Điều tra, khảo sát để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động dài hạn về bảo vệ môi trường của ngành du lịch theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VIỆT NAM.
1- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và những vấn đề bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường.
– Hiện trạng phát triển du lịch Việt Nam trong mối liên quan, tác động tới môi trường.
– Phát triển du lịch trong mấy năm qua gây nên những vấn đề bất cập và bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực phát triển du lịch
– Những yêu cầu đối với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
2- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
– Thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với môi trường trong hoạt động du lịch.
– Thực trạng công tác tổ chức và quản lý môi trường của cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch.
– Những vấn đề bất cập trong công tác quản lý môi trường ngành du lịch dẫn đến một số vấn đề bất lợi trong công tác bảo vệ môi trường.
3 – Một số nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và thách thức đối với môi trường trong phát triển bền vững du lịch.
– Một số nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2010 và những định hướng đến năm 2020.
– Một số thách thức đối với môi trường trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010.
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CHỦ YẾU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
1- Các quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường.
2- Các nội dung chủ yếu về bảo vệ môi trường của ngành du lịch Việt Nam.
– Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động kinh doanh du lịch.
– Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở hoạt động du lịch.
– Bảo vệ, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch và đa dạng hệ sinh thái.
– Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh thái trong hoạt động du lịch.
– Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm du lịch.
– Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch.
– Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường du lịch.
– Đáp ứng yêu cầu về môi trường du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế.
– Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành du lịch.
– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch cho cộng đồng.
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
1- Các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành du lịch Việt Nam.
– Chương trình “ Bảo vệ chất lượng môi trường trong hoạt động du lịch “
– Chương trình nâng cao chất lượng môi trường trong các hoạt động du lịch.
– Chương trình lồng ghép các yêu cầu về BVMT trong các hoạt động phát triển du lịch bền vững .
– Chương trình nâng cao hiệu lực các quy định pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch.
– Chương trình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BVMT trong lĩnh vực du lịch.
– Chương trình tăng cường sự tham gia của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường du lịch.
– Chương trình hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới nhằm phát triển du lịch bền vững.
2- Các giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện.
– Giải pháp thực hiện chương trình.
– Tổ chức thực hiện.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Lý do thực hiện
Môi trường, sức khoẻ của con người đang ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Môi trường, sức khỏe là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ văn minh của mỗi quốc gia, là điều kiện quan trọng cho mỗi quốc gia khi tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều coi trọng phát triển kinh tế- xã hội luôn gắn chặt với bảo vệ sự bền vững về môi trường.
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng GDP hàng năm luôn đạt được mức cao, các lĩnh vực khác của xã hội có chuyển bến tích cực; cùng với sự phát triển đó, hơn bao giờ hết, nước ta đang đứng trước rất nhiều thách thức về môi trường. Đứng trước tình hình đó Đảng, Nhà nước đạt ra nhiệm vụ bảo vệ môi trường có tính cấp bách và Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành, ngày 15 tháng 11 năm 2004 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết số: 41-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chỉnh phủ đã có Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các Bộ, Ban ngành Trung Ương và các địa phương đã triển khai các chương trình hành động bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý, đồng thời huy động cộng đồng dân cư tham gia nên tình hình môi trường nói chung đã có những chuyển biến tích cực.
Đối với hoạt động của ngành Du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, các hoạt động du lịch đều tác động đến môi trường và môi trường là nền tác tạo và là điều kiện cho du lịch phát triển; trong phát triển du lịch, môi trường được xem như là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và hoạt động du lịch, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch.
Trong mấy năm qua, du lịch nước ta đã phát triển vượt bậc, ngành du lịch đã đóng góp thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm và xoá đối giảm nghèo, góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế và khu vực… do tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch nước ta đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường mà được thể hiện rõ nét nhất là vấn đề rác thải, nước thải, chất thải độc hại và vấn đề vệ sinh môi trường… từ khách du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch, cộng động dân cư.
Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường du lịch có nơi có lúc chưa được chú trọng, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của bộ phận cán bộ công nhân viên ngành du lịch, cộng đồng dân cư và khách du lịch chưa cao. Ngành Du lịch đang thiếu chiến lược tổng quát cho cả hai vấn đề môi trường và hoạt động phát triển du lịch, thiếu chương trình và kế hoạch dài hạn bảo vệ môi trường của ngành.
Vì vậy, Việc triển khai nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động dài hạn về bảo vệ môi trường của ngành du lịch là cơ sở để tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, nhằm thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước là nhiệm vụ cần thiết mang tính cấp bách của ngành du lịch Việt Nam.
2- Mục tiêu của đề tài
– Đánh giá cơ bản phát triển du lịch trong mấy năm qua và đến năm 2010, tác động ảnh hưởng của phát triển du lịch đến môi trường.
– Đề xuất nội dung bảo vệ môi trường của ngành du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
– Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của ngành du lịch theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
– Đề xuất các giải pháp, kế hoạch thực hiện chương trình bảo vệ môi trường của ngành du lịch.
3- Các nội dung nghiên cứu chính
Tổng quan về môi trường du lịch Việt Nam.
Nội dung chủ yếu bảo vệ môi trường của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chương trình, kế hoạch và các giải pháp tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
4- Tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính.
4.1 – Báo cáo đã đánh giá được hiện trạng phát triển du lịch trong mấy năm qua đưa ra những vấn đề tác động đến môi trường; đánh giá thực trạng công tác công tác tổ chức và quản lý môi trường, đưa ra những tồn tại của công tác tổ chức và quản lý môi trường của ngành du lịch Việt nam đã ảnh hưởng đến môi trường
4.2- Báo cáo đã phân tích được các vấn đề về Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và đưa ra các dự báo các tác động đến môi trường từ hoạt động du lịch.
4.3- Các nội dung chủ yếu về bảo vệ môi trường của ngành du lịch Việt Nam.
– Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động kinh doanh du lịch.
– Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở hoạt động du lịch.
– Bảo vệ, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch và đa dạng hệ sinh thái.
– Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh thái trong hoạt động du lịch.
– Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm du lịch.
– Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch.
– Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường du lịch.
– Đáp ứng yêu cầu về môi trường du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế.
– Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành du lịch.
– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch cho cộng đồng.
4.4- Chương trình, kế hoạch và các giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường ngành du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và 20 dự án trên các nội dung chủ yếu sau:
+ Chương trình bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động du lịch:
Dự án 1: Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở kinh doanh du lịch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo QĐ 64/2003 ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Dự án 2: Điều tra, thống kê các nguồn thải, nước thải và áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong ngành du lịch; Dự án 3: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất thải, quy trình kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải trong ngành du lịch; Dự án 4: Nghiên cứu, đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và giảm thiểu chất thải; Dự án 5: Xây dựng mô hình thí điểm thực hiện các chính sách về tái chế, tái sử dụng chất thải.
+ Chương trình lồng ghép các yêu cầu về BVMT trong các hoạt động phát triển du lịch bền vững:
Dự án 6: Xây dựng bộ chỉ tiêu về bảo vệ môi trường ngành du lịch phục vụ cho quy hoạch phát triển du lịch; Dự án 7: Rà soát, điều chỉnh, đưa các nội dung bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Dự án 8 ; Xây dựng các quy định về việc lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường trong các đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển; Dự án 9: Xây dựng mô hình khuyến khích việc áp dụng loại hình du lịch bền vững trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Chương trình tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về BVMT trong hoạt động du lịch:
Dự án 10: Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành du lịch; Dự án 11: Chương trình kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường tại các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch; Dự án 12 : Tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch; Dự án 13: Kiện toàn tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý môi trường hiệu quả trong ngành du lịch; Dự án 14: Đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực quản lý môi trường du lịch, cụ thể: Cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Du lịch với Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Du lịch với các Bộ, ngành liên quan; cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Du lịch với các địa phương; Dự án 15: Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường ngành du lịch.
+ Chương trình tăng cường sự tham gia của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường du lịch:
Dự án 16 : Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư tại các khu du lịch; Dự án 17: Xây dựng mô hình tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường du lịch.
+ Chương trình hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới nhằm phát triển du lịch bền vững:
Dự án 18: Thực hiện chương trình hội nhập quốc tế và khu vực; Dự án 19: Đẩy mạnh hợp tác và trao đổi tình hình về công tác môi trường chung và môi trường trong lĩnh vực du lịch với các tổ chức quốc tế và khu vực; Dự án 20: Chương trình thực hiện các dự án đầu tư dài hạn trong vấn đề bảo vệ môi trường du lịch tại các khu du lịch trọng điểm quốc gia hoặc các khu du lịch biển, hải đảo.
4.5- Đề xuất 9 giải pháp và tổ chức thực hiện chương trình là:
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường
Giải pháp về xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch.
Giải pháp về truyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch.
Giải pháp tăng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Giải pháp đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để đảm bảo thực hiện chương trình kế hoạch
Giải pháp về thông tin môi trường.
Giải pháp về áp dụng công nghệ và nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường.
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực môi trường du lịch để thực hiện tốt tiến độ kế hoạch chương trình.
Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường.
Báo cáo đã đề xuất các giải pháp tổ chức và phân công trách nhiệm cũng như nguồn tài chính để thực hiện chương trình.
5- Đánh giá ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đây là công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nhằm thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, kết quả nghiên cứu là một chương trình kế hoạch cụ thể để triển khai công tác bảo vệ môi trường cho cấp trung ương và địa phương
6- Khả năng áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.