Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Phát triển du lịch đô thị tại Châu Âu và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    nctd-mai-2018-lisbon   Trong một nghiên cứu về du lịch đô thị của Viện Nghiên cứu so sánh đô thị Châu Âu (European Institute for Comparative Urban Research – EURICUR), các chuyên gia đã tới bốn thành phố nghiên cứu là Lisbon (Bồ Đào Nha), Rotterdam (Hà Lan), Turin (Italy) và Lyon (Pháp) trong khoảng một tuần, và hai năm sau, họ đã trở lại hai thành phố (Turin và Lyon). Các chuyên gia đã đích thân thử nghiệm các phương tiện giao thông công cộng và tư nhân, khách sạn, nhà hàng và quán bar; họ đã viếng thăm các trung tâm hội nghị, viện bảo tàng, phòng triển lãm, trung tâm thương mại và tất cả các loại hình du lịch hấp dẫn trong thành phố và trong môi trường xung quanh. Các thông tin khác do các thành phố cung cấp đã được sử dụng xem xét về bối cảnh và chính sách du lịch. Bốn thành phố từ đó đã được đánh giá bằng cách sử dụng các tiêu chí:

       – Có chiến lược quản lý du lịch đô thị;
       – Chất lượng thông tin du lịch và sự hiếu khách;
       – Sự đầy đủ và chất lượng của dịch vụ du lịch bổ trợ;
       – Khả năng tiếp cận từ bên ngoài và bên trong thành phố;
       – Các sự kiện và điểm đến du lịch.
    Bốn thành phố được chọn để phân tích đại diện cho các điểm đến du lịch đô thị điển hình.
       Lisbon, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Bồ Đào Nha. Đây là trung tâm hành chính của quận Lisbon và của Região Lisbon (Vùng Lisbon). Thành phố Lisbon có dân số 545.245 người trong phạm vi hành chính của mình và dân số vùng đô thị Lisbon mở rộng là 3 triệu người trên diện tích 958 km2. Vùng đô thị Lisbon là vùng thịnh vượng nhất Bồ Đào Nha, là vùng đô thị lớn thứ 9 Liên minh châu Âu với 2,81 triệu người và chiếm 27% dân số của đất nước, GDP đầu người vùng này cao hơn nhiều mức trung bình của Liên minh châu Âu. Lisbon là phía tây thành phố lớn cực tây châu Âu, cũng như các thành phố thủ đô cực tây và là thủ đô châu Âu duy nhất nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Nó nằm ở phía tây bán đảo Iberia trên Đại Tây Dương và sông Tagus.
       Lisbon được công nhận là một thành phố toàn cầu bởi vì tầm quan trọng của nó trong tài chính, thương mại, phương tiện truyền thông, giải trí, nghệ thuật, thương mại quốc tế, giáo dục, và du lịch. Đây là một trong những trung tâm kinh tế lớn trên lục địa, với một phát triển trung tâm tài chính và các cảng lớn nhất chứa lớn nhất/thứ hai trong các “bờ biển Đại Tây Dương Châu Âu”, sân bay Portela Lisbon phục vụ khoảng 13 triệu hành khách mỗi năm, đường cao tốc mạng và trung tâm của đường sắt cao tốc (Alfa Pendular) liên kết các thành phố chính trong Bồ Đào Nha, và vào năm 2013 có kết nối đường sắt cao tốc với Tây Ban Nha. Lisbon được bầu là thành phố sống tốt thứ 25 trên thế giới theo tạp chí lối sống Monocle. Thành phố đông du khách thứ 7 ở miền Nam châu Âu, sau Istanbul, Roma, Barcelona, Madrid, Athens, và Milano, với 1.740.000 lượt khách năm 2009. Vùng Lisbon là khu vực giàu có ở Bồ Đào Nha, GDP PPP bình quân đầu người là 26.100 euro (4,7% cao hơn so với châu Âu trung bình Liên minh của GDP PPP trên đầu người). Đây là vùng đô thị giàu có thứ 10 tính theo GDP trên lục địa lên đến 98 tỷ euro và do đó đạt mức 34.850 euro bình quân đầu người. Mức này là 40% cao hơn của trung bình của GDP bình quân đầu người của Liên minh châu Âu. Thành phố này chiếm vị trí 32 của thu nhập tổng cao nhất trên thế giới. Hầu hết các trụ sở của các công ty đa quốc gia trong nước nằm trong khu vực Lisbon và nó là thành phố thứ chín trên thế giới về số lượng các hội nghị quốc tế. Thành phố cũng là trung tâm chính trị của đất nước, là thủ phủ của Chính phủ và cư trú của người đứng đầu Nhà nước, thủ phủ của huyện Lisbon và là trung tâm của khu vực Lisbon.
       Lisbon được vinh danh là điểm đến hàng đầu thế giới về những kì nghỉ ngắn trong thành phố (World’s Leading City break destination). Thành phố hấp dẫn khách du lịch bởi văn hóa lịch sử và hoạt động giải trí, phương tiện hiện đại hòa quyện rất hài hòa. Thời tiết cũng là một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Lisbon với 290 ngày nắng trong năm và nhiệt độ không thấp hơn 15 độ C. Những sản phẩm du lịch nổi bật của Lisbon như du lịch văn hóa (tham quan di tích văn hóa lịch sử, thưởng thức âm nhạc truyền thống (Fado) tại các quán bar, nhà hàng và ẩm thực truyền thống); du lịch biển và tắm nắng (bãi biển dài, các bể bơi riêng, bãi cỏ trong công viên); du lịch thiên nhiên và thể thao mạo hiểm (công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, leo núi, đu dây mạo hiểm – abseiling).

    nctd-mai-2018-rotterdam

       Rotterdam, thành phố ở Tây Nam Hà Lan, thành phố lớn nhất ở tỉnh Nam Hà Lan (Zuid-Holland), cảng lớn thứ hai thế giới, là một thành phố cảng gần Sông Maas, gần thành phố Den Haag. Được tuyên bố thành lập năm 1328, Rotterdam ngày nay là một trong những hải cảng lớn của thế giới. Rotterdam là trung tâm ngoại thương chính của Hà Lan cũng như quận Ruhr công nghiệp hoá cao độ của Đức, thành phố Rotterdam được trực tiếp nối với Sông Rhine có tầm quan trọng thương mại. Cảng Rotterdam lớn nhất châu Âu và lớn thứ nhất thế giới từ năm 1962 nhưng năm 2004 đã bị cảng tại Thượng Hải đoạt lấy danh hiệu này. Một con kênh nước sâu với tên gọi Đường thủy mớiđược mở ra năm 1872, được tạo ra từ (1866-1890) cho phép tàu biển tải trọng lớn đi vào từ Biển Bắc. Con kênh này và sự mở mang thương mại đã tạo ra sự bùng nổ về phát triển kinh tế của thành phố cuối thế kỷ 19. Europoort, một khu bến cảng lớn tại phía Tây của con kênh đã được xây thập niên 1960 chủ yếu dành cho việc bốc dỡ và chứa dầu từ những tàu chở dầu lớn. Các cơ sở kinh tế khách như các nhà máy lọc dầu, các nhà máy đóng tàu, các nhà máy sản xuất hoá chất, kim loại, đường ăn tinh chế nằm ở bờ Nam của Sông Maas tại Rotterdam. Các mặt hành xuất khẩu bao gồm than đá, máy móc, sản phẩm sữa. Các mặt hành nhập khẩu chính có dầu mỏ, quặng và ngũ cốc. Phần lớn thành phố và cảng cũ Rotterdam đã bị phá huỷ bởi bom oanh tạc trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), và thành phố hiện đại, có quy hoạch đã được xây dựng từ khi kết thúc chiến tranh. Khu vực trung tâm dân cư và thương mại chính của Rotterdam toạ lạc bên bờ Bắc của Sông Maas. Dân số năm 2003 là 599.651 người. Phía Tây của Coolsingel, đường phố lớn chính là một khu phố mua sắm rộng rãi với tên gọi Lijnbaan, chỉ mở cửa cho người đi bộ. Thành phố có Bảo tàng Boymans-van Beuningen (1847) nổi tiếng và Đại học Erasmus Rotterdam (1973), Vườn Động vật Blijdorp. Rotterdam hiện nay nổi bật là điểm đến du lịch với nhiều công trình kiến trúc hiện đại thu hút khách du lịch tới đây đi các city-tour tham quan các công trình, bảo tàng, triển lãm. Bên cạnh đó, với lợi thế là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch mua sắm ở Rotterdam là điểm nhấn quan trọng, khách du lịch có thể tới đây mua sắm 7 ngày trong cả tuần (thông thường các thành phố của Châu Âu đều đóng cửa hàng vào ngày chủ nhật). Những hoạt động vui chơi giải trí về đêm (night life) và sự kiện, lễ hội văn hóa cũng là điểm thu hút khách ở Rotterdam. Một điểm đặc biệt của du lịch Rotterdam là các hoạt động vui chơi dành cho trẻ em tại các bảo tàng, điểm tham quan để thành phố trở thành điểm đến thân thiện cho cả gia đình.

    nctd-mai-2018-Turin

       Turin là một thành phố kỹ nghệ quan trọng tại tây bắc của Ý. Torino là thủ phủ của Piemonte và nằm cạnh sông Po. Torino đã đăng cai Thế vận hội mùa đông 2006. Turin là một điểm đến du lịch khác biệt: nó là biểu tượng thành phố của ngành công nghiệp ô tô Ý, một thành phố gắn liền với truyền thống của nó là cái nôi của Risorgimento Ý. Tuy nhiên, du khách quyết định đến Turin bị thu hút bởi nhiều giá trị văn hoá, có được trải nghiệm du lịch đặc biệt. Chính quyền thành phố đã nhận ra tầm quan trọng của tiềm năng này và đã thực hiện một số sáng kiến về dịch vụ cung cấp du lịch. Giờ đây, Turin đã tìm kiếm một vị trí được xác định rõ ràng trong các hành trình văn hoá Châu Âu. Turin phát triển mạnh nhất các dòng sản phẩm du lịch văn hóa và truyền thống, ẩm thực và rượu, sự kiện văn hóa và chương trình âm nhạc, mua sắm và chợ truyền thống. Việc tổ chức lại gần đây của văn phòng du lịch thành phố được cho là cơ sở khởi đầu tốt để tạo ra thái độ tích cực hơn giữa người dân và du khách.
    Cuối cùng là Lyon (Pháp) – một thành phố có nhiều di sản văn hoá giá trị. Vào năm 1999, trung tâm thành phố cũ – bao gồm các yếu tố La Mã, Trung Cổ và thế kỷ 18 – đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngoài ra, Lyon còn có các thuộc tính khác: một nền kinh tế mạnh, có thể trở thành điểm đến cho du lịch công vụ; rượu vang và nền ẩm thực hấp dẫn, có thể được coi là số một ở Pháp; các cơ sở văn hoá quan trọng lớn và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại.

    nctd-mai-2018-Lyon

       Lyon là thành phố ở phía Đông Nam nước Pháp, là nơi hợp lưu của hai con sông là sông Rhône và sông Saône. Lyon là tỉnh lỵ của tỉnh Rhône, thuộc vùng hành chính Auvergne – Rhône – Alpes của nước Pháp. Trong tiếng Pháp người dân Lyon được gọi là Lyonnais. Lyon nằm về phía bắc của thung lũng vùng Rhône (trải dài từ Lyon tới Marseille). Nằm giữa khối núi trung tâm ở phía Tây và khối núi Alpes ở phía Đông, thành phố Lyon nắm giữ một vị trí chiến lược trong giao thông Bắc-Nam ở châu Âu. Lyon cách Paris 470 km, cách Marseille 320 km, cách Genève 160 km, cách Torino 280 km và Barcelona 630 km. Vào thời La Mã, Lyon là thủ đô của vùng Gaule, và là nơi đặt hành dinh của tòa tổng Giám mục. Từ thời Trung Cổ, Lyon trở thành một trung tâm hội chợ, và nắm giữ một vị trí hàng đầu về kinh tế – tài chính từ thời kì Phục Hưng cho tới cuối thế kỉ 19. Sự thịnh vượng về kinh tế của Lyon được mang tới nhờ sự độc quyền trong sản xuất lụa, và sự xuất hiện của những ngành công nghiệp tiêu biểu như dệt và hóa chất. Vì vậy, Lyon hấp dẫn với khách du lịch muốn có chuyến nghỉ dưỡng ngắn tại thành phố hoặc một kỳ nghỉ cuối tuần dài. Lyon có thế mạnh về sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, và đặc biệt là du lịch ẩm thực bởi đây được coi là “thủ đô ẩm thực” của nước Pháp với nhiều nhà hàng cao cấp đạt sao Michelin, nhà hàng truyền thống và ẩm thực đường phố, cùng với rượu vang của vùng Beaujolais and Burgundy, Côtes du Rhône.
       1. Chiến lược
       Ngoại trừ Lisbon, các thành phố khác đều không có truyền thống về phát triển du lịch. Gần đây, du lịch bắt đầu được coi là ưu tiên trong chiến lược phát triển địa phương, như là một phương tiện để đa dạng hóa nền kinh tế. Trên thực tế, tất cả các trường hợp được phân tích đều là các thành phố có lịch sử là các trung tâm công nghiệp và/hoặc cảng, đã trải qua một số giai đoạn của cuộc khủng hoảng cơ cấu trong hoạt động.
    Rotterdam chủ yếu dựa vào du lịch như một chiến lược tái tạo. Lyon vẫn còn nhiều khó khăn để xác định tầm nhìn rõ ràng về tương lai của mình như là một điểm đến du lịch, bất chấp sự đa dạng hóa và quảng bá văn hoá của mình thành công nhờ vào các Di sản Thế giới của thành phố. Turin đang ở các giai đoạn phát triển ban đầu là điểm đến cho du lịch văn hoá.
       2. Thông tin và lòng hiếu khách
       Về thông tin cho khách du lịch, mỗi thành phố trong bốn điển hình nghiên cứu đều có những hạn chế. Cả Lisbon và Rotterdam đều không chú ý tới chất lượng của các tài liệu cung cấp thông tin cho khách du lịch. Lyon đã cung cấp một số dịch vụ thú vị để phục vụ khách hàng tốt hơn, như sử dụng sinh viên để cung cấp thông tin, đầu tư vào các thiết bị đầu cuối tại các điểm tham quan đông đúc nhất, hoặc sắp đặt màn hình kỹ thuật số thông báo cho du khách và người dân về các sự kiện văn hoá hiện tại. Hơn nữa, du khách được truy cập Internet miễn phí tại văn phòng du lịch; theo cách này họ có thể xây dựng ‘hành trình’ riêng của mình”. Tại Lisbon, hệ thống thông tin không đáp ứng được số lượng lớn các điểm du lịch hiện tại, do đó một chiến dịch đã được xây dựng để thông tin cho khách du lịch thông qua mạng lưới các kiosk đã rất thành công. Văn phòng du lịch cung cấp miễn phí một cuốn sách nhỏ, thân thiện và đa ngôn ngữ, chỉ dẫn các hành trình và điểm tham quan chi tiết.
       3. Dịch vụ và sản phẩm du lịch bổ trợ
       Khách sạn và nhà hàng ở Lyon cung cấp các dịch vụ chất lượng cao với giá thành cao. Mặc dù ở những vị trí khá thuận tiện, các nhà hàng địa phương ở Lisbon và Turin khá nghèo nàn về dịch vụ bổ sung. Khách sạn ở Rotterdam rất đắt và dịch vụ trong khách sạn và nhà hàng có chất lượng chỉ trung bình. Có rất nhiều quán bar và các cửa hàng giải trí khác ở bốn thành phố, nhưng ở Rotterdam – nơi đô thị khá thưa thớt – khó tìm thấy. Cơ sở hạ tầng cho hội nghị và triển lãm rất xuất sắc tại Lisbon (đặc biệt là các khoản đầu tư cho EXPO ’98), tại Lyon và Turin, Rotterdam khá tụt hậu.
       4. Khả năng tiếp cận nội thành và từ bên ngoài
       Hệ thống giao thông công cộng ở bốn thành phố nói chung khá tốt. Lyon có mạng lưới giao thông công cộng tốt nhất, nhưng sự liên kết không hoàn hảo và các liên kết với các thiết bị đầu cuối chính không được tổ chức tốt. Tại Lisbon, mạng lưới giao thông đa dạng và tương đối rẻ; tuy nhiên, một số cải tiến có thể được thực hiện để nâng cao chất lượng dịch vụ. Rotterdam thì khá chậm trễ trong việc phát triển hệ thống vận chuyển đến các điểm du lịch hấp dẫn một cách nhanh chóng, không tạo ra được nhiều liên kết cho dịch vụ cung cấp cho khách du lịch trong khu vực đô thị; hơn nữa, việc sử dụng xe taxi thường gây lúng túng cho du khách nước ngoài. Thành phố hiện đang chờ đón một ga đường sắt mới (sẽ sẵn sàng trong vòng 10 năm tới) để tổ chức lại một khu vực có tầm quan trọng trong đón tiếp du khách, nơi là cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Turin thiếu một cơ sở hạ tầng giao thông như ở các khu vực thành thị tương đương. Việc tiếp cận tới thủ đô công nghiệp của Ý đang gây khó khăn cho khách du lịch, và mối liên kết giữa các điểm đầu cuối khác nhau là rất kém, ngay cả khi đã có một số cải tiến đã được chú ý trong vận tải du lịch. Có thể đánh giá Turin, Lisbon và Rotterdam là những thành phố có khả năng tiếp cận tốt hơn với các sự kiện và điểm tham quan.
       5. Điểm tham quan và các sự kiện
       Lisbon là nơi có nhiều điểm tham quan văn hóa hấp dẫn đối với khách quốc tế, nhưng Turin cũng vậy. Lyon và Rotterdam thì lại thiếu một điểm tham quan “bán chạy” độc đáo và dễ nhận biết mà du khách có thể nhận biết ngay về thành phố (như Tháp Eiffel hoặc Tháp Luân Đôn), ngay cả khi Lyon có thể nâng cao nhận thức của du khách về nó như là một thành phố của Di sản thế giới. Tuy nhiên, nếu Rotterdam quyết định đầu tư vào các nguồn lực chính, đó là cảng và phát triển bờ sông, nó sẽ có một cơ sở hạ tầng du lịch hấp dẫn đáng chú ý. Hơn nữa, sự đầu tư đáng kể của Rotterdam vào văn hoá và các sự kiện đặc biệt đã có hiệu quả nếu so sánh với những thành tựu gần đây của Lyon và tạo ra lợi nhuận đáng kể về vị thế của nó như là Thủ đô Văn hoá Châu Âu năm 2001.
       6. Hình ảnh và bầu không khí
       Lisbon có một hình ảnh rất tốt trong mắt khách du lịch và đã thành công trong việc tạo nền móng để giữ được lợi thế này trong tương lai, thoát khỏi hình ảnh chỉ là một thành phố của văn hoá dân gian địa phương bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại và đa chức năng. Mặt khác, hình ảnh du lịch của Lyon và Rotterdam lại không tích cực. Những thành phố này được đánh giá tích cực vì tính năng động và chất lượng cuộc sống mà người dân của họ hưởng được, nhưng không thể tạo dựng hình ảnh trở thành những địa điểm du lịch, ngay cả khi một số cải tiến đáng mong đợi từ việc đặt tên của Lyon là “Di sản Thế giới” và của Rotterdam là “Thủ đô Văn hoá của Châu Âu” vào năm 2001. Hình ảnh của Turin không khác gì hình ảnh của nhiều thành phố công nghiệp khác, bất chấp sự giàu có văn hoá và truyền thống tuyệt vời của nó. Không ai thích bầu không khí tại đây, nó không có được bầu không khí thân thiện mà người ta cảm thấy ở Lisbon, bất chấp những nỗ lực quảng bá và đầu tư lâu dài.
    Tội phạm ở bốn thành phố không phải là một vấn đề đặc biệt. Du khách cảm thấy an toàn hơn ở Lyon và Turin, mặc dù những sự kiện tội phạm nhỏ gần đây (2001) được công bố rộng rãi có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh hiện tại của họ. Turin và Lyon cung cấp một không gian xanh lớn hơn. Mặt nước rất quan trọng ở cả bốn thành phố, họ đều có đại dương, sông, bến cảng hoặc kênh rạch, có thể tiếp cận và thu hút du khách, vì vậy mà ngay cả Rotterdam cũng có thể sử dụng sự phong phú trong lĩnh vực này.
       Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nghiên cứu điển hình của 4 thành phố tại Châu Âu:
       – Thứ nhất, những giá trị “mềm” của sản phẩm du lịch chính và bổ trợ, cùng với khả năng tiếp cận nội địa tới các điểm đến trong thành phố là rất quan trọng để phát triển du lịch hiệu quả. Điều này thực sự đúng với trường hợp của Lisbon, một thành phố mà đã từng phụ thuộc vào sự tuỳ biến, nhưng trong sự kiện EXPO 98 đã được xác định để xây dựng chức năng hiếu khách của nó một cách chuyên nghiệp hơn. Đối với Lyon và Rotterdam, những thành phố với rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng hầu như không thể khai thác được vì khả năng tiếp cận nội địa trong thành phố cho khách du lịch không được tổ chức một cách hoàn hảo. Điều này cũng đúng đối với trường hợp của Turin, thành phố này vẫn chưa quyết định được những cơ hội của họ để phát triển.
       – Sự thân thiện với với khách du lịch cũng như sự hiếu khách là yếu tố quan trọng giữ chân du khách. Một thẻ du lịch được phân phối tại Lisbon là một ưu đãi cho khách du lịch đến thăm các điểm tham quan mà có thể đã không nằm trong hành trình của họ, điều này có tác động đáng kể đến thời gian lưu trú trung bình. Trường hợp của Lisbon cũng minh hoạ rằng thái độ tích cực của dân chúng đối với khách du lịch có thể bù đắp cho những sai sót trong việc thực hiện sự hiếu khách. Vì vậy, những hạn chế này có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng khi các bên đều có chung một tầm nhìn về những cơ hội hiện tại cho thành phố và cách khai thác các tiềm năng thông qua việc tổ chức các trải nghiệm du lịch chất lượng cao. Chiến dịch thông tin đó đã thuyết phục người dân về những lợi ích của EXPO ’98 mang lại và là một dấu hiệu của việc chính quyền thành phố tạo ra một sự nhất trí thực sự giữa các bên liên quan tại địa phương về phát triển du lịch.
       – Du lịch văn hoá và tâm linh là sản phẩm quan trọng đối với thị trường khách du lịch công vụ truyền thống và góp phần phát triển thị trường khách du lịch văn hoá. Như tại Turin, việc đi vào đón khách của các bảo tàng quan trọng, các trung tâm triển lãm đã đem lại những bước cải tiến đáng kể. Quyết định trùng tu lại Mole Antonelliana (có thể là điểm kiến trúc thực sự duy nhất của thành phố) trở thành Bảo tàng nghệ thuật và điện ảnh đã trở thành dấu hiệu tốt của một tầm nhìn dài hạn tiếp cận tới chủ nghĩa hậu hiện đại.
       – Thông tin dành cho khách du lịch phải đa dạng, dễ tiếp cận và hấp dẫn. Tại Lyon, từ việc đặt các kiosk thông tin du lịch được bố trí có tính toán, tới việc cung cấp số lượng lớn tờ rơi, tờ chương trình mà khách du lịch có thể tiếp cận 24/ngày đã đem lại hiệu quả không nhỏ cho việc cung cấp thông tin cho khách du lịch. Tất cả các thành phố đều chú trọng thông tin cho khách du lịch bằng việc tối đa hoá Internet, những kết quả tốt nhất đã đạt được bởi Lyon và Turin, trong khi Lisbon và Rotterdam cung cấp nhưng ở tiêu chẩn kém hơn. Học theo Lyon, các thành phố khác có thể thuê nhân viên trẻ để hỗ trợ khách du lịch. Lyon cũng thiết lập một hệ thống “quản lý du lịch” thuộc Phòng Thương mại là hệ thống quản lý thông tin hỗ trợ tự động giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kinh doanh trong việc phát triển du lịch.
       – Quản lý phát triển đô thị tương thích với chính sách phát triển du lịch. Ví dụ như việc thiết kế hiệu quả của mạng lưới vận tải và tính hiệu quả của nó phụ thuộc vào sự quản lý lãnh thổ, dựa trên vùng đô thị hoặc tỉnh chứ không phải là theo các hội đồng thành phố. Nguyên tắc là tất cả các vấn đề lợi ích địa phương phải được quản lý bởi một cơ quan để các hoạch định không chỉ có giá trị để vận chuyển đơn thuần mà còn dành cho quản lý du lịch. Rotterdam đang trong nỗ lực thiết lập một chính quyền đô thị – vốn không bao giờ được ủng hộ do sự phản đối của các đô thị ngoại vi – nhằm tái tổ chức các mối quan hệ giữa các văn phòng du lịch trong khu vực.
       – Tính hiệu quả của việc hợp tác công tư trong phát triển du lịch. Trong trường hợp của chính quyền Rotterdam trong Liên doanh Waterstad (quản lý nước). Hợp tác này đã thực hiện được một chương trình chuyển đổi các khu vực cảng trong để tích hợp thành bến tàu phục vụ khách du lịch.

    Tài liệu tham khảo:
    Antonio P. Russo, Jan van der Borg. (2002). Case study: Planning consideration for cultural tourism: a case study of four European cities. Tourism management 23. 631 – 637.
    https://ceopedia.org/index.php/Urban_tourism
    https://about-france.com/cities/lyon.htm
    https://www.visitlisboa.com/
    https://www.cntraveller.com/gallery/lisbon-portugal-city-guide
    https://en.rotterdam.info/

    Hoàng Mai

    Bài cùng chuyên mục