Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch”

    PHẦN MỞ ĐẦU

     

    CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

    1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý

    1.1.1 Khái niệm về hệ thông tin địa lý

    1.1.2 Vài nét về lịch sử phát triển của GIS

    1.1.3 Những nguyên lý cơ bản của hệ thông tin địa lý

    1.1.4 Cơ sở dữ liệu và quy trình chung xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý

    1.1.5 Các phương pháp phân tích số liệu và mô hình hoá

    1.1.6 Mối quan hệ của GIS với các hệ thống thông tin khác

    1.1.7 Vai trò vị trí của GIS trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch

    1.2 Các vấn đề chung về quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch

    1.2.1 Tài nguyên du lịch và vấn đề quản lý tài nguyên du lịch

    1.2.2 Quy hoạch lãnh thổ du lịch

    1.3 Hệ thống thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch

    1.4 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch

    1.4.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở dữ liệu

    1.4.2 Tỷ lệ bản đồ và lưới chiếu

    1.4.3 Cấu trúc nội dung của cơ sở dữ liệu

    1.5 Kết luận

     

    CHƯƠNG 2 – XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

    2.1 Khái quát về trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận

    2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên

    2.1.2 Hiện trạng thị trường khách du lịch

    2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

    2.1.4 Lao động trong ngành du lịch

    2.1.5 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào du lịch

    2.1.6 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

    2.2 Cơ sở dữ liệu GIS của trung tâm du lịch Hà Nội và Phụ cận

    2.2.1 Mục đích của cơ sở dữ liệu

    2.2.2 Cấu trúc nội dung cơ sở dữ liệu

    2.2.3 Lựa chọn phần mềm

    2.2.4 Phương pháp nhập và xử lý dữ liệu

    2.2.5 Mô tả chi tiết cơ sở dữ liệu

    2.3 Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu

    2.4 Một số nhận xét

     

    CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ MÔ HÌNH KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ QUY HOẠCH LÃNH THỔ DU LỊCH

    3.1 Khả năng và quy trình sử dụng cơ sở dữ liệu

    3.2 Một số mô hình khai thác cơ sở dữ liệu

    3.2.1 Xây dựng các bản đồ chuyên đề

    3.2.2 Tìm kiếm và tra cứu thông tin

    3.2.3 Xây dựng các biểu đồ

    3.2.4 Úng dụng mô hình phân tích mạng để xác định tuyến du lịch (dựa trên trục đường giao thông) tối ưu

    3.2.5 Trợ giúp xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch

    3.3 Một số nhận xét

     

    KẾT LUẬN

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

     
     

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang không ngừng phát triển về mọi mặt. dựa trên các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Tiềm năng đó là những giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường du lịch, vv… đã hình thành nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút được đông đảo khách du lịch trên thế giới, đem lại thu nhập ngoại tệ lớn phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân.

    Cùng với sự phát triển trên là cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của ngành du lịch cũng phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là ứng dụng vào công tác quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành du lịch hiện nay.

    Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch đúng đắn và bền vững, công tác quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay Chính phủ đã và đang chỉ đạo triển khai xây dựng quy hoạch du lịch trên phạm vi cả nước và quy hoạch du lịch trên phạm vi từng địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ trên, tại nhiều cơ quan quản lý và nghiên cứu đã thu thập một khối lượng lớn các thông tin, số liệu điều tra khảo sát về tài nguyên du lịch. Tuy vậy việc phân loại, hệ thống hóa tài liệu có được để thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng còn nhiều khó khăn do tính phân tán và thiếu hệ thống của chúng. Như vậy nhu cầu có một phương pháp và phương tiện quản lý các loại dữ liệu, thông tin về tài nguyên càng trở nên cấp bách và cần thiết, do đó sự ra đời của “Công nghệ Hệ thông tin địa lý” là phù hợp và cấp thiết với nhu cầu của thực tế đang đặt ra.

    Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

    Góp phần ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý tài nguyên du lịch và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch du lịch, cụ thể là:

    – Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý GIS vào công tác quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch (cụ thể là: Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận ).

    – Đưa ra quy trình xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu GIS nhằm góp phần trợ giúp cho công tác quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, những phương pháp chính được sử dụng là:

    – Phương pháp hệ thống.

    – Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin có cấu trúc.

    – Phương pháp tiếp cận hệ thống thông tin.

    – Phương pháp thiết kế hệ thông tin quản lý.

    – Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thống kê.

    Các nội dung nghiên cứu chính:

    Tổng quan có hệ thống những vấn đề về lý luận liên quan đến việc ứng dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch.

    Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho một đơn vị lãnh thổ du lịch được chọn là Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, một Trung tâm có nhiều tiềm năng với các loại tài nguyên điển hình đa dạng cho phát triển du lịch.

    Đề xuất quy trình xử lý dữ liệu và một số phương án khai thác cơ sở dữ liệu GIS phục vụ yêu cầu của người quản lý và nghiên cứu.

    Kết quả chính đã đạt được của đề tài:

    Đã tổng quan được những vấn đề về lý luận cơ bản liên quan đến việc ứng dụng Hệ thông tin địa lý (GIS), đặc biệt đã làm rõ được những đặc điểm của cơ sở dữ liệu GIS, những ưu điểm và khả năng của nó trong quản lý và xử lý dữ liệu không gian. Xác định nội dung, phương pháp thành lập cơ sở dữ liệu GIS.

    Đã phân tích làm rõ những khả năng của hệ thống thông tin địa lý trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch ở cấp vĩ mô, không đi sâu phân tích khả năng ứng dụng của công nghệ này vào các nội dung cụ thể của quy hoạch chi tiết.

    Đã áp dụng thành công quan điểm hệ thống để hoàn chỉnh nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu GIS, đưa ra nguyên tắc lựa chọn các đối tượng địa lý cũng như các thông số thuộc tính cần thiết của cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên du lịch.

    Đã áp dụng thành công một số mô hình khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu đã xây dựng cho một đơn vị lãnh thổ du lịch cụ thể (Trung tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận), đưa ra quy trình xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu GIS nhằm góp phần trợ giúp cho công tác quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch.

    Những kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật vai trò, ý nghĩa thực tiễn của công nghệ GIS trong nghiên cứu địa lý ứng dụng và trong một lĩnh vực cụ thể là quản lý tài nguyên cho một đơn vị lãnh thổ du lịch.

    Khả năng ứng dụng thực tế:

    – Phục vụ công tác quản lý các thông tin về tài nguyên và môi trường du lịch

    – Hỗ trợ công tác quy hoạch du lịch

    – Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy về GIS trong các trường Đại học

    Địa chỉ ứng dụng:

    – Các cơ quan hoạch định chính sách chiến lược, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.

    – Các cơ quan nghiên cứu quy hoạch du lịch.

    – Các cơ sở nghiên cứu phát triển du lịch.
     

    Bài cùng chuyên mục