Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Nông nghiệp – Du lịch – Kinh tế số là 3 trụ cột phát triển kinh tế Việt Nam năm 2018

      VPSF Trong vòng hai năm trở lại đây, ngành Du lịch thực sự đã có những bước phát triển ấn tượng và tác động mạnh tới phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, ngành Du lịch đã có chương trình hành động cụ thể thực hiện định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thể hiện tại hai văn bản pháp lý quan trọng là Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật Du lịch 2017. Thông qua đó, có thể thấy vai trò của doanh nghiệp du lịch được quan tâm như là một động lực chính để phát triển nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp du lịch đã tham gia mạnh mẽ trong các hoạt động có chiều sâu, từ hoạt động thu hút khách tới xây dựng sản phẩm, quảng bá một cách bài bản hơn. Từ năm 2017, diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF) đã thảo luận và đối thoại với Chính phủ về 3 ngành mũi nhọn quốc gia là: Nông nghiệp – Du lịch – Kinh tế số (công nghệ thông tin), bên cạnh các ngành, lĩnh vực khác như khởi nghiệp sáng tạo; vận chuyển (logistics); năng lượng tái tạo – tiết kiệm năng lượng và thuận lợi hóa thương mại. Vì thế, có thể nói, du lịch kết hợp với nông nghiệp và công nghệ thông tin là một hướng khai thác có triển vọng trong năm 2018.

       Ngành Nông nghiệp bên cạnh vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia còn có tiềm năng phát triển rất lớn khi gắn với du lịch. Phát triển du lịch nông nghiệp là hình thức xuất khẩu nông sản tại chỗ và quảng bá hiệu quả nhất. Chính vì thế, du lịch bền vững gắn với phát triển nông nghiệp là xu thế của khu vực và thế giới. 

    tongketkttn2017

       Năm 2017, Việt Nam đón gần 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016. Khách du lịch nội địa đạt 74 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 515 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2016. Đầu năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đang hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ xem xét ban hành các Nghị định triển khai Luật Du lịch 2017, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, thu hút khách nhiều hơn đến với Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành Du lịch khẳng định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường công tác quản lý điểm đến, nâng cao tính liên kết ngành trong chuỗi giá trị ngành du lịch Việt Nam. Còn đối với khu vực doanh nghiệp du lịch, mối quan tâm hàng đầu là vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng du lịch, xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm, quy mô lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tây Âu.

       Ngành Du lịch có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2018. Tuy nhiên, một trong vấn đề đáng lưu ý nhất của ngành Du lịch là nguồn nhân lực. Khi tăng trưởng nhanh thì Du lịch sẽ đối mặt với bài toán về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực như thế nào để đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây là vấn đề cần quan tâm và cũng là vấn đề trăn trở của các doanh nghiệp và ngành Du lịch trong thời gian tới. Một trong số giải pháp là tập trung đào tạo đội ngũ quản lý về du lịch, đặc biệt khai thác đội ngũ cử nhân các ngành khác đang không có việc làm để chọn lựa những người có đủ điều kiện, hỗ trợ đào tạo văn bằng 2 về Du lịch để đưa họ vào ngành Du lịch. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến hợp tác, liên doanh, liên kết tạo thành chuỗi dịch vụ du lịch khép kín nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch.

       Du lịch trực tuyến là xu thế phát triển của khoa học công nghệ trên toàn thế giới. Rõ ràng, hiện nay công nghệ thông tin đang thực hiện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động kết nối, sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp du lịch đã ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động tác nghiệp, liên kết tour, sản phẩm du lịch tạo thành chuỗi giá trị linh hoạt, nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt hiệu quả công việc, đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tham gia thị trường. Lĩnh vực du lịch thông minh sẽ là một hướng khai thác tốt cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho du khách tự lựa chọn dịch vụ tối ưu nhất dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong du lịch.

       Như vậy, ba trụ cột phát triển kinh tế gồm Nông nghiệp – Du lịch – Kinh tế số hoàn toàn có thể là một gợi ý cho việc hoạch định chiến lược hành động cho các doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo nguồn cảm hứng mới cho ngành Du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.

    Chiến Thắng

    10. Israel

    Ngành công nghiệp du lịch tại Israel cũng đang bùng nổ. Theo UNWTO, lượng khách du lịch tới nước này đang tăng 25.1% trong năm nay. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì lâu dài, sẽ đưa tổng số khách du lịch đến thăm Israel ước tính vào khoảng 3.7 triệu vào cuối năm nay. Israel và Palestine có thể là các điểm đến phát triển nhanh nhất ở Trung Đông

    Bài cùng chuyên mục