Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Điều tra xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường khu du lịch hồ Núi Cốc – tỉnh Thái Nguyên

    LỜI MỞ ĐẦU 

     PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC HỒ NÚI CỐC-THÁI NGUYÊN .

     I- Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên nói chung và Hồ Núi Cốc nói riêng.

     II- Tổng quan các vấn đề gây áp lực tại khu du lịch Hồ Núi Cốc

    PHẦN THỨ 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC

    I- Hiện trạng môi trường đất

    II. Hiện trạng môi trường không khí tại khu du lịch.

    III- Hiện trạng môi trường nước mặt.

    IV. Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt.

    V- Hiện trạng môi trường nước ngầm.

    VI- Hiện trạng môi trường nước thải tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.

    VII- Hiện trạng môi trường chất thải rắn tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.

    VIII- Các áp lực và hiện trạng khí thải tại khu du lịch hồ Núi Cốc.

    IX – Hiện trạng hệ sinh thái tại khu du lịch Hồ Núi Cốc

    X- Tai biến và sự cố môi trường

    PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC

     I- Thực trạng về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.

    II- Đánh giá tác động của chất thải lỏng, chất thải rắn và khí thải đối với môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc.

     PHẦN THỨ 4: CÁC GIẢI PHÁP, CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC.

    I- Những dự báo và thách thức về môi trường trong thời gian tới tại khu du lịch hồ Núi Cốc.

    II- Các định hướng và mục tiêu bảo vệ môi trường tại khu du lịch.

    III- Các giải pháp nhằm giảm thiếu tác động đến môi trường tại khu vực.

     IV – Kiến nghị.  

    1- Lý do thực hiện

    Bảo vệ môi trường là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của từ quốc gia, địa phương và khu vực. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội..

    Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, môi trường tốt tạo tiền đề cho phát triển du lịch, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt (tích cực và tiêu cực). Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch cần phải đánh giá đúng đầy đủ, chính xác hiện trạng môi trường và làm rõ các nguyên nhân áp lực, các nhân tố tác động của du lịch và các ngành khác nhau ảnh hưởng đến môi trường và ngược lại. Từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm phòng ngừa và làm giảm thiểu tác động đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, điều tra và xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tại các khu du lịch trọng điểm là việc làm có tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn của ngành du lịch trung ương và địa phương.

    Hồ Núi Cốc là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km theo hướng Tây Nam, đi theo tỉnh lộ Thịnh Đán- Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu uốn lượn qua những cánh rừng bạt ngàn, tít tắp là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú sơn thuỷ hữu tình của Đảo- Trời- Mây Nước được bao bọc bốn phía nào là núi, là rừng, là hồ, giữa hồ là hàng trăm đảo lớn nhỏ mấm mô. Hồ Núi Cốc cũng là nơi đất lành để các loài chim chóc, thú rừng đến làm nơi trú ngụ, nơi đây cũng gắn liền với di tích linh thiêng của đền Bà Chúa Thượng Ngàn, với câu chuyện tình chung thủy của Nàng Công và Chàng Cốc đã góp phần tạo nên cảnh trời, đất và lòng người hữu tình nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại.

    Hồ Núi Cốc ” Hồ Trên Núi ” là được gọi là một kiệt tác do bàn tay sắp đặt tạo hoá của con người đắp đập ngăn dòng nước sông Công để phục vụ cho đời sống của con người. Hồ được chọn ở trên lưng chừng núi, thuộc địa phận của 02 huyện ( Đại Từ, Phổ Yên) và Thành phố Thái Nguyên. Hồ Núi Cốc được khởi công xây dựng năm 1972 và đưa vào khai thác năm 1978 với mục đích ban đầu là cung cấp nước cho hệ thống thuỷ nông và nước cho nước sinh hoạt của người dân thành phố Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Hồ có một đập chính dài 480 m và 6 đập phụ. Diện tích mặt nước hồ rộng 2 500 ha, dung tích chứa nước khoảng 175,5 triệu m3 rất thuận tiện cho việc phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ngành du lịch.

    Trong mấy năm gần đây, hoạt động của các ngành kinh tế xung quang Hồ Núi Cốc đã và đang phát triển mạnh đóng góp đáng kể ngân sách của địa phương, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần làm thay đổi cảnh quan khu vực, cuộc sống ở đây ngày càng sầm uất. Trong mấy năm qua, khu vực hồ Núi Cốc hoạt động sản xuất kinh doanh đã phát triển mạnh là các đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ đã tổ chức nhiều loại hình du lịch, nhiều điểm vui chơi giải trí thu hút khách du lịch đến để tham quan nghỉ dưỡng, các ngành khác tận dụng ưu thế tự nhiên của Hồ để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh như: ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản, ngành xây dựng nhà ở đường xá, khai thác cát sỏi, ngành lâm nghiệp và thậm chí có cả cơ sở chế biến nông lâm thổ sản, sàn tuyển quặng đã dựa vào điều kiện hồ làm nơi kinh doanh sản xuất và các khoảng đất trống trên bờ để chứa nguyên nhiên vật liệu và các chất thải.

    Nhưng khi xem xét cho thấy hoạt động kinh doanh của các ngành vẫn còn tính tự phát, không theo quy hoạch cơ bản, không có sự điều tiết và quản lý chặt chẽ, nên bước đầu cho thấy môi trường tự nhiên Hồ Núi cốc đang phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề dẫn đến nguy cơ thay đổi và biến dạng đến môi trường.

    Vì vậy công tác điều tra, nghiên cứu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tại Hồ Núi Cốc hàng năm và đưa các giải pháp nhằm giảm tối thiểu tác động ảnh hưởng đến môi trường là việc làm cần thiết.

    2- Mục tiêu của đề tài

    Mục tiêu nghiên cứu là điều tra và xây dựng báo cáo hiện trạng về môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên nhằm đánh giá hiện trạng môi trường để tìm ra nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời đưa ra các gải pháp bảo vệ môi trường tại Hồ Núi Cốc và đề xuất các kiến nghị nhằm giảm tối thiểu tác động đến môi trường do các hoạt động trong khu vực gây ra.

    3- Các nội dung nghiên cứu chính.

    – Nghiên cứu tổng quan về kinh tế -xã hội và môi trường hồ Núi Cốc, trong đó các vấn đề gây nên áp lực đối với môi trường.

    – Nghiên cứu hiện trạng môi trường: nước, đất, không khí, hệ sinh thái, chất thải, nước thải, khí thải và các sự cố môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.

    – Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức quản lý, quản lý tác động môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.

    – Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và các kiến nghị nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động du lịch và các ngành khác.

    4- Tóm tắt kết quả nghiên cứu

    Để góp phần bảo vệ bền vững môi trường thì công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là rất cần thiết, nhằm giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoặch định chính sách về kinh tế, về môi trường chủ động nắm vững diễn biến môi trường tại từng nơi, từng khu vực. Từ đó có các giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của con người gây ra, chủ động đề phòng, đối phó đối với các sự cố về môi trường đặc biệt là tại các khu du lịch trọng điểm.

    Công tác điều tra xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc đã giải quyế.

    Đánh giá được tổng quan về kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên và hồ Núi Cốc trên một số mặt: Các kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, đặc điểm vị trí đại lý và tài nguyên của khu du lịch hồ Núi Cốc, thực trạng hoạt động của các ngành có liên quan tác động đến môi trường.

     Đề tài đã vận dụng các chỉ tiêu môi trường cho phép của Việt nam, các chỉ tiêu cho phép để tổ chức các loại hình du lịch theo quy chế 02/2003 của Bộ TN&MT để phân tích hiện trạng môi trường tại khu du lịch trên một số chỉ tiêu: Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường sinh thái. Đặc biệt đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường như nước thải, chất thải, khí thải và các sự cố ảnh hưởng đến môi trường để làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại khu du lịch hồ Núi Cốc, tìm ra các nguyên nhân- áp lực- hiện trạng- đáp ứng trong năm qua tại khu du lịch để có hướng đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong các phần sau.

    Đề tài đã phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc để làm rõ bất cập, tồn tại và thiếu sót công tác bảo vệ môi trường hiện nay tại khu du lịch của cơ quan quản lý môi trường, các ban ngành có liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh. Đồng thời đánh giá tác động ảnh hưởng của chất thải khí thải và sự cố môi trường đến môi trường tại khu du lịch.

    Đề tài đã căn cứ vào tình hình thực trạng môi trường đã phân tích để đưa ra các dự báo tác động ảnh hưởng đến môi trường trong thời gian tới. Mạnh dạn đưa ra kiến nghị các giải pháp và kiến nghị phù hợp với điều kiện khu du lịch để nhằm giảm thiếu tác động ảnh hưởng đến môi trường, nhằm bảo vệ phát triển bền vững môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc.

    5- Đánh giá ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Công trình nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng môi trường hồ Núi Cốc và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường

    6- Đánh giá về khả năng ứng dụng: Các giải pháp nhằm ứng dụng và bảo vệ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc và các điểm du lịch tương đồng.

    Bài cùng chuyên mục