Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại Việt Nam”
Chương 1 – Những vấn đề lý luận về an toàn của khách du lịch
1.1 – Một số khái niệm liên quan đến an toàn đối với khách du lịch
1.2 – Các yếu tố liên quan đến khả năng mất an toàn của khách du lịch
1.3 – Đặc điểm nhu cầu của một số thị trường khách du lịch trong vấn đề đảm bảo an toàn
1.4 – Đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở một số quốc gia trên thế giới
1.5 – Kết luận chương 1
Chương 2 – Thực trạng vấn đề an toàn của khách du lịch ở Việt
2.1 – Thực trạng chung về vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt
2.1.1 – Tình hình trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch
2.1.2 – Vấn đề an toàn trên các phương tiện vận chuyển
2.1.3 – Vấn đề an toàn trong các cơ sở lưu trú
2.2 – Các văn bản pháp lý hiện hành về đảm bảo an toàn cho khách du lịch hiện nay và tình hình thực thi các văn bản
2.3 – Kết luận chương 2
Chương 3 – Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam
3.1 – Định hướng phát triển du lịch của Việt
3.2 – Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch
3.2.1 – Những đề xuất về hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành
3.2.2 – Một số giải pháp nhằm tăng cường và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở lưu trú
3.2.3 – Giải pháp về tổ chức và phối hợp liên ngành
3.2.4 – Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ du khách
3.2.5 – Những biện pháp cần quan tâm đối với việc đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm
3.2.6 – Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác dự báo khí tượng thủy văn để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cho khách du lịch
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo chính
Phụ lục
– Các mẫu phiếu điều tra
– Kết quả phân tích sơ bộ các phiếu điều tra
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay, Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tình hình chính trị ổn định, đang hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới. Đối với du lịch, Việt
Tuy nhiên, những giải pháp đã triển khai để đảm bảo an toàn cho khách du lịch còn thiếu triệt để, chưa đồng bộ, một số giải pháp có tính tình thế. An toàn của du khách ở nhiều khu, điểm và tuyến du lịch vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết. Vẫn còn không ít hiện tượng cướp giật, đeo bám, chèo kéo khách, vi phạm các quy định về vận chuyển khách, vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm… Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch vẫn xảy ra trên nhiều địa bàn. Cho đến nay, việc nghiên cứu đầy đủ cả về thực trạng cũng như các giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt
Bởi vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để nâng cao uy tín, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại Việt
Phạm vi nghiên cứu:
– Khái niệm an toàn cho khách du lịch được giới hạn trong phạm vi an toàn về tính mạng, về sức khỏe và về tài sản;
– Tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các vấn đề về an toàn của khách du lịch tại một số khu, điểm du lịch và cơ sở lưu trú điển hình (đối với cơ sở lưu trú chủ yếu nghiên cứu về an toàn thực phẩm), không đi sâu nghiên cứu vấn đề an toàn của khách theo loại hình du lịch (trừ loại hình du lịch mạo hiểm do tính chất đặc thù của loại hình du lịch này).
Nội dung chủ yếu và kết quả của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chính sau:
1. Tổng quan các vấn đề lý luận về an toàn của khách du lịch (Các khái niệm, thuật ngữ về an toàn của khách du lịch; các yếu tố có khả năng gây mất an toàn cho khách trong quá trình sử dụng các dịch vụ du lịch…);
2. Đánh giá thực trạng vấn đề an toàn của khách du lịch ở Việt
– Các văn bản pháp lý hiện hành về đảm bảo an toàn của khách du lịch và tình hình thực thi các văn bản;
– Phân tích nhu cầu của khách du lịch liên quan tới các vấn đề về đảm bảo an toàn;
– Thực trạng về an toàn thực phẩm trong hệ thống cơ sở lưu trú;
– Thực trạng vấn đề an toàn của khách du lịch tại một số khu, điểm du lịch điển hình;
– Đánh giá, phân tích những mặt tích cực, những yếu kém, bất cập trong vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại một số khu, điểm du lịch hiện nay;
3. Kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phương, khu du lịch ở Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch (Nghiên cứu một số biện pháp đã được áp dụng tại một số quốc gia; một số địa phương; khu, điểm du lịch ở Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch).
– Giải pháp về cơ chế chính sách trong vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt
– Giải pháp nhằm tăng cường và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở lưu trú du lịch ở Việt
– Giải pháp về tổ chức và phối hợp liên ngành (Thành lập lực lượng cảnh sát du lịch; Phối hợp giữa CSDL và các lực lượng khác để đảm bảo an toàn cho du khách);
– Giải pháp về tuyền truyền, nâng cao ý thức bảo vệ du khách (Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ du khách; Phổ biến các quy tắc ứng xử trong du lịch cho khách du lịch và những người tham gia phát triển du lịch);
– Giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia một số loại hình du lịch mạo hiểm (Quy hoạch phát triển các khu du lịch thể thao mạo hiểm; Thiết kế các tuyến du lịch thể thao, mạo hiểm cho phù hợp nhằm đạt được mức độ an toàn cao nhất cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch hấp dẫn này; Thực hiện việc huấn luyện kỹ năng cho khách trước khi tham gia hành trình du lịch; Tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại; Trang bị những kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống truyền thống của người dân địa phương);
– Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác dự báo khí tượng thủy văn để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cho khách du lịch.