Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng đến 2020
A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỜI KỲ 2001 – 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
+ Khách du lịch:
* Quốc tế: Năm 2005: 260.000 lượt khách.
Năm 2010: 440.000 lượt khách.
Năm 2020: 850.000 lượt khách.
* Nội địa: Năm 2005: 150.000 lượt khách.
Năm 2010: 280.000 lượt khách.
Năm 2020: 640.000 lượt khách.
Năm 2010: 784 tỷ đồng VN.
Năm 2020: 3.538 tỷ đồng VN.
+ Tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của tỉnh:
Năm 2005: 6,9%.
Năm 2010: 9,6%.
+ Về nhu cầu vốn đầu tư: 2001 – 2005 là 26,6 triệu USD
2006 – 2010 là 69 triệu USD
+ Nhu cầu lao động:
Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Lào Cai thời kỳ 2001 – 2010
và định hướng đến 2020
Đơn vị: Người
Loại lao động |
2000 (*) |
2005 |
2010 |
2020 |
Lao động trực tiếp trong du lịch |
600 |
1.900 |
4.600 |
12.200 |
Lao động gián tiếp ngoài xã hội |
500 |
3.800 |
9.200 |
24.400 |
Tổng cộng: |
1.100 |
5.700 |
13.800 |
36.600 |
Nguồn: – Viện NCPT Du lịch.
– (*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Lào Cai.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH
1. Phân vùng không gian du lịch và hoạch định vùng chuyên môn hoá du lịch.
Tỉnh Lào Cai chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
– Vùng núi Đông Bắc Tỉnh Lào Cai: (gồm huyện Mường Khương, Bắc Hà) Vùng này thuận lợi cho việc tổ chức các khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú. Tại vùng núi Đông Bắc tỉnh Lào Cai có hai khu vực thuận lợi cho các hoạt động du lịch.
– Vùng núi Tây Bắc Tỉnh Lào Cai: gồm 2 huyện Bát Xát, Sa Pa. Vùng này thuận lợi cho việc tổ chức các khu nghỉ dưỡng núi, tổ chức các cơ sở lưu trú kết hợp tham quan và phát triển du lịch sinh thái. Toàn bộ vùng núi Tây Bắc tỉnh Lào Cai đều thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Kéo dài từ những cánh rừng nguyên sinh Y Tý huyện Bát Xát đến tận Bản Hồ – Điểm cuối của huyện
– Vùng thung lũng lưu vực sông Hồng: bao gồm thị xã Lào Cai,
2. Tổ chức trung tâm du lịch: Các trọng điểm đã được xác định là thị xã Lào Cai, thị trấn Bắc Hà, thị trấn
Thị xã Lào Cai là trung tâm du lịch của tỉnh với các chức năng chủ yếu:
+ Là đầu mối đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch trong tỉnh.
+ Là trung tâm dịch vụ du lịch, dịch vụ đô thị lớn, cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho hệ thống du lịch toàn tỉnh.
+ Là trung tâm vui chơi giải trí lớn trong hệ thống du lịch toàn tỉnh.
+ Là trung tâm lưu trú và tổ chức một số loại hình du lịch đặc thù như: du lịch mua sắm, du lịch đô thị, du lịch MICE (Hội thảo, hội nghị…)
Thị trấn
+ Là trung tâm lưu trú chính của toàn vùng.
+ Là đầu mối đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch trong vùng.
+ Là trung tâm dịch vụ tổng hợp, cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ đô thị cho toàn vùng.
+ Là trung tâm vui chơi giải trí của vùng.
Thị trấn Bắc Hà là trung tâm du lịch vùng du lịch núi đông bắc tỉnh Lào Cai với chức năng chủ yếu:
+ Là đầu mối đón tiếp, tổ chức, phân phối khách tham quan du lịch.
+ Là trung tâm dịch vụ tổng hợp, cung cấp các dịch vụ du lịch dịch vụ đô thị cho du lịch toàn vùng.
+ Là nơi tổ chức các hoạt động lưu trú, nghỉ ngơi với hình thức dân dã.
+ Là trung tâm diễn ra các hoạt động văn hoá cổ truyền.
Thị trấn Phố Ràng: Trung tâm phụ dự kiến phát triển.
– Cụm Du lịch trung tâm: Thị xã Lào Cai,
– Cụm Du lịch Sapa và phụ cận: Với trung tâm Du lịch Sapa là hạt nhân và các khu, điểm Du lịch tập hợp xung quanh như Fan Si Păng, khu Tả Văn, Bản Hồ, Bãi Đá Cổ…
– Cụm Du lịch Bát Xát: Với hạt nhân là Động Mường Vi và các điểm Du lịch sinh thái Y Tý, Du lịch Văn hoá Mường Hum, Sáng Ma Sáo…
– Cụm Du lịch Bắc Hà và phụ cận: Với hạt nhân là trung tâm Du lịch Bắc Hà và các điểm Du lịch sinh thái như Động Tả Lùng Phình, Simacai, Cốc Ly và Du lịch Văn Hoá như Tả Van Chư.
– Cụm Du lịch Mường Khương: Hạt nhân là thị trấn Mường Khương
– Cụm Du lịch Phố Ràng và phụ cận: Hạt nhân là thị trấn Phố Ràng với các điểm du lịch Đền Bảo Hà, Đồn Phố Ràng, Thành cổ Nghị Lang…
4. Tổ chức tuyến du lịch:
4.1. Tuyến du lịch nội tỉnh:
– Tuyến I: Lào Cai – Sapa, phụ tuyến I1: Lào Cai – Sa Pa – Fan Si Păng, phụ tuyến I2: Lào Cai – Sa Pa – Mường Hum – Mường Vi, Phụ tuyến I3: Lào Cai – Sa Pa – Tả Van – Bản Hồ.
– Tuyến II: Lào Cai – Bắc Hà, phụ tuyến II1: Lào Cai – Bắc Hà – Si ma Cai, phụ tuyến II2: Lào Cai – Bắc Hà – Cốc Ly – Bảo Nhai.
– Tuyến III: Lào Cai – Mường Khương.
– Tuyến IV: Lào Cài – Bát Sát – Mường Vi – Mường Hum – Y Tý
– Tuyến V: Thị xã Lào Cai –
Khi điều kiện về kết cấu hạ tầng được cải thiện, có thể tổ chức các tuyến du lịch khép kín: Thị xã Lào Cai – Sapa – Ngũ Chỉ Sơn – Mường Hum – Mường Vi – Cửa khẩu quốc tế thị xã Lào Cai hoặc Bảo Yên – Bảo Hà – Văn Bàn – Than Uyên – Sa pa – Ngũ Chỉ Sơn – Mường Hum – Mường Vi – Cửa khẩu quốc tế thị xã Lào Cai – Bắc Hà – Bảo Yên. Tuyến Hà Nội – Lào Cai – Sapa – Bắc Hà – Hà Nội.
4.2. Tuyến du lịch liên tỉnh:
– Tuyến I: Lào Cai – Châu Hồng Hà – Vân
– Tuyến II: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh khác.
– Tuyến III: Lào Cai – Điện Biên – Sơn La – Hà Nội.
5. Tổ chức điểm du lịch:
– Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng: Đặc trưng của nhóm này là sự độc đáo của tài nguyên du lịch và khả năng thu hút cao đối với du khách đó là: Núi Fan Si Păng, Núi Hàm Rồng (Sa Pa), Bãi đá cổ (Sa Pa), Động Mường Vi (Bát Xát), Dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà), Chợ phiên Bắc Hà (chủ nhật), Chợ văn hoá giao duyên – Sa Pa (thứ bảy).
– Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Tài nguyên du lịch ở các điểm này không thật đặc sắc, hoặc cơ sở hạ tầng không đảm bảo nên sức hấp dẫn ít nhiều bị hạn chế, đó là các điểm: Đền Mẫu, đền Thượng (thị xã Lào Cai), Pháo đài cổ (thị xã Lào Cai), Suối nước khoáng Tắc cô và cụm thác Huy Ly, Sam Ca, Phai Na, Thác Bạc (Sa Pa), Khu Cát cát (Sa Pa), Cầu Mây (Sa Pa), Các khu dân tộc Tả Van, Bản Hồ, Mường Hum, Các khu sinh thái: Y Tý, Si ma cai, Đền Bảo Hà, Thành cổ Nghị Lang, Đồn Phố Ràng.
III. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Danh mục các dự án đầu tư du lịch tỉnh Lào Cai.
Số TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Sản phẩm du lịch điển hình/ mục đích |
Dự kiến đầu tư theo gian đoạn (năm) |
1 |
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch |
Thị xã Lào Cai |
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành |
2001 – 2010 |
2 |
Khu vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp |
Thị xã Lào Cai |
Các loại hình thể thao vui chơi giải trí |
2001 – 2005 |
3 |
Khu dịch vụ du lịch và khách sạn trung tâm thị xã |
Thị xã Lào Cai |
Lưu trú và các loại dịch vụ tổng hợp |
2001 – 2005 |
4 |
Nâng cấp một số di tích lịch sử văn hoá kết hợp dịch vụ du lịch |
Các địa danh có di tích VHLS |
Du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch tưởng niệm, nghiên cứu |
2001 – 2010 |
5 |
Khai thác tuyến du lịch sinh thái mạo hiểm Fan Si Păng |
Núi Fan Si Păng |
Du lịch mạo hiểm, thể thao, sinh thái |
2005 – 2010 |
6 |
Đầu tư khu du lịch tổng hợp Sapa |
Huyện Sapa |
Du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, mạo hiểm, sinh thái |
2001 – 2005 |
7 |
Đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở dịch vụ động Mường Vi |
Huyện Bát Xát |
Thám hiểm hang động |
2001 – 2010 |
8 |
Đầu tư cụm du lịch Bắc Hà |
Huyện Bắc Hà |
Du lịch văn hoá, tham quan |
2001 – 2005 |
9 |
Khai thác tuyến du lịch đường sông (từ Bảo Nhai đi Cốc Ly) |
Dọc sông Chảy |
Du lịch sông nước, kết hợp du lịch sinh thái, mạo hiểm |
2005 – 2010 |
10 |
Đầu tư kết cấu hạ tầng cho các địa danh du lịch (kể cả hệ thống xử lý môi trường) |
Các địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh |
Điều kiện tiếp cận dễ dàng, thuận tiện, môi trường trong sạch |
2001 – 2010 |
– Nguồn: Sở TM – DL tỉnh Lào Cai và Viện NCPT Du lịch.
B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý: Thời gian qua Chính phủ, các ngành, các cấp đã có nhiều văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên du lịch. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ được gắn kết với nhau trong một chiến lược thống nhất để quản lý, khai thác, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên. Sự chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quản lý, khai thác không những hạn chế đến phát triển du lịch mà còn là nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, trong những năm tới cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về tổ chức khai thác tài nguyên phù hợp với tính đa dạng và đặc thù của từng khu vực, cũng như thành phần qui mô và mức độ khai thác.
Nhà nước đưa ra những chính sách tổng hợp có tính chất liên ngành trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa trung ương và địa phương, bảo đảm lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa kinh tế và quốc phòng để phát huy sức mạnh tổng hợp. Ngành và địa phương cần áp dụng linh hoạt các hình thức quản lý nhằm khuyến khích và phối hợp các hoạt động khai thác, tạo điều kiện thu hút vốn và mở rộng liên doanh trong và ngoài nước.
2. Tạo vốn cho phát triển: Đây là mấu chốt để thực hiện các mục tiêu của định hướng qui hoạch. Theo ước tính, tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 2000 – 2005 là 385,70 tỷ đồng, thời kỳ 2006 – 2010 là 998,76 tỷ đồng. Dự báo nguồn tích lũy từ GDP du lịch chỉ đáp ứng 10%, phần còn lại phải dựa vào các nguồn vốn trong nước (65%) và vốn liên doanh nước ngoài (25%).
Tạo vốn từ quĩ đất là một trong những hướng đi được một số tỉnh áp dụng thành công, nếu Lào Cai nghiên cứu cho áp dụng chính sách này thì đây sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng của tỉnh góp phần giải quyết nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống thất thu thuế từ các doanh nghiệp và các hộ tư nhân. Tiết kiệm các khoản chi không cần thiết, tăng cường liên doanh với các địa phương khác để phát triển du lịch.
Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư cho các khu vực trọng điểm và các cơ sở hạ tầng quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như khu du lịch Sapa, thị xã Lào Cai và phụ cận, Bắc Hà…
Lào Cai có điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần khẩn trương xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm…. mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nghiên cứu việc phân cấp, giao quyền xét, cấp giấy phép.
Khuyến khích các tổ chức tài chính kinh doanh đa dạng các dịch vụ tài chính, ngân hàng tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để các chi nhánh ngân hàng, các tổ chức tài chính và các công ty lớn vào họat động trên địa bàn tỉnh.
3. Phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh việc phát triển kinh tế quốc doanh đủ mạnh để giữ vững vai trò chủ đạo thì các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác cũng cần chú trọng để thu hút và tạo ra sự năng động, đa dạng, phát huy sức mạnh tổng hợp.
a. Cơ cấu lại và đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh: Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế cả nước. Song thực trạng hiện nay, quy mô của nhiều doanh nghiệp Nhà nước quá nhỏ bé, do nhiều cấp, nhiều ngành quản lý, cạnh tranh không lành mạnh, hiệu quả thấp. Cơ chế quản lý doanh nghiệp chưa hoàn thiện. Vì vậy thời gian tới cần tổ chức sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển doanh nghiệp theo hướng đồng bộ, thực hiện quyền tự chủ kinh doanh. Đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước theo nguyên tắc: quản lý Nhà nước chủ yếu bằng pháp luật và chính sách, đảm bảo kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ.
b- Đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp: Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở phân định rõ ràng các doanh nghiệp kinh doanh với các đơn vị vừa kinh doanh vừa phục vụ cho nhu cầu nội bộ. Thực hiện chế độ đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong quản lý doanh nghiệp nhà nước thay cho chế độ "chủ quản" hiện nay. Thành lập Hội đồng quản trị, đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát doanh nghiệp và đảm bảo bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện thí điểm, tiến tới mở rộng hình thức cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu theo các hình thức và mức độ khác nhau. Chú trọng huy động thêm vốn cổ phần của các tổ chức, cá nhân để phát triển các doanh nghiệp. Có chính sách cụ thể tạo điều kiện và khuyến khích người lao động và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp mua cổ phần của doanh nghiệp, hoặc góp vốn vào doanh nghiệp Nhà nước.
Nhà nước có các chính sách và biện pháp khuyến khích, giúp đỡ các hình thức kinh tế hợp tác, đặc biệt là về tín dụng, thông tin, tiếp thị, đào tạo. Chú trọng khai thác nguồn tài trợ quốc tế.
c. Mở rộng hình thức kinh tế liên doanh liên kết: Liên doanh liên kết sẽ phát huy thế mạnh của từng đơn vị tham gia, thu hút và mở rộng đầu tư, kinh nghiệm quản lý cho các khu vực trọng điểm phát triển du lịch… thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
d. Phát triển kinh tế tư nhân: Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường thì vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ngày càng được nâng cao. Cần có những chính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này thông qua:
– Đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, thống nhất việc cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh, áp dụng cơ chế "một cửa" trong việc xét duyệt các thủ tục.
– Triển khai thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc tiến đầu tư. Giải quyết hợp lý chính sách đối với đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thống nhất từng bước chính sách đối với đầu tư trong nước và nước ngoài.
– Khuyến khích phát triển, đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân. Giúp đỡ họ phát triển trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, đồng thời ngăn ngừa các hoạt động trái pháp luật, đặc biệt là trốn lậu thuế.
Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần một mặt phải đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mặt khác cần đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật.
Khuyến khích phát triển mô hình các hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn như hiệp hội kinh doanh khách sạn, hiệp hội kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch… nhằm ổn định kinh doanh và ổng định thị trường.
4. Chính sách mở rộng và phát triển thị trường: Thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
+ Về thị trường trong nước: Thực tế phát triển cho thấy lượng khách du lịch trong nước càng ngày càng tăng mạnh, đây sẽ là một thị trường rộng lớn, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt thị trường này.
Coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đa dạng hoá các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tận dụng tối đa vị trí cửa mở của cửa khẩu để mở rộng và phát triển thị trường đến các vùng sâu trong nội địa.
+ Thị trường ngoài nước: Thị trường nước ngoài rộng lớn và quan trọng nhất của vùng là thị trương Trung Quốc, tiếp đến là các nước trong châu Âu và Bắc Mỹ, sản phẩm chủ yếu là du lịch quá cảnh, văn hoá, sinh thái, nghiên cứu… Để mở rộng và phát triển thị trường này đòi hỏi phải có chính sách đơn giản các thủ tục xuất nhập cảnh, tăng cường đầu tư chiều sâu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác liên doanh liên kết và tuyên truyền quảng bá, tiếp thị du lịch, phát triển sản xuất mặt hàng mỹ nghệ lưu niệm…
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển. Vì vậy phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được thực hiện thông qua các chương trình lớn là:
– Chương trình đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp.
– Chương trình đào tạo và thu hút nhân tài. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.
– Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.