Đề tài NCKH cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
III. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu nghiên cứu
2. Giới hạn nghiên cứu
3. Các nội dung nghiên cứu chính
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT CÁC NHIỆM VỤ
VI. DỰ KIẾN CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (PTDLBV)
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.
1. Những biểu hiện của phát triển du lịch bền vững
2. Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững
III. NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Từ góc độ đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế
2. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
3. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững của xã hội
4. Một số dấu hiệu nhận biết khác
IV. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Mô hình kinh tế
2. Mô hình phát triển du lịch
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT
1. Bối cảnh phát triển du lịch Việt
2. Thực trạng phát triển du lịch Việt
3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững từ thực trạng phát triển du lịch Việt
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
II. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT
A. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Những vấn đề chung
2. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên
3. Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch
4. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên
B. MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Những vấn đề chung
2. Những vấn đề về môi trường trong phát triển du lịch Việt
3. Những vấn đề đặt ra đối với PTDLBV từ góc độ môi trường
III. VĂN HOÁ – XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT
1.Văn hóa – xã hội: những vấn đề cơ bản
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
3. Cơ sở hạ tầng xã hội
4. Những vấn đề ảnh hưởng tới du lịch từ góc độ văn hóa – xã hội
5. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững từ góc độ văn hoá – xã Hội
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
I. CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 VỀ DU LỊCH
II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC ĐÔNG Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
1. Thái Lan
2.
3. Tổng hợp kinh nghiệm từ các nước khác trong khu vực
III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ CHÍNH CÓ LIÊN QUAN
1. Phát triển du lịch bền vững gắn với lợi ích kinh tế – xã hội
2. Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường
3. Phát triển du lịch bền vững với bảo vệ các giá trị văn hoá, truyền thống
4. Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với cộng đồng
5. Đánh giá chung các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững
IV. MỘT SỐ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIẾU BỀN VỮNG
1. Sự phát triển thiếu bền vững ở Philippine
2. Sự phát triển thiếu bền vững ở Thái Lan – du lịch sex tour
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT
1. Các giải pháp về cơ chế chính sách
2. Các giải pháp về hoạt động tổ chức, quản lý
II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ GÓC ĐỘ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
1. Các giải pháp về cơ chế chính sách
2. Giải pháp về tổ chức, quản lý
III. NHÓM GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
2. Giải pháp về tổ chức, quản lý
CHƯƠNG V: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
I. LỰA CHỌN KHU VỰC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1. Yêu cầu lựa chọn khu vực nghiên cứu mô hình
2. Mô tả khu vực nghiên cứu mô hình
3. Phân tích các yếu tố lựa chọn khu vực nghiên cứu mô hình
4. Xác định các vấn đề lựa chọn nghiên cứu tại khu vực mô hình
II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Tiềm năng phát triển
2. Đánh giá hiện trạng lại khu vực nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững
3. Đánh giá chung và xác lập các vấn đề để xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững từ thực tế phát triển
III. CÁC HỢP PHẦN CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ MÌNH
1. Các hợp phần cơ bản
2. Phân tích các hợp phần của mô hình và các giải pháp kèm theo
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
B. Kiến nghị
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Xác lập cơ sở khoa học và các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, góp phần tôn tạo, khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch, phát triển cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Mục tiêu cụ thể: Xác định những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam; Thử nghiệm xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể của Việt Nam; Đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện Việt Nam.
Các nội dung nghiên cứu chính:
– Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững.
– Xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thông qua phân tích thực trạng phát triển du lịch từ năm 1992 đến nay.
– Xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch
– Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững
– Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam
– Thử nghiệm nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững ở khu vực cụ thể.
Kết quả đã đạt được của đề tài:
– Lần đầu tiên đã tổng quan và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững bao gồm: khái niệm; những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững; những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững; và mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững.
– Nghiên cứu và xác định được những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam bao gồm: Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững; tài nguyên và môi trường du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững; văn hoá – xã hội và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững.
– Lần đầu tiên đề tài đã tổng quan có hệ thống kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước trong khu vực, về phát triển du lịch bền vững. Những kinh nghiệm cụ thể bao gồm: Chương trình nghị sự 21 về du lịch với những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm xây dựng và ban hành chính sách liên quan đến phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương; Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với các yếu tố chính có liên quan như môi trường, cộng đồng; và một số bài học phát triển du lịch thiếu bền vững của Thái Lan, Phillipine,…
– Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu đạt được, hệ thống các giải pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã được nghiên cứu đề xuất nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế những bất cập để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam theo những nguyên lý đã được xác định. Các giải pháp cụ thể này được phân tích và đưa ra trong 3 nhóm giải pháp cơ bản liên quan đến 3 góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững bao gồm: Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế; Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường; Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ văn hoá – xã hội.
– Lần đầu tiên đề tài đã vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững vào việc xây dựng một mô hình cụ thể cho khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) có khả năng thực thi. Mô hình thí điểm này sẽ là cơ sở để áp dụng trên phạm vi toàn quốc tại các điểm du lịch khác nhau.
Khả năng ứng dụng của đề tài: Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có khả năng ứng dụng :
– Để phát triển những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng, trong những điều kiện cụ thể của Việt Nam.
– Xây dựng các chính sách/ các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của du lịch Việt Nam.
– Để tham khảo, sử dụng trong quá trình điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010.
– Nhân rộng mô hình phát triển du lịch bền vững ở các khu du lịch ở Việt Nam, góp phần tăng khả năng thu hút khách và kinh doanh du lịch có hiệu quả ở các khu du lịch.
Địa chỉ ứng dụng của đề tài:
– Các Bộ, ban ngành chức năng có liên quan đến họat động du lịch
– Bộ Khoa học Công Nghệ và Bộ Tài Nguyên Môi trường
– Tổng cục Du lịch
– Các cơ quan quản lý hoạt động du lịch từ các cấp Trung ương đến địa phương.
– Các cơ quan quản lý các ngành có liên quan đến hoạt động du lịch
– Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp du lịch
– Các tổ chức trong và ngoài nước, các cơ quan nghiên cứu
– Các công ty điều hành tour du lịch, lữ hành và khối khách sạn, các công ty vận chuyển khách