Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Du lịch tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

    PHẦN MỞ ĐẦU.

             

    CHƯ­ƠNG 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VQG. PHONG NHA- KẺ BÀNG.

    1- Tình hình kinh tế- xã hội và đặc điểm tài nguyên VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.

    –  Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế-xã hội VQG Phong Nha – Kẻ Bàng – Di sản thiên nhiên thế giới.

    –  Đặc điểm tài nguyên.

    2- Hiện trạng môi trường tự nhiên Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.

    – Hiện trạng tài nguyên và môi trường đất.

    – Hiện trạng môi trường nước.

    – Hiện trạng chất thải và khí thải.

    – Hiện trạng hệ sinh thái.

    – Tai biến và sự cố môi trường.

    3- Hiện trạng môi trường xã hội khu vực VQG.

     

    CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ GÂY ÁP LỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC VQG PHONG NHA- KẺ BÀNG.

    1-Yếu tố phát triển kinh tế và áp lực đối với môi trường du lịch.

    –  Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức Ban quản lý VQG và các vấn đề môi trường.

    – Phát triển du lịch và các nhân tố gây áp lực đến môi trường.

    –  Phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng, giao thông và áp lực đến môi trường.

    – Phát triển Lâm nghiệp, nông nghiệp và thuỷ lợi và các vấn đề gây áp lực đến môi trường.

             

    2- Thực trạng về công tác tổ chức và quản lý môi trường VQG.

    –  Thực trạng hệ thống tổ chức, quản lý Nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Bình –  Thực trạng công tác quản lý môi trường tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

    3- Vấn đề xã hội và áp lực đến môi trường.

    4- Dự báo diễn biến môi trường khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.

    – Dự báo nguồn tác động.

    – Dự báo các yếu tố tác động và diễn biến môi trường du lịch tại khu vực VQG.

     

    CHƯ­ƠNG 3:  CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯ­ỜNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC VQG PHONG NHA- KẺ BÀNG

    1. Những định hướng lớn về công tác môi trường du lịch tại VQG.

    2. Mục tiêu bảo vệ môi trường.

    3. Các giải pháp bảo vệ môi trường

     – Các giải pháp tình thế trư­ớc mắt khắc phục tình trạng ô nhiểm cục bộ  và suy thoái môi trư­ờng tại một số điểm du lịch.

    – Nhóm giải pháp chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên và môi trường tại VQG.

    KẾT LUẬN.

     

    PHỤ LỤC THAM KHẢO.

     1- Lý do thực hiện

    Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha- Kẻ Bàng nằm phía Tây Sông Giang, cách thị xã Đồng Hới 40 km, phía Tây và Tây Nam giáp với nước CHDCN Lào, phía Bắc giáp Qu1-ốc lộ 15 A, phía Đông và Đông năm giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh; diện tích vùng lỏi là 85.754 ha, vùng đệm là 195.400 ha được phân bố trên 12 xã của hai huyện Bố Trạch và Minh Hoá.

    VQG là khu vực có nhiều rừng tự nhiên nhất Đông Nam

    Á; với địa hình Karst cổ, có cấu trúc địa chất phức tạp với thành phần thạch học, phân bố không đều đã tạo ra nhiều hang động đẹp và nổi tiếng trên thế giới như hệ thống hang động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, hang Vòm…; là nơi sinh sống của hàng trăm hệ sinh thái quý hiếm, trong số đó có nhiều loài được đưa vào sách đỏ của Thế giới, có nghi cơ bị diệt chủng. Với tiềm năng tài nguyên tự nhiên, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng được Tổ chức UNESCO của Liên Hợp quốc công nhận Di sản thiên nhiên Thế giới ngày 2/7/2003.

     Trong khu vực VQG có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống qua nhiều thế hệ dân tộc Chứt, Bru-Vân Kiều…cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn thiếu thốn, điều kiện về cơ sở hạ tầng, y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục chưa phát triển.Vì cuộc sống mưu sinh hàng ngày, cộng đồng dân cư dựa vào tài nguyên rừng.

     Trong mấy năm qua, Đảng, Chính phủ, các cấp các ngành từ trưng ương và địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội và dịch vụ với mục tiêu là bảo tồn giá trị di sản thiên nhiên Thế giới và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng; việc chuyển dịch cơ cấu đó trong khu vực VQG đã, đang và sẽ làm biến đổi các thành phần và chất lượng môi trường đất, nước, không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Trong lúc đó, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội trong khu vực VQG.

    Dự báo những năm tới, VQG sẽ có nhiều ngành nghề được tổ chức hoạt động kinh doanh, khai thác, đầu tư. Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, VQG sẽ thu hút hàng vạn khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, một số dịch vụ du lịch đã được hình thành và phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thu hút hàng vạn người đến làm ăn sinh sống. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường trong lĩnh vực du lịch đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các ngành, các cấp.

    Nhiệm vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng năm 2007 là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần bảo vệ môi trường Di sản thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

    2- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của nhiệm vụ.

    Mục tiêu lâu dài:

    Góp phần bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên VQG.

    Mục tiêu cụ thể:

    – Xây dựng hiện trạng môi trường tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.

    – Xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường du lịch tại khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

    – Làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển du lịch VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.

    3- Những nội dung nghiên cứu chính.

    Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội và phát triển du lịch tại khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

    Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường tự nhiên tại khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

    Đánh giá tác động ảnh hưởng của hoạt động kinh tế – xã hội đến môi trường du lịch và tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường khu vực VQG.

    Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý môi trường tại khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

    Lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm về môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí ) tại một số điểm đang phát triển hoạt động kinh doanh du lịch.

    Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại các khu vực lấy mẫu để phân tích so sánh với tiêu chuẩn TCVN và Quy chế 02/2003 về bảo vệ môi trường du lịch.

    Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường xã hội và xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường xã hội.

    Xây dựng dự báo diễn biến môi trường du lịch dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích dự báo theo quy hoạch về dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng, về phát triển du lịch…tại khu vực VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.

    Đề xuất các định hướng, giải pháp và kiến nghị bảo vệ môi trường du lịch tại khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

    4- Tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã đạt được

    1- Báo cáo đã phân tích đặc điểm kinh tế-xã hội, cảnh quan, vị trí địa lý, tài nguyên VQG. Với những thông tin, số liệu và tài liệu được cập nhật đã làm nổi bật tiềm năng và lợi thế VQG Phong Nha Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên Thế giới.

    2- Báo cáo đã phân tích các chỉ tiêu về môi trường tự nhiên như nước mặt, nước ngầm, nước thải và nước sinh hoạt, về môi trường đất, môi trường không khí tại khu du lịch Phong Nha. Dựa trên kết quả phân tích chất lượng các chỉ tiêu môi trường đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho phép của Việt nam và môi trường trong lĩnh vực du lịch để đưa đến kết luận hiện trạng chất lượng môi trường bằng các thông số kỹ thuật và mức độ tác động đến môi trường.

    3- Báo cáo đã đánh giá và làm rõ nguyên nhân các vấn đề bức xúc trong môi trường hiện nay là chất thải, khí thải và nước thải đã và đang tác động mạnh đến môi trường Di sản và phát triển du lịch, đồng thời chỉ rõ nguồn gốc, mức độ tác động đối với môi trường tại một số điểm khu du lịch Phong Nha.

    4- Báo cáo đã phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường hiện nay và những vấn đề bất cập cần phải tháo gỡ trong thời gian tới.

    5- Báo cáo đã phân tích hoạt động của các ngành có liên quan tác động đối với môi trường và những vấn đề cần phải được chấn chỉnh khắc phục.

    6- Trên cơ sở số liệu phân tích trong chương 1 và 2, báo cáo đã đưa ra các dự báo về nguồn tác động, các yếu tố tác động đến môi trường và diễn biến môi trường du lịch trong thời gian tới giúp cho cơ quan hữu quan có các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường chung và môi trường du lịch tại khu vực có tiềm năng tài nguyên.

    7- Trên cơ sở hiện trạng môi trường và dự báo, báo cáo đã đưa ra các ba giải pháp cơ bản và 10 giải pháp chi tiết để góp phần nhằm giảm thiểu tác động tác động ảnh hưởng của hoạt động của con người tại VQG đến môi trường, đảm bảo bền vững về môi trường và tài nguyên, phấn đấu đưa VQG Phong Nha Kẻ Bàng là một trong 31 khu du lịch chuyên đề du lịch sinh thái chất lượng cao trong năm 2020.

    10- Đánh giá về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình môi trường và bảo vệ môi trường tại di sản thiên nhiên thế giới

    11- Đánh giá về khả năng ứng dụng, khả năng nghiên cứu tiếp theo: Phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại khu di sản Phong Nha Kẻ Bàng, phục vụ cho công tác quản lý của Sở TN&MT và du lịch

    Bài cùng chuyên mục