Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”

    MỞ ĐẦU

    1- Sự cần thiết

    2- Mục tiêu nghiên cứu

    3- Nhiệm vụ nghiên cứu

    4- Nội dung nghiên cứu

    5- Giới hạn nghiên cứu

    6- Phương pháp nghiên cứu

    7- Quy trình nghiên cứu

     

    CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẠNH TRANH SẢN PHẨM DU LỊCH

    1.1. Tổng quan lý thuyết về sản phẩm du lịch và cạnh tranh trong du lịch

    1.1.1. Tổng quan về sản phẩm du lịch

    1.1.2. Tổng quan hệ thống lý thuyết về cạnh tranh du lịch

    1.2. Xác định mô hình nghiên cứu tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch

    1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia

    1.2.2. Tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia

    1.2.3. Phương pháp so sánh đánh giá sản phẩm du lịch cạnh tranh

     

    CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH, NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH

    2.1. Đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam

    2.1.1. Xác định loại sản phẩm

    2.1.2. Đánh giá sản phẩm du lịch biển đảo

    2.1.3. Đánh giá sản phẩm du lịch văn hoá

    2.1.4. Đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái

    2.2. So sánh sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh

    2.2.1. Xác định các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam

    2.2.2. So sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch biển

    2.2.3. So sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch văn hóa

    2.2.4. So sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch sinh thái

    2.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế

    2.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung – cầu của thị trường du lịch Việt Nam

    2.3.1 Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung

    2.3.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam từ phía cầu

    2.4. Một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam

    2.4.1. Đặc điểm thị trường khách

    2.4.2. Nhu cầu và tâm lý thị trường khách

    2.5. Định vị hiện tại của sản phẩm

     

    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM CÓ TÍNH CẠNH TRANH

    3.1. Xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam

    3.2. Định vị và định hướng thị trường mục tiêu của sản phẩm du lịch Việt Nam

    3.2.1 Định vị sản phẩm

    3.2.2 Định hướng thị trường mục tiêu

    3.3. Định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh

    3.3.1. Đề xuất nguyên tắc và quy trình xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh

    3.3.2. Định hướng chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh

    3.4. Định hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạn 2010 – 2015

    3.4.1. Sản phẩm du lịch biển, đảo

    3.4.2. Sản phẩm du lịch văn hóa

    3.4.3. Sản phẩm du lịch sinh thái

    KẾT LUẬN

    KIẾN NGHỊ

    thuonghieu

     

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong xu thế hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, việc  lựa chọn ra được phương hướng phát triển phù hợp với tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú của mình, để tạo ra các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết và cấp bách. Trên thực tiễn khái niệm về sản phẩm du lịch và canh tranh du lịch còn có nhiều quan điểm khác nhau, đã nhiều học giả và các tổ chức thế giới đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề này, nhưng vẫn chưa có sự trùng khớp về quan điểm và phương pháp, tuy vậy mục tiêu cuối cùng sản phẩm du lịch vẫn là định hướng quan trọng nhất của mỗi ngành kinh tế du lịch trong nhiều nước.

    Trên thực tế nhiều quốc gia họ đều phải nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch với khả năng cạnh tranh cao nhất để có thể thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, với Việt Nam tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, nhưng trên thực tiễn phát triển các sản phẩm du lịch còn rời rạc, thiếu đồng bộ, thiếu tính độc đáo, chất lượng dịch vụ không thống nhất và ở mức giá không cạnh tranh so với khu vực và quốc tế.

    Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế là một việc làm cấp thiết, hữu ích cho các nhà quản lý, điều hành kinh doanh du lịch để đẩy nhanh và hiệu quả quá trình phát triển du lịch.

     

    Mục tiêu nghiên cứu:

    Đề xuất định hướng phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, cụ thể như sau:

    –  Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý thuyết và thực tiễn) để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.

    – Đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh.

    – Đề xuất chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2015.

     

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu

    – Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

    – Phương pháp điều tra xã hội học

    – Phương pháp thống kê

    – Phương pháp tính toán kinh tế

    – Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

    – Phương pháp phân tích lớp.

     

    Phạm vi đối tượng nghiên cứu:

    – Về không gian: Trong nước, nghiên cứu một số trọng điểm du lịch của Việt Nam. Ngoài nước, nghiên cứu cạnh tranh khu vực Đông Nam Á và Trung.

    – Về thời gian: Sử dụng số liệu hiện trạng trong 5 năm gần đây và định hướng cho sản phẩm đến 2015, tầm nhìn 2020.

    – Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở và đề xuất chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.

     

    Các nội dung nghiên cứu chính:

    Hệ thống chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý Nhà nước và kinh tế vĩ mô.

    Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam : Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch.

    Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế : Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Inđônexia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.

     – Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam : đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm

    + Sản phẩm du lịch biển đảo

    + Sản phẩm du lịch văn hoá

    + Sản phẩm du lịch sinh thái

    – Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế

    – Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung – cầu của thị trường du lịch Việt Nam

                – Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam

    – Đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại

    – Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015.

    Kết quả chính đã đạt được của đề tài:

    Đề tài đã đề xuất được quy trình và các nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cũng như đề xuất cụ thể định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạn 2015 cụ thể như :

    – Đề tài đã làm rõ về mặt lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam và so sánh với các nước. Đề tài nghiên cứu các đặc điểm và nhu cầu của thị trường cũng như các đánh giá thị trường về so sánh cạnh tranh sản phẩm đề từ đó có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh.

    – Đề tài đã tổng kết các lý luận cơ bản và quan trọng nhất trên thế giới và trong nước về các lý thuyết cạnh tranh để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch cạnh tranh.

    – Đề tài cũng đã đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia được sử dụng trong tài liệu và áp dụng mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm :

     + Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên

     + Tính đa dạng của dịch vụ

     + Chất lượng sản phẩm

     + Tổ chức xây dựng sản phẩm

     + Đầu tư xúc tiến sản phẩm

     + Giá sản phẩm

     + Khả năng tiếp cận sản phẩm

     + Thương hiệu

     + Chu kỳ sống của sản phẩm

     + Yếu tố đặc biệt của sản phẩm.

    Các tiêu chí này cũng được sử dụng để đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam dưới 3 loại sản phẩm chính là: sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch biển.  Mặt khác các tiêu chí này cũng là các tiêu chí để so sánh với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

    Bài cùng chuyên mục