Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2005-2020

    I.              ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020:

     

    1.             Nghiên cứu điều chỉnh dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch:

     

    Tổng hợp điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của Hà Tĩnh

    thời kỳ 2005 – 2020

     

     

    Các chỉ tiêu

    chủ yếu

    Đơn vị tính

    2005

    2010

    2015

    2020

    Dự báo QH cũ

    Điều chỉnh

    Dự báo QH cũ

    Điều chỉnh

    Dự báo QH cũ

    Điều chỉnh

    Dự báo QH cũ

    Điều chỉnh

    Khách quốc tế

    Ngàn lượt

    15,0

    6,0

    62,0

    18,3

    45,5

    86,0

    Khách nội địa

    Ngàn lượt

    90,0

    140,0

    300,0

    300,0

    480,0

    700,0

    Doanh thu du lịch

    Triệu USD

    9,675

    9,210

    54,96

    29,088

    66,559

    129,150

    Giá trị GDP du lịch

    Triệu USD

    6,87

    6,50

    38,47

    20,30

    45,20

    83,90

    Tỷ trọng GDP DL trong GDP của Tỉnh

    %

    0,94

    1,58

    2,48

    2,48

    3,11

     

    3,58

    Vốn đầu tư du lịch

    Triệu USD

    16,38

    9,10

    94,80

    41,40

    79,70

    123,80

    Nhu cầu khách sạn

    Phòng

    380

    950

    1.000

    1.300

    2.400

    3.600

    Nhu cầu lao động trực tiếp trong DL

    Người

    570

    1.400

    1.500

    1.950

    3.600

    5.400

     

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

     

    2.             Định hướng phát triển các thị trường, sản phẩm du lịch chủ yếu:

     

    2.1.          Thị trường quốc tế: Đối với du lịch Hà Tĩnh các thị trường mục tiêu được xác định là Thị trường ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Lào; thị trường Tây Âu, thị trường Đông Á – Thái Bình Dương; thị trường Bắc Mỹ.

     

    2.2.          Thị trường khách nội địa: Những đối tượng thị trường chính như sau:

                    – Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn

                    – Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng: là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước.

                    – Khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng: Đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước.

                    – Khách du lịch tắm biển: Chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

                    – Khách du lịch sinh thái: bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

                    – Khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc – Nam

                    – Khách du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, các tỉnh phụ cận và cả người dân trong Tỉnh.

     

    3.             Định hướng phát triển không gian du lịch:

     

    3.1.          Hướng phát triển không gian du lịch:

     

                    – Hướng thứ nhất: Theo quốc lộ 1A dọc theo ven biển bao gồm các vùng công nghiệp thị xã Hà Tĩnh – Thạch Khê và vùng công nghiệp Vũng Áng. Sự phát triển trục không gian này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch biển như Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Mũi Đao…, khu di tích Nguyễn Du, cảnh quan Hồng Lĩnh, di tích Ngã ba Đồng Lộc, hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ…

     

                    Song song với hướng này hiện nay đã hình thành đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía Tây cho phép khai thác các lợi thế ở vùng đồi núi phía Tây với các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị mà tiêu biểu là vườn quốc gia Vũ Quang.

     

                    – Hướng thứ 2: Theo quốc lộ 8 với không gian từ Hương Sơn, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và Nghi Xuân. Đây là hành lang kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự phát triển của trục không gian này cho phép khai thác các lợi thế về du lịch quá cảnh và các tiềm năng du lịch như suối khoáng nóng Nước Sốt, cảnh quan Sông Lam, các điểm di tích lịch sử văn hóa khu vực Hồng Lĩnh, khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành…

     

    3.2.          Mối quan hệ vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh:

    – Hoạt động phát triển du lịch khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua tuyến hành lang Đông – Tây. Sự liên kết trong hoạt động du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng trên tuyến hành lang Đông – Tây với Việt Nam chủ yếu thông qua cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Cầu Treo.

    – Sự hình thành Chương trình du lịch “Con đường di sản Miền Trung” bắt đầu từ Kim Liên qua Hà Tĩnh đến các tỉnh Nam Trung Bộ và kết thúc ở Đà Lạt.

    – Sự ra đời đường Hồ Chí Minh sẽ cho phép phát triển quan hệ liên vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh nói chung, lãnh thổ phía Tây của tỉnh nói riêng, với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Quảng Bình, Quảng Trị.

     

    3.3.          Cụm du lịch:

     

                    * Cụm du lịch thị xã Hà Tĩnh và phụ cận: là cụm du lịch trung tâm điều hành các hoạt động du lịch của Hà Tĩnh. Về mặt không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch thuộc thị xã và một số điểm vùng phụ cận trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê.

     

    + Tài nguyên du lịch của cụm: Bao gồm các di tích lịch sử – văn hóa, di tích lịch sử cách mạng; bãi biển Thạch Hải, Thiên Cầm, khu bảo tồn tự nhiên Hồ Kẻ Gỗ…

     

    + Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: Tham quan các di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng; Tắm và nghỉ dưỡng biển; Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên;  Vui chơi giải trí; Hội nghị, hội thảo…

     

                    * Cụm du lịch Núi Hồng – Sông Lam: Đây là cụm du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Hà Tĩnh bởi đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị, là giao điểm của hai trục không gian phát triển kinh tế chủ yếu của Hà Tĩnh với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.

     

    – Tài nguyên du lịch của cụm: Tiêu biểu là khu di tích Nguyễn Du, Ngã Ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, bãi biển Xuân Thành và phụ cận, cảnh quan sông Lam, núi Hồng…

    – Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: Tham quan các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng; Tắm và nghỉ dưỡng biển; Thể thao núi…

     

                    * Cụm du lịch Kỳ Anh và phụ cận:

     

    – Tài nguyên du lịch chủ yếu: là các bãi biển đẹp và sạch, cảnh quan đèo Ngang với di tích Hoành Sơn Quan, các di tích lịch sử văn hóa đền Bà Hải, đền Phương Giai…

    – Các sản phẩm tiêu biểu của cụm: Tắm và nghỉ dưỡng biển; Tham quan các di tích lịch sử văn hóa…

     

                    * Cụm du lịch Phố Châu và phụ cận: Không gian của cụm du lịch này bao gồm huyện Hương Sơn, một phần của huyện Đức Thọ, và huyện Hương Khê.

     

    – Tài nguyên du lịch tiêu biểu: suối khoáng nóng Nước Sốt, Vườn quốc gia Vũ Quang, vườn bưởi Phúc Trạch, cảnh quan dọc đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 8 v.v…

    – Các sản phẩm tiêu biểu của cụm: Tắm và nghỉ dưỡng nước khoáng; Tham quan nghiên cứu các giá trị tự nhiên, đa dạng sinh học; Tham quan các di tích lịch sử văn hóa…

     

    3.4.          Điểm du lịch:

     

    – Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế: Bên cạnh một số điểm du lịch đã được xác định là Khu lưu niệm Nguyễn Du và Vườn quốc gia Vũ Quang, có thể xem xét bổ sung thêm một số điểm du lịch sau: Bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên); Quần thể di tích văn hóa – thắng cảnh Hương Tích (Can Lộc); Ngã Ba Đồng Lộc.

     

    – Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa vùng, địa phương: Ngoài các điểm đã được xác định trong quy hoạch trước đây, một số điểm cần được bổ sung bao gồm: Bãi biển Kỳ Ninh (Kỳ Anh); Vườn bưởi Phúc Trạch (Hương Khê); Cảnh quan sinh thái Rồng Rào (Hương Khê)…

     

    3.5.          Tuyến du lịch:

     

                    Các tuyến du lịch nội tỉnh:

     

    * Tuyến du lịch thị xã Hà Tĩnh – Hồng Lĩnh – Nghi Xuân:

    * Tuyến du lịch Thị xã Hà Tĩnh – Cẩm Xuyên – Kỳ Anh:

    * Tuyến du lịch thị xã Hà Tĩnh – Hồng Lĩnh – Phố Châu – Cầu Treo:

    * Tuyến du lịch thị xã Hà Tĩnh – thị trấn Phố Châu – thị trấn Vũ Quang:

    * Tuyến du lịch đường sông: xuất phát từ Nghi Xuân qua sông Lam, sông La đến Đức Thọ rồi qua sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Trươi để đến vườn quốc gia Vũ Quang.

     

                    Các tuyến du lịch liên tỉnh và khu vực: Các tuyến du lịch liên tỉnh của Hà Tĩnh lấy thị xã Hà Tĩnh làm điểm xuất phát bao gồm:

     

                    – Thị xã Hà Tĩnh – Vinh – Thanh Hóa – Ninh Bình – Hà Nội các tỉnh phía Bắc.

                    – Thị xã Hà Tĩnh – Huế – Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh – các tỉnh phía Nam.

    – Tuyến du lịch quốc gia dọc đường Hồ Chí Minh: Nam Đàn (Nghệ An) đi ra đường Hồ Chí Minh – Phố Châu – Vũ Quang – Hương Khê – Phong Nha (Quảng Bình).

    – Tuyến du lịch quốc tế: Thị xã Hà Tĩnh – cửa khẩu Cầu Treo – Viên Chăn (Lào) – Thái Lan và ngược lại.

    – Tuyến du lịch quốc tế: Thị xã Hà Tĩnh – Kỳ Anh – Phong Nha – Cha Lo – Lào – Thái Lan và ngược lại.

     

    4.             Định hướng đầu tư phát triển du lịch:

     

    + Các khu vực cần ưu tiên đầu tư:

     

    – Cụm du lịch thị xã Hà Tĩnh và phụ cận:

    . Khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp Thiên Cầm

    . Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí Hồ Kẻ Gỗ

     

    – Cụm du lịch Núi Hồng – Sông Lam:

    . Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Xuân Thành và phụ cận

    . Khu du lịch sinh thái, văn hóa – lễ hội Chùa Hương Tích

    . Khu du lịch sinh thái Suối Tiên – Hồng Lĩnh

    . Khu tưởng niệm Nguyễn Du và Ngã Ba Đồng Lộc

     

    – Cụm du lịch Kỳ Anh và phụ cận:

    . Khu du lịch sinh thái Đèo Con

    . Khu đô thị nghỉ mát – du lịch Kỳ Ninh

    . Khu dịch vụ du lịch tổng hợp cảng Vũng Áng

     

    – Cụm du lịch Phố Châu và phụ cận:

    . Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh Suối khoáng nóng Nước Sốt

    . Khu du lịch nghiên cứu – sinh thái – mạo hiểm Vũ Quang

    . Khu dịch vụ du lịch tổng hợp cửa khẩu Cầu Treo

    . Khu du lịch sinh thái vườn Phúc Trạch – Hương Khê

    . Khu du lịch sinh thái Rào Rồng – Hương Trạch – Hương Khê.

     

     

    II.            KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

     

    Sau khi những nội dung trong dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020 đư­ợc Ủy ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt; kiến nghị các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh trước mắt tổ chức thực hiện như sau:

     

    1.             Đối với Sở Thương mại – Du lịch:

     

    – Tổ chức hội nghị công bố dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020.

     

    – Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư­, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Tài nguyên – Môi trư­ờng, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ và các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan xây dựng các chư­ơng trình liên ngành cùng tổ chức thực hiện các nội dung trong dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020.

     

    2.             Đối với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư:

     

                    – Căn cứ vào khả năng thu, chi ngân sách trên địa bàn Tỉnh, lập kế hoạch trình UBND Tỉnh xét duyệt về việc cấp vốn hỗ trợ cho các địa phương – là nơi có các điểm du lịch quan trọng của Tỉnh để xây dựng quy hoạch chi tiết hoặc lập các dự án khả thi làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư.

     

    – Xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch được vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm đã được xác định trong dự án điều chỉnh quy hoạch.

     

    3.             Đối với Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

     

    – Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng của các nguồn tài nguyên du lịch; đặc biệt là các di sản văn hóa có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các danh lam thắng cảnh, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

     

    – Phối hợp với Sở Thương mại – Du lịch thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên với việc khai thác phát triển du lịch.

     

    – Phối hợp với Sở Thương mại – Du lịch triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh đến 2020.

     

    4.             Đối với Sở Xây dựng:

     

    – Phối hợp với Sở Thương mại – Du lịch quản lý và giám sát việc thực hiện quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.

     

    – Thẩm định các dự án quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch; các dự án đầu tư phát triển du lịch… trình UBND Tỉnh phê duyệt.

     

    5.             Đối với UBND các huyện, thị trực thuộc Tỉnh:

     

    – Căn cứ vào nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, đặc biệt là về tổ chức không gian phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị – nơi có nguồn tài nguyên du lịch đã được xác định trong dự án, có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng, tránh tình trạng lấn chiếm, mua bán trái phép…

     

    – Có các biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch.

     

    – Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phư­ơng đảm bảo theo đúng quy hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, giữ gìn trật tự kỷ cư­ơng và từng bư­ớc đưa công tác quản lý du lịch vào nề nếp.

    Bài cùng chuyên mục