Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Một số gợi ý xây dựng Bắc Giang thành điểm đến thu hút khách du lịch

       Bắc Giang là tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và TP. Hà Nội. Bắc Giang nằm trên đường trung chuyển của các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và cửa khẩu quốc tế giữa nước ta với Trung Quốc, nằm trên hàng lang kinh tế quan trọng Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và phụ cận của hàng lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, gần các trung tâm kinh tế lớn của Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy, gần các bến cảng và sân bay, Bắc Giang không những có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, thương mại mà còn có nhiều lợi thế phát triển du lịch.

       Bắc Giang có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng bao gồm sông ngòi, rừng, núi, hang động, thác nước, ao hồ và nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh đẹp có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, thể thao, leo núi. Về tài nguyên nhân văn,Bắc Giang có nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc cổ đình đền chùa, lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề trong đó có một số tài nguyên đặc biệt như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bồ Đà, các khu di tích lịch sử cách mạng điển hình như khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.

    00dongcaoJPG

    Đồng Cao, Sơn Động, Bắc Giang (Nguồn: internet)

       1. Một số chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2016:

    Chỉ tiêu

    Đơn vị

    2011

    2012

    2013

    2014

    2015

    2016

    1.Khách du lịch

    Lượt khách

    160.000

    194.400

    262.000

    326.310

    408.600

    525.000

    Khách quốc tế

    Lượt khách

    3.139

    3.452

    6.800

    6.310

    6.300

    8.000

    Khách nội địa

    Lượt khách

    156.861

    190.948

    256.000

    320.000

    402.300

    517.000

    2.Ngày khách lưu trú trung bình

    Ngày khách

    1

    1

    1

    1,15

    1,5

    1,5

    Khách quốc tế

    Ngày khách

    1

    1

    1

    1

    1,5

    1,5

    Khách nội địa

    Ngày khách

    1

    1

    1

    1,3

    1,5

    1,5

    3.Mức chi tiêu bình quân/ngày/khách

                 

    Khách quốc tế

    USD

    30

    30

    30

    35

    35

    40

    Khách nội địa

    Nghìn đồng

    400

    400

    500

    600

    600

    950

    4.Tổng thu nhập từ khách du lịch

    Triệu đồng

    62.000

    81.200

    137.100

    192.000

    242.200

    495.000

    Nguồn: Sở VHTTDL Bắc Giang   

    Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy khách du lịch đến Bắc Giang chủ yếu là khách nội địa, lượng khách quốc tế đến từng năm rất thấp, khoảng 2% tổng số khách. Tốc độ tăng trưởng khách trung bình khoảng 27%, thời gian lưu trú trung bình của khách thấp, mức chi tiêu bình quân/ngày/khách không cao dẫn đến tổng thu nhập từ khách du lịch của Bắc Giang còn thấp so với các địa phương khác trong vùng, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

      2. Một số gợi ý để Bắc Giang trở thành “cao nguyên du lịch hướng hiện đại” – điểm đến thu hút khách du lịch

       Để Bắc Giang có thể thu hút khách du lịch, cần cân nhắc các yếu tố sau:

       Cần có sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn: đây được xem là yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Sản phẩm du lịch đặc thù phải là sản phẩm được xây dựng dựa trên giá trị tài nguyên du lịch của điểm đến đồng thời phải có sự “khác biệt” so với các sản phẩm du lịch chính ở các điểm đến du lịch phụ cận. Sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến mà còn góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của điểm đến. Nhìn từ góc độ này thì có thể nhận xét, hiện nay, Bắc Giang còn chưa xác định rõ và phát triển được sản phẩm du lịch đặc thù, tạo sự khác biệt của riêng mình. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến du lịch Bắc Giang mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Bắc Giang trong bối cảnh các địa phương phụ cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh đã và đang phát huy lợi thế về sản phẩm du lịch di sản văn hoá, thiên nhiên thế giới để hấp dẫn khách du lịch

       Cần có các hoạt động vui chơi giải trí hay dịch vụ bổ sung hấp dẫn: một điểm đến du lịch không thể coi là hấp dẫn nếu thiếu các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung phù hợp với điểm đến đó. Là một điểm đến phát triển trở thành một thành phố “cao nguyên du lịch hướng hiện đại”, do vậy các hoạt động vui chơi giải trí tại Bắc Giang trong tương lai cũng cần phải theo hướng đó. Hiện nay, Bắc Giang còn chưa có điểm vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung thu hút khách du lịch, vì vậy cần nghiên cứu, xây dựng sao cho phù hợp và tránh trùng lặp với các địa phương lân cận.

       Thuận lợi trong tiếp cận: đây là yếu tố quan trọng để một điểm đến được lựa chọn cho chuyến đi du lịch, đặc biệt trong xu thế hiện nay khi khách du lịch muốn đến được nhiều điểm đến khác nhau trong một hành trình và có được nhiều lựa chọn cho những điểm đến du lịch tương đồng. Sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến sẽ phụ thuộc vào sự đa dạng của các phương tiện giao thông để đưa khách du lịch từ nơi cư trú của mình hoặc từ một đầu mối giao thông gần nhất đến một điểm đến du lịch nào đó cũng như những tiện ích và năng lực tiếp nhận khách tại đầu điểm đến. Đứng ở góc độ này, Bắc Giang là điểm đến mà du khách có thể tiếp cận được bằng 02 loại hình phương tiện giao thông bao gồm: đường bộ và đường sắt (Hà Nội – Bắc Giang), đối với khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang có thể thông qua tuyến đường không đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, và di chuyển khoảng 60km. Như vậy có thể thấy Bắc Giang hiện có được lợi thế rất lớn so với nhiều điểm đến du lịch ở Việt Nam đứng từ góc độ “sự thuận lợi trong việc tiếp cận”. Tuy nhiên hiện tại lợi thế này chưa được phát huy để trở thành yếu tố quan trọng đưa Bắc Giang thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

       Cần có môi trường tốt: một điểm đến thu hút khách du lịch không thể thiếu một môi trường tự nhiên trong lành, một môi trường xã hội văn minh với cộng đồng văn minh, lịch sự và thực sự an toàn. 

       3. Một số giải pháp góp phần xây dựng Bắc Giang trở thành điểm đến thu hút khách du lịch

       – Thành lập một nhóm chuyên gia chuyên trách để nghiên cứu, thực hiện ý tưởng xây dựng Bắc Giang trở thành “cao nguyên hướng hiện đại”. Tham gia nhóm chuyên gia này là các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực có liên quan, những người có trình độ và nhiệt huyết muốn phát triển du lịch Bắc Giang.

       – Xây dựng những chính sách phù hợp trên cơ sở thu hút các nguồn lực đầu tư, cần có chính sách thu hút nhân tài để triển khai và quản lý việc nghiên cứu, triển khai thực hiện.

       – Việc hiện thực hoá các ý tưởng cần thông qua việc triển khai dự án xây dựng/điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 cùng với việc xây dựng các dự án khả thi cụ thể phù hợp với các ý tưởng đề xuất. Các dự án này phải nằm trong tổng thể đề án phát triển Bắc Giang phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Các dự án quy hoạch du lịch và xây dựng các dự án khả thi trên cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm.

       – Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, ưu tiên đối với các dự án khả thi. Hoạt động này không chỉ được triển khai trong khu vực mà còn phải được triển nhân rộng khắp cả nước đặc biệt trên các địa bàn có trình độ công nghệ và kinh nghiệm phát triển các dự án du lịch tương tự.

    Jinnee

     

    Bài cùng chuyên mục