Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quy phạm ngành trong công tác quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam”

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

    3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    4. Căn cứ để nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

    6. Khả năng ứng dụng của đề tài

    7. Bố cục của đề tài

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUY PHẠM NGÀNH TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

    1. Khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, khu du lịch và đô thị du lịch

    2. Khái niệm về quy hoạch, quy hoạch phát triển du lịch và tiêu chuẩn quy phạm ngành

    II. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUY PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

    1. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch và việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn trong công tác quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam

    2. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng tiêu chuẩn trong quy hoạch phát triển du lịch

    III. CƠ SỞ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUY PHẠM NGÀNH TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

    1. Định hướng quản lý phát triển du lịch Việt Nam

    2. Các yêu cầu đối với công tác lập đồ án quy hoạch phát triển du lịch

    4. Các yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng tiêu chuẩn ngành

    CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUY PHẠM TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

    I. QUY HOẠCH HỆ THỐNG DANH MỤC TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

    1. Thể thức trình bày tiêu chuẩn quy hoạch phát triển du lịch

    2. Lĩnh vực xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch phát triển du lịch

    3. Nhóm tiêu chuẩn và tiêu chuẩn thành phần quy hoạch phát triển du lịch

    4. Quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn

    II. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỤ THỂ

    1. Quy định phân loại, phân cấp quản lý quy hoạch phát triển du lịch

    2. Chọn đất và đánh giá đất xây dựng khu du lịch

    3. Xác định quy mô khu du lịch

    4. Xác định các thành phần chức năng chính khu du lịch

    5. Xác định mật độ xây dựng các thành phần chức năng chính khu du lịch

    6. Xác định tầng cao trung bình các thành phần chức năng chính khu du lịch

    7. Xác định hệ số sử dụng đất các thành phần chức năng chính khu du lịch

    8. Cây xanh trong khu du lịch

    9. Giao thông khu du lịch

    10. Cấp nước khu du lịch

    11. Cấp điện trong khu du lịch

    12. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường khu du lịch

    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    I. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN

    1. Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn.

    2. Giải pháp về vốn

    II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TRONG THỰC THẾ CÔNG TÁC QUY HOẠCH

    1. Về tuyên truyền quảng bá

    2. Về tổ chức quản lý và thực hiện

    3. Về công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    1. Kết luận

    2. Kiến nghị

    PHẦN PHỤ LỤC

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ du lịch khu vực”. Để làm được điều đó công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch chiếm vị trí hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc đầu tư và quản lý phát triển du lịch đạt được mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.

    Thời gian vừa qua với xu thế hội nhập, du lịch Việt Nam phát triển nhanh và góp phần đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội to lớn. Trong sự nghiệp phát triển du lịch có sự đóng góp quan trọng của công tác quản lý phát triển du lịch nói chung và công tác lập quy hoạch phát triển du lịch nói riêng. Tuy nhiên, trong công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển du lịch còn nảy sinh nhiều bất cập như việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy phạm của các ngành xây dựng đô thị và nông thôn, giao thông, cấp điện, cấp nước vv… làm cho tính khả thi của các quy hoạch không cao, thiếu tính bền vững ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án quy hoạch, đến công tác quản lý phát triển du lịch Việt Nam trên con đường đổi mới và phát triển.

    Thực tế cho thấy, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nhưng mang nhiều nét đặc thù nên các hoạt động quản lý, phát triển du lịch đòi hỏi phải có những yêu cầu cao hơn so với mặt bằng chung của xã hội. Việc lập quy hoạch và quản lý phát triển du lịch cũng cần có những yêu cầu mang tính tổng hợp và đặc thù ngành vì vậy tất yếu phải có hệ thống tiêu chuẩn quy phạm áp dụng riêng đối với ngành du lịch nhất là trong xu thế hội nhập.

    Để triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý đầu tư phát triển du lịch trong tình hình mới, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn ngành trong thiết kế quy hoạch phát triển du lịch và hết sức cần thiết và cấp bách phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đây chính là do nghiên cứu của đề tài.

    Mục tiêu đề tài:

    Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch phát triển du lịch làm cơ sở biên soạn và ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm ngành phục vụ cho công tác thiết kế và quản lý quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Phương pháp khảo sát, đánh giá thực địa

    – Phương pháp tổng hợp, phân tích

    – Phương pháp chuyên gia và tư vấn

    – Phương pháp kế thừa

    Nội dung đề tài:

    Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được một số nội dung chủ yếu sau:

    §     Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch phát triển du lịch.

    §     Phân tích, đánh giá hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành có liên quan đến thiết kế quy hoạch phát triển du lịch ở nước ta.

    §     Phân tích đánh giá, tổng kết kinh nghiệm về hệ thống tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch phát triển du lịch đang áp dụng ở một số nước trong khu vực.

    §     Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch phát triển du lịch.

    §     Đề xuất một số tiêu chuẩn cụ thể mang tính cấp bách áp dụng trong thiết kế quy hoạch phát triển du lịch.

    §     Kiến nghị một số giải pháp tổ chức thực hiện việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch phát triển du lịch.

    Kết quả đề tài:

    Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của kết quả đối với lĩnh vực nghiên cứu trong phạm vi ngành, cả nước:

    §     Những nội dung mà đề tài nghiên cứu đã áp dụng cho việc lập quy hoạch phát triển ngành du lịch và quy hoạch các khu du lịch trên phạm vi cả nước.

    Hiệu quả kinh tế của đề tài:

    Hiệu quả kinh tế-xã hội của kết quả nghiên cứu:

    §     Đối với những người làm công tác quy hoạch: Kết quả nghiên cứu có tác dụng là sổ tay tham khảo thiết kế quy hoạch phát triển du lịch.

    §     Đối với các nhà quản lý: Kết quả nghiên cứu tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý phát triển du lịch.

    Địa chỉ ứng dụng kết quả đề tài:

    Các cơ quan nghiên cứu, lập quy hoạch trong và ngoài ngành, các cơ quan quản lý phát triển du lịch ở Trung ương địa phương, cơ quan nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam.

    Tính sáng tạo và đột phá của đề tài:

    Lần đầu tiên trong ngành du lịch có những nghiên cứu về tiêu chuẩn quy phạm, tiền đề cho công tác tiêu chuẩn hóa trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa tiến trình hội nhập.

    Bài cùng chuyên mục