lưu trú chính tương lai đặt trong phạm vi đất của trại giam hiện nay (hiện tại khu lưu trú đặt gần khu trung tâm đón tiếp ngoài ra một phần của khu lưu trú chính và các dịch vụ như chợ, y tế v.v. được tổ chức tách ra ngoài khu du lịch (nằm trong không gian thị trấn Hạ Hoà). Với cách tổ chức này khu vực phía
Qua phân tích, phương án 3 có nhiều ưu điểm hơn cả nên được chọn để quy hoạch các khu chức năng, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và dự báo nhu cầu đầu tư phát triển.
3. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010:
Quy hoạch sử dụng đất khu du lịch Ao Châu đến năm 2010
TT |
Chức năng sử dụng đất |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ XD % |
Mật độ XD % |
Tầng cao TB |
1 |
Trung tâm đón tiếp, điều hành hội nghị, hội thảo |
15 |
2,1 |
1,2 |
1,5 |
2 |
Lưu trú chính (2-3 sao) |
7,5 |
1,05 |
2,5 |
1,5 |
3 |
Công viên VCGT tổng hợp |
18 |
2,8 |
1,5 |
1,0 |
4 |
Nghỉ dân dã |
60 |
8,6 |
1 |
1,2 |
5 |
Khu cắm trại, câu cá, rotel: |
55 |
8,2 |
0,5 |
1,2 |
|
– Bãi cắm trại tự do |
18 |
|
|
|
|
– Lều trại cố định cho thuê |
12 |
|
|
|
|
– Khu nghỉ Rotel |
18 |
|
|
|
|
– Khu câu cá |
7 |
|
|
|
6 |
Công viên cây xanh chuyên đề |
120 |
17 |
|
|
|
– Chuyên đề cây |
100 |
|
|
|
|
– Chuyên đề hoa |
20 |
|
|
|
7 |
Công viên tham quan thú |
95 |
13,6 |
|
|
|
– Nuôi thú dữ |
60 |
|
|
|
|
– Chim, thú thường |
35 |
|
|
|
8 |
Cây xanh cảnh quan |
34,5 |
8 |
|
|
9 |
Khu lưu trú chính lâu dài |
33 |
4,7 |
|
|
10 |
Dự trữ phát triển |
23 |
3,28 |
|
|
11 |
Giao thông (đường, bến xe) |
9 |
1,2 |
|
|
12 |
Mặt nước |
230 |
32,8 |
|
|
Tổng cộng |
700 |
100 |
|
|
|
|
Rừng phòng hộ vùng đệm |
800 |
|
|
|
4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
4.1. Giao thông:
4.1.1. Giao thông bộ:
a. Đường: Trong khu du lịch dự kiến xây dựng bốn loại đường (loại đường này chỉ quy định cho khu du lịch): đường loại I, II, III, IV.
b. Bãi đỗ ôtô: Khu du lịch có ba bãi ôtô chính:
+ Bãi 1: Nằm trong khu trung tâm đón tiếp rộng 1ha.
+ Bãi 2: Nằm ở khu vui chơi giải trí tổng hợp rộng 2ha.
+ Bãi 3: Trong khu cắm trại, câu cá:
c. Cầu: Hệ thống cầu trong khu du lịch theo tuyến đi bộ nối các khu chức năng trong điều kiện có thể. Đây là cầu tạo cảnh quan nên hình thức phải đẹp, vật liệu gỗ, tre và cả bê tông cốt thép (giả gỗ hoặc tre).
Số lượng cầu: 11 cái
4.1.2. Giao thông thuỷ: Liên hệ giữa các khu chức năng trong khu du lịch chủ yếu bằng đường thuỷ. Có 3 bến thuyền chính ở khu đón tiếp, khu hội nghị, hội thảo, khu lưu trú chính. Ngoài ra các khu chức năng đều có cầu thuyền cho khoảng 10 – 15 thuyền có thể neo đậu, phục vụ khách tham quan.
4.2. Cấp điện:
Tổng công suất yêu cầu là: 1318 KW, điện năng yêu cầu 7.342.600KWh/năm.
4.3. Cấp nước:
4.3.1. Nhu cầu dùng nước:
*Giai đoạn trước 2005:
Tổng nhu cầu dùng nước cho giai đoạn trước 2005 là:
* Giai đoạn trước 2010:
Tổng cộng nhu cầu là: 2.278m3. Như vậy so với giai đoạn 2010 cần bổ sung thêm (2.278m3 – 112m3) = 2.216m3
4.3.2. Nguồn nước: Qua điều tra khảo sát nước đầm Ao Châu trữ lượng dồi dào, chất lượng nếu qua xử lý có thể dùng sinh hoạt cho khu du lịch. Như vậy nguồn nước sinh hoạt được coi là tại chỗ.
4.4. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
4.4.1. Thoát nước bẩn:
– Đến 2005: gần 200m3/ngày đêm.
– Đến 2010: gần 450m3/ngày đêm.
Phương án thoát nước thải: Cũng như hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước bẩn xử lý cục bộ, trên quan điểm không thoát nước trực tiếp ra đầm Ao Châu.
4.4.2.Xử lý chất thải rắn:
Rác thải được thu gom bằng hệ thống thùng đựng rác đặt rải rác trong các khu chức năng dọc đường đi hay trong sân vườn khoảng 15-20m một thùng. Hàng ngày thuyền chở rác đưa về tập trung xử lý chung với khu xử lý rác của thị trấn.
4.5. Hệ thống bưu chính viễn thông:
Tổng đài nội bộ đặt ở khu trung tâm, hệ thống điện thoại dùng cáp quang (vô tuyến hoặc hữu tuyến). Dự kiến kinh phí 1,5 tỷ đồng.
5. Tổng hợp kinh phí đầu tư:
A. Phần công trình: 51,09 tỷ đồng.
B. Hạ tầng kỹ thuật: 32,61 tỷ đồng.
C. Tổng hợp chung : 98,7 tỷ đồng.
Chín mươi tám tỷ bảy trăm triệu đồng (tương đương 7,075 triệu USD)
B. Quy hoạch khu vực ưu tiên đầu tư (Qui hoạch chi tiết khu trung tâm đón tiếp, hội nghị hội thảo và VCGT tổng hợp):
1. Ranh giới quy hoạch chi tiết:
Diện tích khoảng 65ha (kể cả mặt nước sử dụng cho vui chơi giải trí, đi lại…). Theo qui hoạch chung đã xác định ranh giới khu vực xây dựng đợt đầu trong tổng thể du lịch Ao Châu như sau:
– Phía Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc: mặt hồ.
–
– Đông và Tây là các khu chức năng của thị trấn.
2. Các thành phần chức năng:
Qui hoạch sử dụng đất khu trung tâm
TT |
Thành phần đất |
Diện tích (ha) |
Độ cao XDTB (tầng) |
Mật độ XD (%) |
Tỷ trọng (%) |
1 |
Khu đón tiếp, điều hành |
3 |
1,5 |
1,7 |
5 |
2 |
Khu hội nghị hội thảo |
2 |
1,5 |
2 |
3,1 |
3 |
Khu VCGT chung |
6 |
1 |
1,5 |
9,0 |
4 |
Khu VCGT thiếu nhi |
15 |
1 |
2,5 |
23,0 |
5 |
Khu nghỉ |
6 |
1,5 |
2 |
9,4 |
6 |
Khu biệt thự nhỏ |
1,8 |
1,5 |
1,5 |
3,0 |
7 |
Cây xanh cảnh quan |
12 |
– |
– |
18,0 |
8 |
Mặt nước |
15 |
– |
– |
23,0 |
9 |
Giao thông (đường,bến ôtô) |
4,2 |
– |
– |
6,0 |
|
Tổng cộng: |
65 |
|
|
100% |
3. Qui hoạch hệ thống hạ tầng:
Là một phần của quy hoạch chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu đón tiếp, VCGT, hội nghị hội thảo và lưu trú chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong hệ thống chung khu du lịch.
3.1. Giao thông:
3.1.1. Giao thông bộ: Gồm bãi xe và các loại đường.
* Bãi xe chính: Trong quy hoạch chung phân bố khu trung tâm bố trí bãi đậu xe rộng 3ha. Quy hoạch chi tiết đặt bãi xe ở hai vị trí:
– Bãi 1 rộng 1ha ở khu đón tiếp.
– Bãi 2 rộng 2ha ở khu vui chơi giải trí.
* Đường: có 3 loại (I, II và IV)
3.1.2. Giao thông thuỷ: Bố trí một bến thuyền chính ở trong khu trung tâm, nằm ở phía Đông, cạnh quán gió chiều dài bến thuyền 36m rộng 2,5m bằng bê tông cốt thép. Ngoài ra còn bến thuyền phụ ở khu lưu trú.
3.1.3. Cầu: 3 cái từ khu hội nghị hội thảo sang khu nghỉ cầu dài 25m, rộng
3.2. Cấp điện:
Nhu cầu dùng điện của khu trung tâm, VCGT và lưu trú đến năm 2010 là:
– Công suất : 1280 KW
– Điện năng tiêu thụ : 6.398.500KWh/năm.
Với hệ số đồng thời 0,6 thì công suất cần là: 760KW.
3.3. Cấp nước:
3.3.1. Nhu cầu dùng nước:
– Giai đoạn đến 2005: Tổng nhu cầu đến 2010 khoảng 40m3
– Giai đoạn đến 2010: Tổng nhu cầu nước là: 2104m3, trong đó dùng cho bể bơi 2000m3.
3.3.2. Hệ thống cấp nước:
– Khu trung tâm được đặt hệ thống bể chứa hoặc đài nước tổng dung tích 100m3 cho ba khu vực: khu lưu trú, khu VCGT và khu hội nghị hội thảo, có ba đài nước tương ứng với ba hệ thống trên dung tích 50m3 cho khu khách sạn đặt ở các nhà khách, 20m3 co khu VCGT đặt ở độ cao 63m và dụng tích 30m3 cho khu đón tiếp và hội nghị đặt ở độ cao 58m để tạo áp lực. Nước dùng cho bể bơi không qua bể chứa mà bơm thẳng vào bể.
– Hệ thống cấp dùng ống kẽm tiết diện f 25 ¸ f100.
3.4. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
3.4.1. Thoát nước bẩn:
– Giai đoạn 2005 40m3
– Giai đoạn 2010 110m3 (không tính nước bể bơi).
Theo định hướng của qui hoạch chung nước thải sau khi xử lý cục bộ sẽ thải theo đường ống ra mương chính chạy ngầm dưới đường, chảy theo hệ thống thoát nước của thị trấn về trạm xử lý chung.
3.4.2. Xử lý chất thải rắn:Trong khu trung tâm cũng như toàn khu du lịch dùng hệ thống thùng rác đặt rải rác dọc đường đi, trong các sân chơi, toàn bộ khu trung tâm, vui chơi giải trí, hội thảo dự kiến đặt khoảng 15-20m một thùng. Hàng ngày rác thải được thu gom và tập trung xử lý theo hệ thống chung của khu dân cư.
4. Tổng hợp kinh phí đầu tư:
A. Công trình: 39,96 tỷ đồng
B. Đường sá, sân vườn, điện, nước: 9,13 tỷ đồng.
C. Bưu chính viễn thông: 10,74 tỷ
D. Tổng hợp chung: 57,2 tỷ đồng (Năm bảy tỷ hai trăm triệu đồng.)
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp tổ chức quản lý:
a. Thành lập Ban quản lý dự án khu du lịch đầm Ao Châu
b. Thành lập Trung tâm Thông tin, tuyên truyền quảng cáo để kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch.
2. Giải pháp về vốn:
– Huy động vốn từ các doanh nghiệp bằng mọi hình thức.
– Huy động vốn từ các tổ chức phi chính phủ.
– Vốn khai thác từ quỹ đất.
– Vốn ngân sách Nhà nước tập trung dành cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông… và phát triển hệ thống cây xanh, bảo vệ môi trường, tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các dự án khả thi trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách:
+ Cơ chế chính sách về thuế
+ Cơ chế và chính sách đầu tư
+ Cơ chế chính sách về thị trường
+ Cơ chế chính sách về tổ chức quản lý
+ Cơ chế chính sách phát triển và hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các khu vực.
+ Chính sách về khoa học kỹ thuật
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu qui hoạch chi tiết khu du lịch đầm Ao Châu có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Khu du lịch Ao Châu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ cho tỉnh Phú Thọ mà còn cả các tỉnh miền núi Bắc Bộ, phát triển du lịch đầm Ao Châu góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
2. Khí hậu khu vực Ao Châu có tác dụng tích cực đối với sức khỏe và các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người.
Đầm Ao Châu là nơi có cảnh quan đa dạng hấp dẫn. Đây là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị của khu vực.
Đầm Ao Châu có vị trí thuận lợi trong giao lưu và có thể tiếp cận bằng đường bộ, đường sắt và đường sông.
Các lợi thế trên cho phép phát triển khu Ao Châu thành những điểm du lịch với các sản phẩm:
. Du lịch sinh thái
. Du lịch nghỉ dưỡng dài ngày và nghỉ cuối tuần, cuối ngày.
. Du lịch tham quan, cắm trại, vui chơi giải trí, thể thao.
. Hội nghị, hội thảo, trại sáng tác
3. Thời gian qua, lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch ở đây chưa được khai thác đúng mức, nhiều tài nguyên chưa có điều kiện để phát huy tác dụng, thiếu sự quy hoạch phát triển đồng bộ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và sự phát triển kinh tế – xã hội.
4. Mặc dù những năm gần đây đã có sự quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng – nhưng chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của khu du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải…
5. Để tăng sự hấp dẫn của các hoạt động du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách cần có định hướng đúng để khai thác triệt để và phát huy tác dụng những tiềm năng du lịch không chỉ đầm Ao Châu mà còn cả các vùng phụ cận nhằm xây dựng được một chương trình du lịch liên tục cho du khách từ thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các điểm dân cư trong vùng.
6. Phát triển du lịch Ao Châu cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Thương mại Du lịch, các ban ngành có chức năng và chính quyền địa phương để có các giải pháp đúng đắn về quản lý, về vốn về cơ chế chính sách.
7. Hiện nay, số lượng khách du lịch đến Ao Châu ngày một tăng, khả năng thu hút khách và vốn đầu tư du lịch trên địa bàn là một thực tế và cơ hội phát triển.
Để thực hiện có hiệu quả ”Quy hoạch phát triển khu du lịch Ao Châu", kiến nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ:
– Xác định rõ vai trò và lợi ích của du lịch nói chung và của phát triển du lịch Ao Châu nói riêng, cần có biện pháp cụ thể đưa du lịch ở đây thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế – xã hội cao, đồng thời nâng cao giá trị văn hoá, trình độ dân trí cho khu vực.
– Sớm xem xét phê duyệt dự án quy hoạch phát triển khu du lịch Ao Châu và chỉ đạo Sở Thương mại – Du lịch, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Xây dựng các ban ngành liên quan tiến hành các nghiên cứu lập các dự án khả thi để kêu gọi đầu tư.
– Có biện pháp quản lý, chỉ đạo các tổ chức kinh doanh và các hoạt động kinh doanh theo đúng hướng để đạt hiệu quả cao.
– Căn cứ vào qui hoạch chỉ đạo việc quản lý và bảo vệ quĩ đất khu vực qui hoạch tránh tình trạng xây dựng vô tổ chức, gây khó khăn cho việc thực hiện qui hoạch khi có đầu tư và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
– Chỉ đạo các cấp chính quyền, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trước và sau khi có dự án.
– Kết hợp với Bộ Công an để có phương hướng chuyển dời khu trại cải tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch sau này.