Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương- Hà Tây”

    LỜI NÓI ĐẦU

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

    I. Một số lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

    1. Một số vấn đề về du lịch và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

    2. Một số quan điểm, khái niệm về cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng

    2.1. Một số quan điểm, khái niệm về cộng đồng

    2.2. Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

    II. Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng một số nước trong khu vực và một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tự phát tại các địa phương trong nước

    2.1. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số nước

    2.2 Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số địa phương

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHÙA HƯƠNG

    I. Đặc điểm kinh tế chính trị, xã hội của địa phương và các văn bản có liên quan đến phát triển du lịch tại chùa Hương

    1.1. Quan điểm, đường lối chính sách và các văn bản của các cấp chính quyền địa phương đối với phát triển du lịch chùa Hương

    1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội của chùa Hương có liên quan đến phát triển du lịch

    II. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tại chùa Hương

    2.1. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch tại chùa Hương

    2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại chùa Hương

    III. Đánh giá phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương.

    3.1. Đánh giá vai trò của cộng đồng tham gia phát triển du lịch tại chùa Hương

    3.2. Đánh giá tác động của du lịch đối với cộng đồng dân cư tại chùa Hương

    IV. Đánh giá mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương

    4.1. Mô hình cộng đồng dân cư cung cấp các dịch vụ du lịch tại đền Trình chùa Hương gắn liền với vai trò quản lý của hội người cao tuổi

    4.2. Mô hình cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch tại bến Đục chùa Hương gắn liền với vai trò quản lý của UBND xã Hương Sơn

    4.3. Mô hình cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch tại các điểm du lịch như chùa Thiên Trù, Hương Tích, Hình Bồng, Long Vân; Tuyết Sơn và chùa Giải oan… gắn liền với vai trò quản lý của trưởng thôn và chủ trì các nhà chùa

    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CHÙA HƯƠNG

    3.1. Các tiêu chí và cơ chế để xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương

    3.1.1. Các tiêu chí để xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương

    3.1.2.  Cơ chế để mô hình được thực hiện

    3.2. Mô hình mẫu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương

    3.2.1. Xác lập nguyên tắc xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương

    3.2.2 Xác định thành phần tham gia mô hình

    3.2.3. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

    3.2.4. Phân tích các thành phần tham gia mô hình

    3.2.5. Giải pháp để thực hiện mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương

    3.3. Các điều kiện và quy trình xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các điểm du lịch tương đồng

    3.3.1. Những điều kiện cần thiết để vận dụng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương vào các điểm du lịch tương đồng

    3.3.2. Quy trình xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các điểm du lịch tương đồng

     

    CÁC KIẾN NGHỊ

    KẾT LUẬN        

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Dù chỉ một lần hành hư­ơng thăm thắng cảnh chùa H­ương Sơn chắc ai cũng giữ được nhiều kỷ niệm về bức tranh “Sơn thủy hữu tình” rất đẹp, rất thơ do thiên nhiên và con ng­ười tạo dựng.

    Chùa H­ương là một điểm trong quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của khu danh thắng Hư­ơng Sơn, bao gồm một hệ thống hang động, đền chùa đan xen lẫn trong rừng núi, hoa lá cỏ cây và trải qua nhiều thế kỷ “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”.

    Nói đến chùa H­ương là nói đến lễ hội chùa Hư­ơng, là di tích lịch sử, đền, chùa, miếu mạo… linh thiêng và huyền bí hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá.

    Trong mấy năm qua, khu du lịch chùa Hương đã nhận đư­ợc sự quan tâm đầu t­ư của Trung ­Ương và địa phư­ơng, đóng góp và hỗ trợ của các cấp các ngành. Mặt khác chùa H­ương đã và đang nhận đ­ược sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng dân c­ư các xã trong khu vực danh thắng đặc biệt là các thôn trong xã Hư­ơng Sơn. Nhờ đó góp phấn làm cho Thắng cảnh H­ương Sơn ngày càng hấp dẫn, số l­ượng khách du lịch ngày một tăng, doanh thu từ du lịch đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách địa phư­ơng, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện và tạo ra bộ mặt mới nông thôn ngày nay trên đất Phật chùa H­ương.

    Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và cộng đồng dân c­ư tại chùa Hương nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, đồng thời đưa ra mô hình chuẩn phục vụ cho việc nhân rộng mô hình tại các điểm du lịch tương đồng.

    Mục tiêu đề tài:

    Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho việc xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương – Hà Tây.

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Phương pháp tiếp cận

    – Ph­ương pháp phân tích tổng hợp

    – Ph­ương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

    – Phư­ơng pháp điều tra xã hội học

    – Phương pháp chuyên gia

    Nội dung đề tài:

    Nghiên cứu vấn đề du lịch và cộng đồng như: Khái niệm về cộng đồng, bản chất và đặc tính của cộng đồng. Khái niệm về phát triển du lịch cộng đồng, các tiêu chí, điều kiện để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Đề tài đã xây dựng được khái niệm về du lịch cộng đồng, các tiêu chí, điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

    Nghiên cứu và đưa ra được một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số nước trong khu vực và một số địa phương trong nước.

    Đề tài nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương có liên quan đến phát triển du lịch tại chùa Hương, đánh giá tiềm năng du lịch, thực trạng phát triển du lịch tại chùa Hương và đánh giá vai trò của cộng đồng dân cư tại chùa Hương đối với phát triển du lịch.

    Đề tài đã xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải pháp thực hiện.

    Đề tài đã đề xuất vận dụng mô hình phát triển du lịch cho các điểm, khu du lịch khác.

    Kết quả đề tài:

    Ý nghĩa khoa học: Đề tài xây dựng được lý luận về du lịch cộng đồng và mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu du lịch Chùa Hương. Từ mô hình này có thể vận dụng xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại nhiều điểm du lịch khác.

    Bài cùng chuyên mục