Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Tổ chức triển khai xây dựng báo cáo tổng hợp
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận nghiên cứu thị trường du lịch
1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch
1.1.2. Thị trường du lịch trọng điểm
1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu tuyên truyền quảng bá du lịch
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch
1 2.3. Các nội dung của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN VIỆT
2.1. Xu hướng du lịch thế giới và một số thị trường gửi khách lớn
2.1.1. Tổng quan về xu hướng du lịch thế giới
2.1.2 Nghiên cứu một số thị trường gửi khách du lịch (outbound)
2.2. Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt
2.2.1. Tổng quan thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt
2.2.2. Một số đặc điểm của các thị trường khách quốc tế hiện tại và tiềm năng của du lịch Việt
2.3. Xác định thị trường mục tiêu, trọng điểm của du lịch Việt
2.3.1. Xác định các thị trường trọng điểm
2.3.2. Phân đoạn thị trường
2.3.3. Phân tích các phương pháp tiếp cận thị trường
2.3.4. Xác định các phân đoạn thị trường mục tiêu
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM
3.1. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trên thế giới và trong khu vực
3.1.1. Kinh nghiệm chung và thực tiễn tổ chức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nước trên thế giới
3.1.2. Bài học từ thực tiễn kinh nghiệm TTQB của các nước trên
3.2. Thực trạng các hoạt động tuyên truyền quảng bá của du lịch Việt
3.2.1. Hệ thống chính sách, chủ trương văn bản pháp lý và bộ máy xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
3.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền quảng bá của du lịch Việt
3.2.3. Một số phân tích hoạt động tuyên truyền quáng bá du lịch Việt
3.3. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
3.3.1. Lợi thế cho công tác tuyên truyền quảng bá
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác TTQB Du lịch Việt
CHUƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM
4.1. Định hướng chung cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
4.2. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
4.2.1. Nhóm các giải pháp chung: (Các giải pháp mang tính vĩ mô)
4.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể
4.3. Đề xuất lộ trình thực hiện tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tính cấp thiết của đề tài:
Du lịch hiện nay đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển của Việt Nam. Hoạt động du lịch có mức tăng trưởng khá cao và ngày một đóng góp nhiều hơn trong nền kinh tế quốc dân với số lượng khách du lịch quốc tế, thu nhập du lịch không ngừng gia tăng. Trên đà phát triển, các hoạt động du lịch Việt Nam đang dần đi vào các hoạt động bài bản. Việc nghiên cứu các giải pháp tuyên truyền quảng bá cho các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết nhằm đạt được tính chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế cao. Nhất là do đặc thù của ngành kinh tế du lịch với những đặc thù của sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình, việc cung cấp các thông tin, tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và kéo du khách đến với điểm du lịch là việc làm hết sức cần thiết.
Du lịch trong thời gian gần đây đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Nhiều yếu tố kinh tế, chính trị cũng như sự biến đổi của thời tiết, khí hậu… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của các nước, đến các quyết định đi du lịch, các xu hướng của các thị trường khách khác nhau tạo ra những biến đổi và khó khăn trong quá trình khai thác và thu hút thị trường, chính vì vậy công tác tiếp cận tuyên truyền từng đối tượng thị trường là hết sức quan trọng nhằm tạo dựng lại nhu cầu du lịch.
Tại Việt Nam tuyên truyền quảng bá du lịch là hoạt động mới mẻ, được thực hiện ở diện rộng chỉ mới từ năm 2000 trở lại đây. Các hoạt động hầu hết mang tính áp dụng và dựa trên nhu cầu phát triển, chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho lĩnh vực tuyên truyền quảng bá. Trong thời gian từ 1998 đến 2001 đã có một số nghiên cứu về các thị trường du lịch quốc tế như thị trường các nước ASEAN, thị trường Nhật Bản, Trung Quốc nhưng chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các đặc điểm thị trường, chưa được áp dụng vào công tác tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách cụ thể nào cả.
Với các lý do trên, việc nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu đề tài:
Đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam đến 2010 tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm nhằm thu hút nhiều thị phần khách du lịch từ các thị trường này.
Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
– Phương pháp điều tra xã hội học
– Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Nội dung đề tài:
Tổng quan cơ sở lý luận nghiên cứu thị trường du lịch và thị trường du lịch quốc tế trọng điểm.
Đề xuất các tiêu chí đánh giá, xác định các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm như tiêu chí về sự phát triển kinh tế – xã hội, thị phần khách, tốc độ tăng trưởng, thu nhập từ thị trường, thị phần tương đối so sánh với các nước cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, cầu du lịch phù hợp định hướng phát triển Quốc gia, đặc điểm tâm lý… Cách đánh giá, xác định thị trường trọng điểm bằng ứng dụng phương pháp thang điểm.
Tổng quan cơ sở lý luận về tuyên truyền quảng bá du lịch: xác định 3 nhóm hình thức tuyên truyền quảng bá: thông tin du lịch; quảng cáo du lịch; quan hệ công chúng.
Phân tích thực trạng thị trường khách du lịch quốc tế nói chung và các thị trường khách trọng điểm đến Việt Nam; thực trạng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2010 gồm: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Đức, Úc, Anh, Canada.
Một số tồn tại trong tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường quốc tế trọng điểm:
§ Tài liệu ấn phẩm chưa hấp dẫn về chất lượng, số lượng, tính nhất thống, tính thẩm mỹ;
§ Sử dụng lặp lại và không có kế hoạch ấn phẩm;
§ Không kiểm soát được việc phân phát ấn phẩm, chưa đúng đối tượng, chưa mang đúng thông tin tới người tìm;
§ Không có nhiều loại ấn phẩm cho các đối tượng xúc tiến khác nhau (công chúng, báo giới, hiệp hội…);
§ Tham gia gian hàng hội chợ còn hạn chế về quy mô, tài liệu, thông tin và phương pháp thu hút, thiếu sáng tạo;
§ Việc quyết định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện thiếu sự nghiên cứu, còn chịu ảnh hưởng bởi cảm tính;
§ Không tổ chức được sự kiện dồn dập;
§ Hoạt động xúc tiến chồng chéo giữa du lịch và các ngành liên quan, giảm hiệu quả của các sự kiện, lãng phí;
§ Các biện pháp xúc tiến, TTQB chưa tiếp cận tốt thị trường (thiếu độc đáo và phân biệt với các nước cạnh tranh);
§ Thông tin qua mạng của Việt Nam còn chưa tiếp cận thị trường;
§ Thông tin trực tiếp, mua tour, phòng qua mạng còn hạn chế;
§ Việc mời và thông tin với báo giới, cung cấp và quản lý thông tin với báo giới rất hạn chế;
§ Quan hệ công chúng chưa xúc tiến được nhiều, quảng cáo cũng hầu như chưa làm (trên đài, báo, truyền hình..);
§ Nhiều nhánh làm xúc tiến riêng, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp nước ngoài.
Nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia và một số nước khác trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Newzeland…, rút ra một số bài học kinh nghiệm: như việc nghiên cứu thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch áp dụng cho tuyên truyền quảng bá; Xây dựng thương hiệu điểm đến; Thực hiện các chương trình, chiến dịch quảng bá du lịch; Vận dụng linh hoạt các công cụ tuyên truyền quảng bá du lịch và bài học về tổ chức các văn phòng đại diện của du lịch Quốc gia ở các thị trường nước ngoài…
Đề xuất lộ trình và các giải pháp thực hiện cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch tại các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm đến 2010.
§ Giải pháp chung:
Về cơ chế chính sách, nguồn tài chính;
Ưu tiên đầu tư quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm;
Cải cách căn bản quy trình xúc tiến quảng bá;
Tăng cường năng lực cho công tác TTQB;
Tăng cường phối hợp – hợp tác trong tuyên truyền quảng bá.
§ Giải pháp cụ thể:
Tích cực thực hiện chiến dịch mới – Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn;
Xây dựng một số chiến dịch cho các thị trường trọng điểm;
Kế hoạch xây dựng ấn phẩm, vật phẩm;
Cung cấp thông tin bài bản, kênh phân phối;
Tổ chức thực hiện quảng cáo đồng bộ trên các phương tiện truyền thông;
Tăng cường khai thác mạng cho công tác tuyên truyền quảng bá.
Kết quả đề tài:
§ Làm cơ sở khoa học cho các kế hoạch xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam và các kế hoạch nghiên cứu thị trường định kỳ của ngành.
§ Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp du lịch đón khách quốc tế từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Pháp, Nhật , Hàn Quốc.
Địa chỉ ứng dụng kết quả đề tài:
Các cơ quan quản lý du lịch, các cơ quan xúc tiến, quảng bá du lịch từ trung ương đến địa phương;
Các doanh nghiệp du lịch;
Các bộ ngành có liên quan : Hàng không, Văn hóa Thông tin, Thương mại, Ngoại giao…