Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng chiến khu cách mạng ATK

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch vùng liên tỉnh là các huyện có di tích chiến khu cách mạng ATK, có quy mô diện tích khoảng 5.879,20km2 bao gồm các huyện: Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang); huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn).

     thainguyenNhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030 nhằm tạo mối liên kết về không gian, kết nối hạ tầng khung vùng chiến khu cách mạng ATK giữa 3 tỉnh Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn để khai thác hiệu quả động lực của vùng ATK vào việc phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong vùng, đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK.

    Về tổ chức quy hoạch không gian vùng, nhiệm vụ quy hoạch yêu cầu đề xuất các nguyên tắc, định hướng về kết nối, chia sẻ các hoạt động kinh tế – xã hội gắn với di tích, du lịch, cảnh quan, đô thị, vùng nông thôn trên địa bàn 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn nhằm đảm bảo khai thác thế mạnh đặc trưng từng địa phương.

    Bên cạnh đó, đề xuất định hướng phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn trong toàn vùng; nghiên cứu gắn với các hoạt động du lịch văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng sinh thái và kinh tế – xã hội khác nhằm phát triển ổn định, bền vững.

    Đồng thời, tổ chức hệ thống các trung tâm chuyên ngành, công trình dịch vụ hạ tầng xã hội cấp vùng; các trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học… có tính chất vùng, quốc gia.

    Trên cơ sở các khu vực bảo vệ đã được khoanh vùng và xác định ranh giới bảo vệ cũng như các tiêu chí bảo tồn đã được thiết lập trong quy hoạch không gian vùng di tích, chọn lọc các hoạt động khai thác, xây dựng mới trong từng vùng, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc bảo tồn không gian di tích, tôn trọng điều kiện tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu di tích. Đặc biệt đề xuất mô hình tổ chức không gian, quản lý kiến trúc các điểm dân cư nông thôn khu vực xung quanh hệ thống di tích, gắn kết hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh tạo thành một chỉnh thể thống nhất theo hướng ổn định lâu dài, gắn với cụm di tích lịch sử nhằm phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch, nâng cao đời sống người dân trong vùng di tích.

    Nguồn: vtr.org.vn

    Bài cùng chuyên mục