Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Khảo sát thực địa chuẩn bị Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

        miennam dalatThực hiện nhiệm vụ “Tổ chức khảo sát 7 vùng du lịch và Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch giao, Viện NCPT Du lịch tổ chức đoàn khảo sát thực địa 3 vùng du lịch: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Chuyến khảo sát đã được tổ chức vào những ngày tháng 10 vừa qua, lịch trình đoàn qua các tỉnh là: Đà Lạt, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

         Trong đợt khảo sát này, đoàn công tác của Viện đã làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương, các Trung tâm xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trực tiếp tới khảo sát các tuyến điểm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch. Chuyến khảo sát của Viện nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch, vấn đề liên kết phát triển du lịch, một số định hướng phát triển chủ yếu cũng như những khó khăn, thách thức lớn đối với phát triển du lịch của địa phương nói riêng và các vùng du lịch Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên nói chung.

        Qua chuyến khảo sát, những thế mạnh của du lịch vùng du lịch Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên như du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, thăm quan và tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng, thưởng thức ẩm thực, sản vật địa phương một lần nữa đã được khẳng định rõ. Đoàn đã khảo sát một số tour, tuyến điểm du lịch nổi tiếng và nhiều triển vọng của các địa phương như:

    – Đoàn khảo sát của Viện đã tới Đà Lạt, làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, cùng cán bộ Sở khảo sát Khu du lịch Hồ Tuyền lâm, KDL Đan Kia, Langbiang…… Hồ Tuyền Lâm nằm cách Đà Lạt 5km, giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải nhút tầm mắt, tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng. Thiền viện Trúc Lâm trên đỉnh núi Phượng Hoàng là thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người. Hồ Đan Kia là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng, các thành phố Đà Lạt 20km về phía Bắc và là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt với sức chứa khoảng 20 triệu khối. Phía dưới hồ Đan Kia có thác 7 tầng, thềm thác rất rộng với sức chứa hàng trăm du khách. Khu du lịch núi Langbiang – Thung lũng trăm năm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km, đỉnh Langbiang cao 2.167m là khu du lịch hấp dẫn nhất tại Đà Lạt hiện nay. Hiện nay khu đã phát triển nhiều dịch vụ du lịch như: nhà hàng, quán ăn, hàng lưu niệm.. dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh núi.

    miennam thunglunglangbiang

    Thung lũng Lang Biang

    – Đoàn cũng đã khảo sát Khu du lịch sinh thái Cần Giờ sau khi làm việc với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Khu du lịch sinh thái Cần Giờ nằm trong Rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới với hệ thực vật vô cùng phong phú. Có nhiều điểm tham quan khám phá nổi tiếng như: Sân chim, Đầm Dơi, trại cá sấu… với nhiều hoạt động giải trí kèm theo như: câu cá, câu cua, xem chim, câu cá sấu, chèo thuyền, giăng lưới bắt cá….đều là những hoạt động ngoài trời, gắn liền với thiên nhiên. Trong đó hấp dẫn nhất là tham quan Đảo khỉ (Lâm Viên), nơi đây có đến hơn 2 nghìn con khỉ (có một số loài quý hiếm). Cần Giờ có rất nhiều loại hải sản tươi ngon thu hút khách du lịch như tôm sú, tôm gạch son, tôm sắt,… ngon nhất là tôm gạch son, thường có vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch.

    miennam daokhi

    Lâm Viên – KDL sinh thái Cần Giờ – Tp.Hồ Chí Minh

    – Tại Đảo Phú Quốc, Kiên Giang đoàn cùng với Phòng Văn hóa thông tin huyện Phú Quốc sau khi họp bàn đã khảo sát những cơ sở, tour tuyến điểm nổi tiếng tại đảo như: Khảo sát cơ sở sản xuất Ngọc Trai, làm nước mắm, Khảo sát Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu Resort Vinpeal, Chùa Hộ Quốc, nhà tù Phú Quốc, Bãi Sao, bãi san hô…. Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành Vườn Quốc gia Phú Quốc.Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn với tổng diện tích 31.422 ha, bao gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha.Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất có tiềm năng về du lịch sinh thái được chính quyền cho là một chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu những tác động của du lịch với môi trường tự nhiên. Chùa Hộ Quốc còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc nằm ở ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa này là một trong hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm trong cả nước, đây cũng là một địa điểm du lịch tham quan tâm linh mới của Phú Quốc, tuy được xây dựng cách đây không lâu nhưng chùa đã thu hút rất nhiều du khách và người dân tại đây đến tham quan lễ Phật và ngắm phong cảnh tuyệt đẹp của chùa. Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần. Chùa không chỉ phục vụ đời sống tâm linh của người dân địa phương mà còn là địa điểm du lịch tâm linh nhằm thu hút ngày cảng nhiều du khách đến với đảo Phú Quốc góp phần phát triển ngành du lịch Phú Quốc..

    miennam phuquoc

    Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang

         Qua những nội dung trao đổi với các địa phương, vấn đề liên kết giữa các địa phương và trong cả vùng vẫn là một khó khăn lớn. Một số những nỗ lực liên kết giữa các địa phương đã bước đầu được triển khai. Đó là những bước đi ban đầu hứa hẹn những triển vọng trong phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến, kết nối tour tuyến của du lịch vùng du lịch Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Các kết quả khảo sát và các ý kiến đã thu nhận được qua các buổi làm việc với các Sở VHTTDL các địa phương đã được nhóm nghiên cứu của Viện NCPT Du lịch ghi nhận và bổ sung vào bản dự thảo nghiên cứu.


    Bài cùng chuyên mục